NASA công bố phát hiện gây sốc về sao Diêm Vương

NASA đăng tải loạt ảnh mới nhất về sao Diêm Vương và khí quyển của ngôi sao này sau khi  tàu thăm dò vũ trụ New Horizons tiếp cận.

Sau cuộc hành trình kéo dài 9 năm cùng tổng chiều dài đoạn đường bay là 4,8 tỷ km, cuối cùng tàu thăm dò vũ trụ New Horizons của NASA đã tiếp cận được mục tiêu sao Diêm Vương (Pluto) và ghi lại những hình ảnh trên "hành tinh lùn" này.
NASA cong bo phat hien gay soc ve sao Diem Vuong
 Hình ảnh này cho thấy một bầu trời màu xanh xung quanh sao Diêm Vương.
Alan Stern – trưởng đội nghiên cứu dự án New Horizons thuộc Viện nghiên cứu Tây Nam Colorado chia sẻ với báo giới đầy phấn khích: “Thật sự không thể tin được rằng chúng tôi lại tìm ra bầu trời màu xanh trong vành đai Kuiper chứ? Nó đẹp đến mê hồn”.
NASA cong bo phat hien gay soc ve sao Diem Vuong-Hinh-2
 Theo như ảnh chụp được, ta có thể thấy rõ rằng nước đá đã được tìm thấy trên sao Diêm Vương.
Carly Howett - thành viên đội nghiên cứu cũng chia sẻ thêm: “Các dải màu xanh này sẽ giúp chúng ta biết được thành phần phân tử của khí quyển tại nơi đây. Thông thường bầu trời có màu xanh là do bắt nguồn từ việc ánh Mặt trời bị tán xạ bởi các phân tử siêu nhỏ trong không khí. Tại Trái đất, các phân tử gây ra tán xạ là nitrogen, còn tại sao Diêm Vương, các phân tử lớn hơn, nhưng có kích thước tương đối nhỏ - chúng được gọi là các phân tử Tholins”.
NASA cong bo phat hien gay soc ve sao Diem Vuong-Hinh-3
 Trưởng đội nghiên cứu - Tiến sĩ Alen Stern -  bày tỏ sự phấn khích của mình về phát hiện thú vị này. 
Ngoài ra, NASA còn tiết lộ một thông tin quan trọng khác, đó chính là việc tìm ra rất nhiều khu vực có nước dạng băng đá trên sao Diêm Vương. Phát hiện này có được từ dữ liệu quang phổ do tàu New Horizon cung cấp.
NASA cong bo phat hien gay soc ve sao Diem Vuong-Hinh-4
 Nasa đã công bố một thông báo gây sốc về các hành tinh lùn.
Tuy nhiên, những khu vực có chứa nước dạng băng đá này lại có quang phổ màu đỏ và điều này đã khiến các nhà khoa học phải đau đầu. Silvia Protopapa - thành viên của dự án cho biết: “Không rõ vì sao mà nước đá này lại có quang phổ màu đỏ. Chúng ta hiện vẫn chưa thể hiểu hết được mối quan hệ giữa nước đá và các phân tử Tholin trên bề mặt của sao Diêm Vương”.
NASA cong bo phat hien gay soc ve sao Diem Vuong-Hinh-5
 Ảnh: Internet.
Hiện nay, tàu thám hiểm New Horizons vẫn đang hoạt động bình thường ở khoảng cách 3,1 tỷ dặm (khoảng 5 tỷ km) so với Trái đất. Các chuyên gia của NASA vẫn miệt mài phân tích hình ảnh thu thập được và cung cấp đến cho chúng ta nhiều thông tin thú vị về "hành tinh lùn" này.

Gấu Việt Nam sống cùng cực trong nỗi đau đớn

Những con gấu Việt Nam bị săn đuổi cùng cực, bị chích hút mật và đối xử hết sức tàn nhẫn.

