Bí ẩn hàng loạt vụ nổ kỳ quái trong vũ trụ

(Kiến Thức) - 72 vụ nổ kỳ quái tìm thấy trong vũ trụ kèm theo những thông tin bật mí thú vị. Những vụ nổ này ước tính mang nhiệt độ từ 10.000 đến 30.000 độ Celsius, và có kích thước lớn khác nhau.

Cụ thể, nhà khoa học Miika Pursiainen của Đại học Southampton vừa công bố thông tin ông đã phát hiện 72 vụ nổ sáng mới trong vũ trụ qua Chương trình Khảo sát Năng lượng Đỏ (DES-SN) thực hiện qua kính thiên văn dài 4 mét tại Đài quan sát Liên Mỹ Cerro Tololo (CTIO) ở dãy Andes Chilê.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Những vụ nổ trong vũ trụ này ước tính mang nhiệt độ từ 10.000 đến 30.000 độ Celsius, và có kích thước lớn khác nhau từ vài trăm lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trời (Trái đất cách Mặt trời 150 triệu km).
Mời quý vị xem video: Những thiên thạch "khủng" từng rơi xuống Trái đất
Các vụ nổ trong không gian dường như đang mở rộng về tần suất phát nổ, cường độ phát sáng, chuẩn bị tiến hóa mở đường cho một sự kiện bùng nổ siêu tân tinh khủng nào đó sắp xảy ra trong tương lai.

Nguy cơ Trái đất bị hủy diệt vì một vụ nổ

Các nhà khoa học Mỹ lập một mô hình mới về động lực học chất lỏng, chứng minh nguy cơ Trái đất bị hủy diệt là điều khó tránh khỏi.

Mọi thứ mà chúng ta biết trong vũ trụ đều ra đời bằng vụ nổ lớn (sự kiện Big Bang). Giờ đây một số nhà khoa học kết luận rằng vũ trụ sẽ tự kết thúc sự tồn tại của nó bằng vụ xé lớn (Big Rip) - một sự kiện cũng kịch tính không kém. Nguy cơ Trái đất bị hủy diệt là điều khó tránh khỏi.

Nguy co Trai dat bi huy diet vi mot vu no
 Ảnh minh họa.

Giới thiên văn nhất trí rằng vũ trụ đang giãn nở. Song họ vẫn tranh cãi về kết cục của quá trình giãn nở đó.

Tiến sĩ Marcelo Disconzi, một nhà toán học của Đại học Vanderbilt tại Mỹ, cùng các cộng sự lập một mô hình mới để giải thích quá trình giãn nở của vũ trụ. Mô hình cho thấy mọi dạng vật chất trong vũ trụ - từ thiên hà, hành tinh, ngôi sao tới các nguyên tử, sẽ tự tan thành nhiều mảnh rồi biến mất.

Nguy co Trai dat bi huy diet vi mot vu no-Hinh-2
 Mô hình mới về động lực học chất lỏng, chứng minh sự diệt vong của Trái đất.

“Giả thuyết vụ xé lớn (Big Rip) cho rằng một ngày nào đó những thành phần của vật chất sẽ tách rời nhau. Bạn sẽ thấy mọi nguyên tử tự phân rã. Chúng ta có thể ví von viễn cảnh đó như một kịch bản đầy kịch tính”, Disconzi phát biểu.

Nhóm của Disconzi lập ra mô hình mới dựa trên động lực học chất lỏng. Theo mô hình, vụ rách lớn sẽ xảy ra sau khoảng 22 tỷ năm nữa. Khi đó trái đất cũng sẽ nổ tung cùng vũ trụ.

“Điều duy nhất mà chúng ta biết chắc là vũ trụ đang giãn nở với tốc độ tăng dần. Mô hình của chúng tôi cho thấy tốc độ giãn nở của vũ trụ tăng dần tới khi mọi điểm trong vũ trụ di chuyển với một tốc độ vô cùng. Đó là lúc Vụ rách lớn xảy ra”, Disconzi giải thích.

Từ trước tới nay phần lớn giới khoa học tin rằng vũ trụ giãn nở bởi sự tồn tại của năng lượng tối, loại năng lượng phổ biến nhất trong vũ trụ nhưng con người lại không thể thấy. Họ không tính tới vai trò của độ nhớt vũ trụ - mức độ kháng quá trình co vào và giãn ra của chất lỏng. Tuy nhiên, giả thuyết của họ dẫn tới nhiều điểm mâu thuẫn, chẳng hạn như chất lỏng lý tưởng có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng – một hiện tượng không thể xảy ra. Disconzi và các cộng sự nhận định độ nhớt vũ trụ có thể là nguyên nhân khiến vũ trụ giãn nở.

Robert Scherrer, một cộng sự của Disconzi, nói rằng, trong các mô hình không có độ nhớt vũ trụ, viễn cảnh vũ trụ tự nổ vì giãn nở không thể xảy ra.

Siêu tân tinh phát nổ 2 lần trong vũ trụ gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Một phát hiện mới cho thấy từng có một siêu tân tinh phát nổ hai lần để lại những tác động cực đoan nhất định trong vũ trụ.

Theo đó, siêu tân tinh bí ẩn này bản chất một loại sao băng có tên là superluminous. Điều đặc biệt của loại sao này đó là nó từng phát nổ hai lần trong vũ trụ.
Sieu tan tinh phat no 2 lan trong vu tru gay sung sot
Nguồn ảnh: Space. 

Chụp được khoảnh khắc tân tinh bùng nổ rực rỡ

Các nhà khoa học đã ghi lại được khoảnh khắc một tân tinh bùng nổ, một sự kiện hiếm gặp trong chu kỳ kéo dài từ hàng ngàn đến hàng triệu năm của một ngôi sao.

Các nhà thiên văn đã theo dõi một tân tinh – sự bùng nổ đột ngột về độ sáng – của một ngôi sao vô danh cách chúng ta 23.000 năm ánh sáng. Nhờ vào kết quả quan sát, các nhà khoa học có thêm bằng chứng cho các lý thuyết về những sự việc trong vũ trụ.