NASA tiết lộ thông tin "sốc" về gió Mặt trời

(Kiến Thức) - Từ phát hiện mới gửi về từ tàu thăm dò Parker Solar, NASA đã đưa ra quan điểm mới, giải thích cách gió Mặt trời - một dòng các hạt tích điện từ Mặt trời ảnh hưởng đến các phi hành gia và công nghệ trên Trái đất.

Các nhà khoa học đăng tải bài báo mới trên tạp chí Nature trong tuần này, phác thảo những khám phá mới từ tàu Parker Solar của NASA, liên quan tới Mặt trời nóng bỏng của chúng ta.
Bài viết mô tả gió Mặt trời - dòng các hạt tích điện bắt đầu hình thành trong bầu khí quyển bên trong của Mặt trời và tiếp tục vượt ra ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.
NASA tiet lo thong tin
 Nguồn ảnh: Space.
Ở trên bề mặt Trái đất, chúng ta được bảo vệ khỏi gió Mặt trời bằng tấm khí quyển. Thực tế, những cơn gió Mặt trời khủng có thể tạo ra các cơn bão địa từ dẫn đến màn trình diễn cực quang đẹp mắt trên Trái đất, thường thấy ở bầu trời vĩ độ cao trong thời gian kéo dài.
Khi gió Mặt trời di chuyển ra khỏi Mặt trời, các đường sức từ sẽ gần như đảo ngược hoàn toàn trong vài giây hoặc thậm chí vài phút, gây ra những thay đổi đột ngột về vận tốc.
Khi từ trường quay trở lại định hướng trước đó, nó sẽ tạo ra năng lượng tăng đột biến. Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa biết nguyên nhân nào gây ra sự đảo ngược từ tính này.
Nhưng những cơn bão Mặt trời tương tự này cũng có thể phá vỡ các vệ tinh quay quanh, làm cho lưới điện trên Trái đất bị hỏng dẫn đến mất điện. Và chúng là mối nguy hiểm cho các phi hành gia của chúng ta trong không gian.
Gió Mặt trời mạnh đến mức nào? Tốc độ gió của một cơn bão loại 5 trên Trái Đất có thể đạt hơn 150 dặm (240 km) mỗi giờ. Tốc độ trung bình của gió Mặt trời gần như là một triệu dặm (1,6 triệu km) mỗi giờ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Choáng váng phát hiện lỗ đen sao nặng gấp 70 lần Mặt trời

(Kiến Thức) - Một nhóm nghiên cứu quốc tế do Giáo sư LIU Jifeng thuộc Đài quan sát thiên văn quốc gia Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (NAOC) đứng đầu phát hiện một lỗ đen sao với khối lượng lớn gấp 70 lần so với Mặt trời. 

Được biết, lỗ đen quái vật này nằm cách Trái đất 15.000 năm ánh sáng và được các nhà nghiên cứu đặt tên là LB-1.
Thiên hà Milky Way được ước tính chứa 100 triệu lỗ đen sao. Các vật thể vũ trụ khác được hình thành do sự sụp đổ của các ngôi sao lớn và ánh sáng dày đặc đến nỗi không thể thoát ra.

Kỷ lục lỗ đen cực nặng trong thiên hà trung tâm Abell 85

(Kiến Thức) - Trong không gian, các lỗ đen xuất hiện với các kích cỡ và khối lượng khác nhau. Kỷ lục hiện thuộc về một lỗ đen nằm trong cụm thiên hà Abell 85, với khối lượng gấp 40 tỷ lần Mặt trời của chúng ta nằm ở giữa trung tâm Holm 15A. 

Theo đó, các nhà thiên văn học tại Viện Vật lý ngoài Trái đất Max Planck và Đài quan sát Đại học Munich phát hiện ra điều này bằng cách đánh giá dữ liệu trắc quang học từ Đài thiên văn Wendelstein cũng như các quan sát quang phổ mới với Kính viễn vọng Very Large.

Mặc dù cụm Abell 85 có khối lượng khổng lồ gấp khoảng 2 nghìn tỷ khối lượng Mặt trời, nhưng trung tâm của thiên hà lại cực kỳ khuếch tán và mờ nhạt.

Choáng váng cách lỗ đen pac-man mới "ăn" ngấu nghiến lỗ đen khác

(Kiến Thức) - Giống như siêu anh hùng từ trò chơi điện tử nổi tiếng Pac-Man, các lỗ đen có thể phát triển bằng cách ngấu nghiến các lỗ đen khác, một nghiên cứu mới cho thấy.

Các mô phỏng cho thấy điều này có thể xảy ra ở các khu vực ngay bên ngoài vùng ảnh hưởng lực hấp dẫn của các lỗ đen siêu lớn, nằm trong trái tim của các thiên hà.

Ở những vùng này, trọng lực hút khí, sao, bụi và thậm chí các lỗ đen khác vào lỗ đen siêu lớn.