Lâu nay, trẻ con thường được tặng gấu bông, được dạy những bài hát, và được nghe kể chuyện về “bạn gấu” dễ thương, ăn mật ong, mút ngón tay, ngủ suốt mùa đông lạnh. Thế nhưng, sự thực thì gấu đang bị săn đuổi cùng cực, bị chích hút mật và đối xử hết sức tàn nhẫn.

Gau Viet Nam song cung cuc trong noi dau don
Vandrew bị mất nguyên cả một cánh tay, một mắt bị hỏng, túi mật và gan của cậu cũng có nhiều vết sẹo. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+) 
Cho đến nay, mặc dù số lượng gấu trong các trang trại chỉ còn khoảng 1.200 cá thể, cùng với đó nhu cầu sử dụng mật gấu đã giảm tới 61% trong vòng 5 năm qua, thế nhưng chặng đường bảo vệ loài “sách đỏ” này vẫn chưa thể dừng lại.

Những nạn nhân tội nghiệp của "công nghiệp hút mật"

Nhu cầu tiêu thụ mật gấu hiện đang là mối đe dọa lớn đến sự tồn vong của các loài gấu Việt Nam, nhất là loài gấu ngựa và gấu chó.

Theo tiến sỹ Tuấn Bendixsen, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam thuộc Tổ chức Động vật Châu Á (một tổ chức từ thiện hướng tới chấm dứt mọi sự tàn ác đối với động vật), đã là gấu nuôi lấy mật thì chúng sẽ chết mòn và sống đau đớn trong các khung sắt. Những con gấu được cứu hộ từ hoạt động buôn bán, nuôi nhốt trái phép thì tàn tật, kiệt quệ, ốm đau.

Đơn cử như tại Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam (nằm trong thung lũng Chắt Dậu xinh đẹp thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đang chăm sóc 139 cá thể gấu. Thế nhưng, đa số các cá thể gấu ở Tam Đảo khi được cứu hộ về đều trong tình trạng sức khỏe rất yếu, răng vỡ, chân tay nứt nẻ do bị nhốt nhiều năm trong cũi sắt, thậm chí có những cá thể bị mù mắt, cụt chi và phải cắt bỏ túi mật.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại “ngôi nhà gấu” lớn nhất Việt Nam này hiện có đến 4 cá thể gấu bị mù hoàn toàn, 2 chú mất một mắt, rất nhiều gấu bị thị lực yếu. 17 gấu bị mất chi, 6 gấu bị thương tật ở chi do bị bẫy ngoài tự nhiên, hoặc bị thương tổn.

Trong số các chú gấu tại trung tâm này, Vandrew là một chú gấu thực sự đặc biệt. Năm 2010, khi tới cứu hộ tại một trại gấu ở thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), các chuyên gia của Tổ chức Động vật Châu Á đã bắt gặp Vandrew đang quằn quại trong lồng sắt vì bị mất hẳn cả một cánh tay.

“Vandrew còn phải chịu một nỗi đau mãn tính do một mắt bị hỏng, không thể phục hồi lại được, túi mật và gan của cậu cũng có nhiều vết sẹo đau đớn do bị chọc kim vào lồng ngực nhiều lần để hút mật. Đến nay, túi mật của cậu đã bị tổn thương nặng nề và một con mắt bị nhiễm trùng đã phải cắt bỏ,” tiến sỹ Tuấn Bendixsen chia sẻ.

Gau Viet Nam song cung cuc trong noi dau don-Hinh-2
 Đa số các cá thể gấu khi được “giải cứu” về trung tâm cứu hộ đều trong tình trạng sức khỏe rất yếu, nhiều cá thể bị mù mắt, cụt chi. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Không riêng gì Vandrew, chú gấu ngựa Zebedee được cứu hộ từ tỉnh Thừa Thiên Huế cũng từng bị đối xử tàn nhẫn. Năm 2009, Zebedee được “giải cứu” khi cậu bị nhốt trong một gian bếp suốt 13 năm mà không có một tia nắng mặt trời nào rọi đến.

