Nên hay không có tình huống “sờ vùng kín” trong sách kỹ năng?

Chuyên gia giáo dục đã bình luận về nội dung cuốn sách Bài tập thực hành Kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 đưa ra tình huống “sờ vùng kín”.

Những ngày qua, nội dung tình huống "sờ vùng kín" trong cuốn “Thực hành kỹ năng sống” đã khiến dư luận có những ý kiến trái chiều.
"Hàng ngày ngoài giờ học, Nam thường sang nhà hàng xóm chơi với các bạn và đợi mẹ đi làm về. Anh Dũng, con bác hàng xóm rất hay bày trò cho Nam và các bạn chơi. Nam rất quý anh Dũng. Một hôm, chỉ có hai anh em ở nhà. Dũng nói muốn chơi một trò chơi. Dũng muốn Nam sờ vào chỗ kín của anh ta còn anh ta sẽ sờ vào chỗ kín của Nam. Dũng nói đây sẽ là một bí mật đặc biệt giữa hai người".
Nen hay khong co tinh huong “so vung kin” trong sach ky nang?
Nội dung tình huống "sờ vùng kín" trong sách thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 gây xôn xao dư luận. 
Đây là tình huống trong cuốn sách Bài tập thực hành kỹ năng sống do Lưu Thu Thủy (chủ biên) và Trần Thị Thái Hà, Đào Văn Vi đồng tác giả biên soạn; Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm ấn hành.
Ngoài tình huống số 2 này, trong sách có bài bài tập ứng xử cần thiết khi học sinh cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm hay xâm hại tình dục.
Tuy vậy, tình huống "sờ vào vùng kín" đã khiến nhiều phụ huynh tranh cãi gay gắt.
Chị Thu Anh, một phụ huynh ở Hà Nội cho rằng việc giáo dục giới tính cho trẻ em là điều cần thiết nhưng phải có cách truyền đạt khéo léo không để học sinh tò mò, thực hành và sẽ phản tác dụng giáo dục.
Việc miêu tả tình huống 2 bạn nam “sờ vùng kín” của nhau quá thô và khiến học sinh tò mò làm theo và coi đó như một trò chơi.
Trong khi đó, một phụ huynh khác lại cho rằng học sinh nên cần được biết và hướng dẫn cách phòng chống về những tình huống cụ thể để không bị kẻ xấu lợi dụng.
“Hiện nay, nhiều người đang có tâm lý lảng tránh và không dạy các con đối mặt với các tình huống thực tế sẽ không có lợi cho học sinh”, phụ huynh này nêu quan điểm.
Nen hay khong co tinh huong “so vung kin” trong sach ky nang?-Hinh-2
 TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng không nên đưa ra các tình huống cụ thể khi giáo dục giới tính cho trẻ.
Trong khi đó, TS Vũ Thu Hương, khoa Sư phạm tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng không nên đưa tất cả những tình huống về giới tính ra mổ xẻ.
Dựa trên kinh nghiệm gần 10 năm giáo dục giới tính cho trẻ, TS Hương cho rằng các tình huống của giáo dục giới tính đều vô cùng nhạy cảm.
Việc đề cập đến những tình huống cụ thể hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng tác dụng ngược khi con trẻ cảm thấy tình huống đó thú vị và chúng chưa nghĩ đến bao giờ. Các con có thể sẽ tò mò làm theo.
“ Không thể nào liệt kê hết tất cả các tình huống để dạy trẻ cách ứng xử. Vì trong cuộc sống, các tình huống muôn hình vạn trạng, không bao giờ giống nhau tuyệt đối.
Và việc liệt kê quá nhiều, bắt trẻ nhớ quá nhiều các tình huống sẽ có thể khiến trẻ quá tải và quên mất bài học khi cần ứng dụng”, vị chuyên gia giáo dục phân tích thêm.
Bên cạnh đó, nếu giáo viên phải lựa chọn tình huống, chắc chắn sẽ rất khó khăn để chọn tình huống nào là cần dạy, tình huống nào có thể bỏ.
Vì thế, khi dạy về giáo dục giới tính thì cách dạy theo tình huống là không phù hợp. Với giáo dục giới tính, giáo viên nên dạy trẻ nguyên tắc để tự ứng dụng một cách sáng tạo trong các tình huống cụ thể.
TS Hương cũng lấy ví dụ khi dạy giáo dục giới tính cho trẻ, có thể đưa ra “quy tắc đồ lót” nhưng vẫn đạt được mục tiêu.
“Quy tắc đó được giải thích là phần cơ thể phía bên trong đồ lót là bất khả xâm phạm với bất kể ai ngoài con. Ai động vào khu vực đó khi con chưa đồng ý cũng là sai và xấu. Người nào không có lý do chính đáng mà thuyết phục con cho động chạm vào thì cũng xấu. Chỉ khi con có bệnh tật cần đi khám bác sĩ, bác sĩ thuyết phục con và có bố mẹ con chứng kiến thì lúc đó bác sĩ mới được phép động vào”, TS Hương phân tích ví dụ.
Với cách học như vậy, trẻ sẽ biết cách xử lý trong mọi tình huống. Biết nên làm gì và nên tránh xa ai.
Nen hay khong co tinh huong “so vung kin” trong sach ky nang?-Hinh-3
Bìa cuốn sách "Thực hành kỹ năng sống" cho học sinh lớp 4 có tình huống "sờ vùng kín" 
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Bá Cường, Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin phản ánh về cuốn sách có tình huống "sờ vùng kín", ông đã trực tiếp kiểm tra vụ việc.
NXB Đại học Sư phạm cho biết, theo một nguồn thống kê có 95% dư luận phụ huynh cho rằng cách viết của sách không vấn đề gì.
Vị lãnh đạo NXB Đại học Sư phạm cho biết sẽ thông tin chi tiết về sự việc trong thời gian tới.

