Nên cẩn thận khi dùng khăn giấy ướt cho trẻ

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu tìm thấy một chất bảo quản hóa học gọi là methylisothiazolinone (MI) trong khăn ướt gây ra dị ứng ở một số trẻ.

Khăn giấy ướt có thể gây phát ban, nổi cục, mụn nước, ngứa mắt và sưng mặt.
 Khăn giấy ướt có thể gây phát ban, nổi cục, mụn nước, ngứa mắt và sưng mặt.
Tiến sĩ Robin Gehris từ Trung tâm y tế Đại học Pittsburgh cho biết, số trẻ em bị các phản ứng này ngày càng tăng. Cô tin rằng điều này có thể là do số lượng MI trong khăn lau em bé đã được tăng lên. Cô cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ chỉ nên sử dụng khăn ướt cho trẻ khi đang đi du lịch.
Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ chỉ nên sử dụng khăn ướt cho trẻ khi đi du lịch.
 Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ chỉ nên sử dụng khăn ướt cho trẻ khi đi du lịch.
Khăn lau em bé không phải là sản phẩm duy nhất có chứa MI. Các chuyên gia da liễu nói rằng nhà sản xuất nên khẩn trương loại bỏ hóa chất từ các sản phẩm được dùng trên da vì nó có thể gây phát ban, nổi cục, mụn nước, ngứa mắt và sưng mặt.
MI là một chất bảo quản làm tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm, và không có lợi cho người sử dụng. Chuyên gia cho rằng quy mô của các phản ứng dị ứng với chất hóa học này ngày càng tăng kể từ năm 2005 là đáng báo động. Bác sĩ da liễu chỉ hi vọng tỉ lệ phản ứng dị ứng với mỹ phẩm là từ 1-2%, nhưng tỷ lệ MI đã được tìm thấy là hơn 10%.

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Sau khi ăn mộ loại thực phẩm nào đó, cơ thể bạn bỗng nhiên nổi mẩn, sưng, ngứa…thậm chí nôn, ói, đau bụng, tiêu chảy... có thể bạn đã bị dị ứng với thức ăn.

Có thể nói tất cả thực phẩm đều có thể gây dị ứng, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng: di truyền (nếu cha/mẹ bị dị ứng thì 20-30% con cũng có khả năng bị dị ứng, nếu cả cha cùng mẹ bị dị ứng thì tỉ lệ này đến 50-60%), một số điều kiện kết hợp như đang nhiễm siêu vi, tổn thương niêm mạc ruột...

Các triệu chứng thường xảy ra ở da (nổi mề đay, phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa, chàm...), đường tiêu hóa (phù, ngứa môi, miệng và vùng họng, buồn nôn, ói, đau bụng và tiêu chảy), hô hấp (nhảy mũi, chảy mũi, khó thở, có thể làm bệnh hen suyễn nặng thêm). Sốc phản vệ hiếm khi xảy ra nhưng khi xảy ra rất nặng, các triệu chứng tiến triển nhanh, nặng, bao gồm: phù, nổi mẩn đỏ, khó nuốt, khó thở, đổ mồ hôi, hạ huyết áp, bất tỉnh và có thể tử vong.

Thời gian xảy ra dị ứng có thể trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Một số trường hợp nhạy cảm, chỉ cần chạm vào hoặc hít phải thực phẩm dị ứng là có thể xảy ra triệu chứng. Nhưng cũng có trường hợp phản ứng chậm, xảy ra sau vài ngày với những biểu hiện không rõ ràng như bứt rứt, khó chịu, khóc đêm, mẩn ngứa, nôn ói, đau bụng, tiêu lỏng và phân lẫn máu.

Dưới đây là một số thực phẩm dễ gây dị ứng:

Sữa

Dị ứng sữa thường xảy ra ở trẻ em, nhưng hầu hết trẻ em bị dị ứng sữa thường tự hết sau 3 năm. Dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa. Vậy nên, tránh sữa, sữa chua, bơ, pho mát và kem nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose.

Do đó, trẻ em bị dị ứng với sữa phải tránh tất cả những sản phẩm từ sữa.

Trứng

Trứng là loại thực phẩm thứ hai mà trẻ em dễ bị dị ứng. Người lớn thường ít dị ứng với thực phẩm này. Biểu hiện dị ứng ở trẻ em như: phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, viêm mũi... Cả hai lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng có chứa một số protein có thể gây ra dị ứng. Tuy nhiên, những người bị dị ứng lòng trắng trứng thường phổ biến hơn cả.

Đồ biển

Dị ứng đồ biển thường hay xảy ra với người lớn. Dị ứng đồ biển thường xảy ra khi ăn hải sản : tôm, cua, ghẹ, cá biển…Một số người bị dị ứng với chỉ một loại động vật có vỏ và có thể những loại có vỏ khác. Biểu hiện cụ thể là nổi mề đay, ngứa toàn thân, người nôn nao khó chịu.

Dứa

Một số người có thể dị ứng khi ăn dưới. Biểu hiện phổ biến của dạng dị ứng này đó là sau khi ăn dứa, cổ họng khó chịu, cơ thể bị sưng.

Chanh

Chanh có thể gây ra một phản ứng dị ứng nếu cơ thể bạn có một hàm lượng axit cao. Tiêu thụ chanh sẽ làm tăng hàm lượng axit, sau đó chảy qua mạch máu, gây phát ban.

Đậu phộng