“Mũi của Zebedee bị hỏng hoàn toàn không thể bình phục lại được vì bị đánh khi còn là một chú gấu con. Khẩu phần ăn tồi tệ đã làm hỏng răng của Zebedee. Trong lần kiểm tra sức khỏe đầu tiên, người ta đã phải nhổ đi 12 chiếc răng. Sau này, trong lúc phẫu thuật cắt bỏ túi mật bị hỏng nghiêm trọng của Zebedee, các bác sỹ thú y còn tìm thấy 1 chiếc tăm trong bụng gấu,” tiến sĩ Tuấn Bendixsen nói.

Tương lai loài gấu đi về đâu?

Không chỉ những cá thể gấu to, lớn từng bị nuôi nhốt mới phải chịu cảnh đau đớn, mà có những cá thể gấu còn non, khỏe mạnh vì được cứu hộ sớm, được chăm sóc đến lúc trưởng thành ở "ngôi nhà gấu" lớn nhất Việt Nam cũng phải sống tạm trong các khu bán hoang dã, vì chẳng còn khu rừng nào an toàn mà trở về.

Trao đổi với phóng viên về hướng tìm “ngôi nhà tự nhiên” cho các cá thể gấu, tiến sĩ Tuấn Bendixsen cho biết, Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam cũng định hướng tái thả những cá thể gấu khỏe mạnh, không bị tổn thương thương tật về tự nhiên nếu có những khu rừng đảm bảo an toàn, phù hợp với sinh cảnh của gấu.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Tuấn Bendixsen, việc tái thả gấu khỏe mạnh về một môi trường rừng cụ thể cần có nghiên cứu cẩn thận các điều kiện sinh học để đảm bảo gấu thả về rừng có thể sống được, không xâm hại đến các loài động thực vật địa phương, cũng như không bị bắt trái phép.

“Chính vì vậy, tìm một khu vực rừng, khu bảo tồn đảm bảo các yếu tố này không hề dễ dàng chút nào. Bên cạnh đó, như tôi đã đề cập ở trên, đa số gấu về trung tâm đều có thương tật hoặc khiếm khuyết hoặc quá già yếu, những cá thể gấu đó sẽ không thể sống sót nếu tái thả về tự nhiên. Vì vậy, Tổ chức Động vật Châu Á cam kết chăm sóc trọn đời cho chúng,” tiến sĩ Tuấn Bendixsen nói.

Gau Viet Nam song cung cuc trong noi dau don-Hinh-3
 Cũng như các loài động vật hoang dã khác, gấu cần được sống trong môi trường tự nhiên. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Giám đốc “ngôi nhà gấu” lớn nhất Việt Nam cũng lưu ý, bảo vệ các cá thể còn bị nuôi nhốt và chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật, cách duy nhất đó là cứu hộ toàn bộ gấu đang nuôi nhốt về các trung tâm bảo tồn như Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam; đồng thời phải tăng cường việc tuyên truyền giảm tối đa nhu cầu sử dụng mật gấu.

Điều đáng buồn là, cho đến nay, các nhà nghiên cứu cũng chưa nhân giống thành công các cá thể gấu con ở trung tâm cứu hộ. Loài gấu, chúng cũng không thể sinh sản nếu không được ở trong môi trường hoang dã thật sự của mình. Dù vậy, việc chăm sóc những cá thể gấu còn sống vẫn là việc làm phúc lợi cần thiết cho loài “sách đỏ” này.

“Cũng như các loài động vật hoang dã khác, gấu nên được sống trong môi trường tự nhiên mà vốn dĩ là của chúng. Chúng cần được đối xử nhân đạo. Và chúng sinh ra không phải để phục vụ mục đích của con người, để bị nhốt trong cũi sắt và bóng tối, chịu đựng đau đớn vì bị ‘khai thác’ mật đến kiệt quệ,” tiến sĩ Tuấn Bendixsen nhấn mạnh.

Sự thật gây sốc về loài rắn khiến bạn hết hồn

(Kiến Thức) - Những khám phá bất ngờ về loài rắn có thể khiến bạn "há hốc mồm" vì kinh ngạc.

Su that gay soc ve loai ran khien ban het hon
 Một số loài rắn có thể tồn tại vài năm liền mà không cần ăn uống gì.