Trung uý CSGT bị đâm trọng thương khi xử lý vi phạm

(Kiến Thức) - Một trung úy CSGT bị đâm trọng thương khi dừng xe vi phạm và yêu cầu xuất trình giấy tờ. Công an quận Bình Tân, TP HCM đang truy tìm thủ phạm. 

Chiều 8/9, đại diện Công an quận Bình Tân, TP HCM xác nhận trung úy CSGT bị đâm trọng thương khi đang làm nhiệm vụ là anh Phan Minh Khôi, 31 tuổi, công tác tại Đội CSGT Công an quận Bình Tân. Anh đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy vì bị vết đâm thấu ngực gây tràn máu màng phổi trái. Đã được phẫu thuật nên sức khỏe trung úy Khôi đã ổn, không còn nguy hiểm đến tính mạng.

Trung uy CSGT bi dam trong thuong khi xu ly vi pham
 Trung uý CSGT đang điều trị tại BV Chợ Rẫy, TP HCM vì bị đối tượng vi phạm dùng dao đâm trọng thương.

Công an quận Bình Tân đã lập hồ sơ vụ án và đang ráo riết truy tìm hung thủ dùng dao đâm Trung úy Khôi.

Phát sốt “sờ vào vùng kín” trong sách kỹ năng cho trẻ

Tình huống được đưa ra là một người hàng xóm rủ cậu bé sang nhà và chơi trò "sờ vào vùng kín".

Mới đây, một hình ảnh chụp lại tình huống giáo dục giới tính trong sách giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 gây tranh cãi mạnh trong cộng đồng mạng. Tình huống được đưa ra là một người hàng xóm rủ một cậu bé sang nhà chơi trò chơi "sờ vào vùng kín của nhau" và nói đây là bí mật giữa hai người.
Phat sot “so vao vung kin” trong sach ky nang cho tre
 Tình huống giáo dục giới tính gây tranh cãi.

Cụ thể, tình huống được nêu ra trong sách là: "Hằng ngày ngoài giờ học, Nam thường sang nhà hàng xóm chơi với các bạn và đợi mẹ đi làm về. Anh Dũng, con bác hàng xóm rất hay bày trò cho Nam và các bạn chơi. Nam rất quý anh Dũng. Một hôm, chỉ có hai anh em ở nhà. Dũng nói muốn chơi một trò chơi. Dũng muốn Nam sờ vào chỗ kín của anh ra còn anh ta sẽ sờ vào chỗ kín của Nam. Dũng nói đây sẽ là một bí mật đặc biệt giữa hai người".

Hình ảnh về tình huống "sờ vào vùng kín" trong sách thực hành kỹ năng sống thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng. Dù chưa biết câu trả lời cho tình huống là gì nhưng cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Nhiều người cho rằng, đó là tình huống nhạy cảm, rất có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý trẻ. Nhưng nhiều người lại bình luận, đó là những tình huống cần thiết, nên hướng dẫn cho trẻ để trẻ biết cách tránh người xấu.

Phat sot “so vao vung kin” trong sach ky nang cho tre-Hinh-2
Tình huống trên ở trong cuốn sách "Bài tập thực hành kỹ năng sống" do NXB Đại học Sư phạm ấn hành. 

Nick name Thanh Tâm viết: "Đưa ra tình huống thế này khác gì "vẽ đường cho hươu chạy". Cứ cho là giáo viên sẽ đưa ra câu trả lời và hướng dẫn cụ thể đi chăng nữa thì chắc gì trẻ đã tiếp thu được hết. Hay cái mà chúng nhớ đến chỉ là việc "sờ vào vùng kín" đó".

