nCoV sản sinh 21 đột biến mới trong cơ thể một bệnh nhân HIV

Một phụ nữ từ Nam Phi bị HIV nhưng không được chữa trị đầy đủ và nCoV tồn tại trong cơ thể người này 9 tháng, tạo ra ít nhất 21 đột biến.

Theo Bloomberg, nghiên cứu do nhóm chuyên gia tại Stellenbosch và Đại học KwaZulu-Natal phát hiện. Công trình này đã được phản biện và sẽ công bố trên tạp chí EbioMedicine ngày 2/3.

Sau khi được điều trị bằng thuốc kháng virus cho bệnh nhân HIV, hệ miễn dịch của nữ bệnh nhân 22 tuổi tăng lên đáng kể. Nhóm chuyên gia đánh giá tải lượng virus của người này sẽ được đào thải sạch sau 6-9 tuần.

Người phụ nữ này chưa được tiêm vaccine Covid-19, bị nhiễm HIV khi sinh. Tháng 1/2021, cô có kết quả dương tính với nCoV ở KwaZulu-Natal. Sau đó, bệnh nhân được chuyển tới bệnh viện ở Cape Town, Nam Phi, vào tháng 9/2021. Tại đây, nữ bệnh nhân vẫn có kết quả mắc Covid-19.

Các nhà nghiên cứu xác định ban đầu cô bị nhiễm biến chủng Beta. Qua phân tích mẫu gạc dịch tỵ hầu, họ xác nhận đây là trường hợp mắc Covid-19 dai dẳng ít nhất 9 tháng, không phải tái nhiễm.

“Trong thời gian này, virus đã sản sinh ra ít nhất 10 đột biến trong glycoprotein và 11 đột biến ở bên ngoài Spike S trên. Các đột biến mới và số lượng nhiều hơn chủng Beta gốc”, nhóm tác giả viết trong bài báo. Một số đột biến bổ sung tương tự loại đã thấy ở các biến chủng như Omicron, Lambda và từng được cảnh báo cho phép nCoV trốn khỏi các kháng thể trung hòa từ vaccine hoặc lần mắc Covid-19 trước đó.

Các tác giả cho biết thêm không có bằng chứng cho thấy các biến chủng tiến hóa từ trường hợp này lây sang người khác. Nói cách khác, họ vẫn chưa phát hiện biến chủng mới sản sinh từ cơ thể bệnh nhân trên và lây lan ra ngoài cộng đồng.

“Trường hợp này giống các ca bệnh trước đây, cho thấy con đường tiềm năng cho sự xuất hiện của những biến chủng mới. Song, nó không chứng minh bất kỳ biến chủng nCoV mới nào cũng do bệnh nhân mắc Covid-19 tạo ra”, bài báo viết.

Nghiên cứu này đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy nCoV có thể biến đổi nhanh chóng khi được “nuôi dưỡng” trong cơ thể những người bị ức chế miễn dịch, chẳng hạn bệnh nhân HIV không dùng thuốc điều trị. Điều này có thể dẫn tới sự xuất hiện của các biến chủng mới.

Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh tất cả vẫn chỉ là giả thuyết. “Điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 bằng thuốc kháng virus vẫn là chìa khóa để kiểm soát các bệnh nhân như vậy”, nhóm chuyên gia nói thêm.

     

Xuất hiện biến chủng nCoV mới với đột biến chưa từng được ghi nhận

Biến chủng mới được cảnh báo đầu tiên bởi giới chuyên gia Pháp, sau khi nước này phát hiện 24 F0 tại một trường học.

Biến chủng nCoV mới được phát hiện mang tên B.1.X hay B.1.640. Nó dấy lên nỗi lo cho giới chuyên gia bởi những thay đổi ở protein tăng đột biến của nó chưa từng được ghi nhận trước đây.

Các đột biến hoàn toàn mới

Cực nóng: Bắt được "thủ phạm” khiến nCoV lây lan nhanh trong không khí

Theo các chuyên gia Italy và Áo, giọt bắn chứa nCoV bay lơ lửng trong không khí có thể lan xa hơn trong môi trường ẩm ướt. Điều này có nghĩa khả năng lây lan của các giọt bắn không phụ thuộc kích thước mà vào độ ẩm của không khí trong môi trường.

Cuc nong: Bat duoc
 Một nhóm chuyên gia tại Đại học Công nghệ Vienna của Áo và Đại học Padova của Italy mới công bố kết quả nghiên cứu cho thấy giọt bắn chứa nCoV bay lơ lửng trong không khí có thể lan xa hơn trong môi trường ẩm ướt. 

Khám phá đặc sản đón năm mới của các vùng miền Việt Nam

Do sự giao thoa về văn hóa, ngày nay, mâm cỗ Tết Nguyên đán mỗi vùng miền thường có thêm sự góp mặt của món đặc sản miền khác, tùy sở thích của từng gia đình.

Kham pha dac san don nam moi cua cac vung mien Viet Nam
Cứ vào dịp Tết Nguyên đán, người Việt ở khắp mọi nơi lại có thú vui tìm chọn các loại đặc sản thơm ngon, bên cạnh các món ăn truyền thống ngày Tết. Cùng báo Tri thức & Cuộc sống du ngoạn các vùng miền Việt Nam để khám phá nhé. Đầu tiên là miền Bắc, món ngon trứ danh là gà Đông Tảo. (Ảnh minh họa)