Bên cạnh đó, cũng có nhiều người lo lắng tình huống trên có thể kích thích sự tò mò của trẻ nhỏ, dẫn đến những việc làm không nên. Nhưng nhiều người lại phản đối, cho rằng cách nhìn đó là tiêu cực. Giáo viên sẽ có cách dạy khéo léo để trẻ có thể hiểu rõ tình huống và có kinh nghiệm phân biệt người tốt, kẻ xấu.

Nick name Phương Nguyễn viết: "Sách dạy kỹ năng sống, giáo dục giới tính không đề cập đến những tình huống thế này thì đề cập đến cái gì. Trẻ con cần được đặt vào những tình huống cụ thể và hướng dẫn cách xử lý chi tiết để khi gặp phải tình huống tương tự chúng biết cách đối phó. Tất nhiên, giáo viên cũng phải có cách dạy khéo léo, đưa ra biện pháp xử lý đúng để trẻ làm theo".

Được biết, đây là tình huống được đưa ra trong cuốn sách "Bài tập thực hành kỹ năng sống" dành cho học sinh lớp 4 do nhà xuất bản Đại học Sư phạm ấn hành. Ngoài tình huống "sờ vào vùng kín" được chụp lại, sách còn đưa ra rất nhiều tình huống khác như bác sĩ khám bệnh, có người rủ đi chơi game riêng... Đó là những tình huống nằm trong chủ đề: "Kỹ năng tự bảo vệ mình" trong sách. 

Chúng tôi đã liên hệ với Tiến sĩ Vũ Thu Hương (chuyên gia từng hoạt động trong lĩnh vực giáo dục giới tính cho trẻ em suốt 7 năm liền) để xin ý kiến về vấn đề này. 

TS Thu Hương cho biết, bà không đồng tình với tình huống được đưa ra trong sách vì nó giống như "vẽ đường cho hươu nhảy".

"Giáo dục giới tính là một lĩnh vực nhạy cảm. Sự hiểu biết của trẻ nhỏ rất hạn chế, trước một vấn đề, một tình huống chúng không thể có nhận thức đầy đủ và tổng quát như người lớn. Nếu chúng vô tình đọc được tình huống này thì rât có thể sẽ tò mò và muốn làm thử. Như vậy sẽ rất nguy hiểm", TS Thu Hương chia sẻ.
Phat sot “so vao vung kin” trong sach ky nang cho tre-Hinh-3
 Chuyên gia giáo dục giới tính, TS Vũ Thu Hương.

Theo TS Thu Hương, người lớn nên giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ bằng cách đưa ra những nguyên tắc, chứ không cần đề cập đến những tình huống quá cụ thể và chi tiết. Vì trẻ con có thể tò mò, thậm chí sợ hãi.

"Khi giáo dục giới tính cho trẻ, tôi thường nhấn mạnh: "Vùng cơ thể bên trong đồ lót và vùng bất khả xâm phạm.", hoặc "Nếu ai cố tình động chạm vào cơ thể con mà không được sự cho phép của con thì đó là người xấu"... Dựa trên những nguyên tắc đó, trẻ nhỏ có thể phát hiện ra đâu là tính huống an toàn và không an toàn, từ đó có những cách xử lý đúng.

Trong cuộc sống, bọn trẻ sẽ phải đối mặt với 1001 tình huống khác nhau, chúng ta không thể đưa ra hết tất cả những tình huống đó kèm hướng dẫn cụ thể. Và dù có đưa ra được hết thì bọn trẻ cũng không thế nhớ hết. Bao trùm tất cả các tình huống là các nguyên tắc và kỹ năng, nó tạo thành một khối tổng hợp kiến thức về giới tính. Đó mới chính là cái chúng ta cần giáo dục cho trẻ", TS Thu Hương cho hay.

TS Vũ Thu Hương cũng cho hay, ở nước ngoài, trẻ cũng thường được giáo dục giới tính bằng cách nguyên tắc cụ thể. "Họ dạy cho trẻ về cấu tạo cơ thể hết sức chi tiết và cụ thể. Đặc biệt, trong cùng một cuốn sách giáo dục giới tính, họ luôn đồng thời đưa vào tất cả các kiến thức về giới tính của nam và nữ, nghĩa là trẻ ở đó được dạy để hiểu về cả cơ thể mình và người khác giới. Họ thường đưa ra các nguyên tắc cụ thể, thay vì liệt kê nhiều tình huống khác nhau để đem đến cho trẻ một khối kiến thức tổng hợp". TS Thu Hương chia sẻ. 

Giáo dục giới tính cho trẻ là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực nhạy cảm, thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cần có phương pháp giảng dạy khéo léo để không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ.