Nàng dâu khôn ngoan chọn cách ứng xử “thảo mai” để lấy lòng mẹ chồng khó tính

Không cam chịu cảnh bị mẹ chồng chê bai, coi thường, cô con dâu đã học cách nhún nhường, chu đáo để thay đổi mẹ chồng.

Thu về làm dâu đã không đón nhận được mối thiện cảm của mẹ chồng kỹ tính, cố chấp và có vẻ như coi thường gia đình cô. Biết trước được những khó khăn phải đối mặt, nhưng vì tình yêu sâu nặng nên Thu đã chọn cuộc hôn nhân này. Thu mừng vì được chồng yêu thương, cảm thông và chia sẻ cho mình bao nhiêu thì cô càng buồn và tủi thân khi mẹ chồng thiếu công bằng, không thiện chí khi đối xử với mình.

Bà buôn dưa lê với hàng xóm nào là nhà cô con dâu nghèo rớt, quê mùa, không đủ điều kiện dạy dỗ và cho Thu ăn học đến nơi đến chốn. Cô về làm dâu cốt để đào mỏ, lấy cái hộ khẩu thành phố… Nào là nó dễ ăn nằm với con trai bà trước khi cưới để ràng buộc. Nào là nó vụng thối vụng tha việc này việc kia… Khổ nỗi, cô làm dâu đã được bao lâu và đã có đủ thời gian để kịp thể hiện mình với nhà chồng đâu.

Thu tâm sự với chồng, được chồng khuyến khích thế là cô bắt tay vào cuộc chinh phục tình cảm của mẹ chồng. Trước hết, cô không để ý để tứ chấp nhặt những lời mẹ chồng đàm tiếu về mình, coi như không có, không biết, không nghe, không tin. Trong ứng xử hàng ngày, Thu tỏ ra lễ phép lịch sự, lễ nghĩa với gia đình, họ hàng, làng xóm. Cô cũng để cho mọi người không thể chê bai mình là gái quê vụng về, thô kệch. Mẹ chồng càng cố chấp, bắt bẻ cô càng nhẹ nhàng tế nhị, nhận lỗi và sửa chữa khắc phục tốt hơn cả điều bà mong đợi.

Nang dau khon ngoan chon cach ung xu “thao mai” de lay long me chong kho tinh

Ảnh minh họa

Một thời gian sau, mẹ chồng của Thu đã nghe được nhiều lời khen cô từ họ hàng, bạn bè, xóm phố về sự ngoan hiền, chu đáo lễ phép của cô con dâu. Đến nhà chơi ai cũng tấm tắc nhà có con dâu thảo có khác, sạch sẽ, gọn gàng, đẹp mắt cửa nhà lại ứng xử khéo léo, kính trên nhường dưới, tận tình chu đáo, không chê vào đâu được.

Thu cũng thành thật công khai với mẹ chồng về thu nhập, chi tiêu của cả hai vợ chồng mỗi tháng. Phần nào đóng góp với gia đình, phần nào tự chủ trong cuộc sống, tiết kiệm tích lũy để dành cho sau này. Mẹ chồng Thu lại càng được phen nể phục hơn vì thu nhập của cô cũng ngang với chồng mà chi tiêu cá nhân lại ít hơn hẳn. Riêng khoản quà cáp bố mẹ đẻ cũng được Thu công khai xin ý kiến chồng và mẹ chồng, các món tiền hay quà cũng rất hợp lý phải đạo làm con. Mẹ chồng Thu thấy con dâu hiếu thảo với bố mẹ đẻ, lại tôn trọng mẹ chồng, nên bà lại càng tin tưởng Thu.

Không chấp nhận cảnh bị mẹ chồng chèn ép đủ kiểu và hành động theo cách riêng, giờ đây Thu đã có cuộc sống thoải mái, hạnh phúc trong gia đình mới. Thu không hề trách cứ mẹ chồng khó tính, ngược lại còn thầm cảm ơn mẹ chồng đã giúp Thu thay đổi về suy nghĩ, mở tấm lòng chân thành để đón nhận tình cảm của người khác. Thu cũng nhận ra, trước đây chỉ là do có ấn tượng xấu, không muốn con trai khổ nên mẹ chồng mới cư xử như vậy. Giờ thì mẹ chồng đã trở lại thành người rộng lượng, dễ tính và rất đáng kính như thế.

Khổ nhục vì mẹ chồng coi thường con dâu lương 6 triệu/tháng

Thảo cứ tưởng rằng cuộc sống của cô sẽ đổi khác, sẽ có 1 cuộc đời như cô hằng mong khi lấy Thắng. Thế nhưng, đến giờ, Thảo nhận ra cô đã sai rồi,...

Sinh ra và lớn lên tại vùng heo hút của tỉnh Yên Bái, cũng như bao bạn bè đồng lứa khác, Thảo quá quen với cảnh sống vất vả, thiếu thốn trăm bề của gia đình, làng xóm.

Súp xác thối khó tin nhưng có thật, dân Hàn thi nhau ăn ngày lạnh

(Kiến Thức) - Cheonggukijang được ví có mùi cá chết hoặc tất thối lâu ngày. Vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe nên “súp xác thối” vẫn được dân Hàn lựa chọn, đặc biệt trong tiết trời mùa đông.

Sup xac thoi kho tin nhung co that, dan Han thi nhau an ngay lanh
Thành phần chính của Cheonggukjang là một loại đậu nành luộc. Đậu được tiến hành lên men Bacillus subtilis từ 2 – 3 ngày trong nhiệt độ 40 độ C. Tiếp đó, đậu nành được giã nhỏ một phần, nêm muối cùng bột ớt. 

Không ngờ Ấn Độ cũng có nhiều đặc sản kinh dị đến vậy

(Kiến Thức) - Ốc sên hầm, nước tiểu bò, sốt chấm làm từ kiến đỏ, cơm nấu tiết lợn... là những món đặc sản kinh dị của Ấn Độ mà nhiều du khách không dám ăn thử.

Khong ngo An Do cung co nhieu dac san kinh di den vay

Ốc sên hầm: Đây là món ốc sên, ấu trùng sừng nâu và những con tằm được hầm trong một loại nước sốt kỳ lạ cùng với hành lá. Đặc sản kinh dị này trông có vẻ khá kỳ quặc nhưng rất được những người dân ở vùng Nagaland ưa thích và có mặt trên hầu hết các đường phố ở nơi đây.

Khong ngo An Do cung co nhieu dac san kinh di den vay-Hinh-2
Tilli là lá lách bò được tẩm gia vị và nướng trên than hoa, có mùi như thịt ôi thiu và vị giống như gan. Tuy nhiên, dân địa phương rất thích món ăn này vì theo họ lá lách chứa hàm lượng sắt cao. Du khách phải mất khá lâu mới có thể làm quen được với mùi và vị của món ăn vỉa hè này.
Khong ngo An Do cung co nhieu dac san kinh di den vay-Hinh-3
Jadoh: Món cơm nấu với ruột và tiết của lợn hoặc gà này là đặc sản của tộc Jaintia, Đông Bắc Ấn Độ. Jadoh có cách nấu tương tự như cơm Pulao (gạo được xào lên trước khi nấu), nhưng có màu và mùi vị không dễ ăn chút nào.
Khong ngo An Do cung co nhieu dac san kinh di den vay-Hinh-4
Nahkham: Đặc sản của tộc Garo này gồm một loại cà ri được nấu từ cá khô với tro và rau. Đây là một trong những món có mùi khó ngửi nhất của ẩm thực Ấn Độ.
Khong ngo An Do cung co nhieu dac san kinh di den vay-Hinh-5
Doh Khileh: Nhìn qua thì món salad có xuất xứ từ bang Meghalaya khá giống món hành trộn thịt bình thường, nhưng điều khiến Doh Khileh đặc biệt là một thành phần không phải ai cũng dám ăn: óc lợn hấp.
Khong ngo An Do cung co nhieu dac san kinh di den vay-Hinh-6
Bhunni: Món ăn độc đáo này có nguồn gốc từ vùng Garhwal ở Uttarakhand. Bhunni được chế biến từ gan, dạ dày, ruột và tiết của con dê. Tất cả được trộn lẫn rồi nấu cùng cà ri và một số gia vị khác.
Khong ngo An Do cung co nhieu dac san kinh di den vay-Hinh-7
Nước sốt kiến đỏ: Tại các vùng hoang dã của Batsar ở Chhattisgarh, có một món đặc sản khá kinh dị được gọi là chaprah. Chaprah là một loại nước sốt đặc biệt được làm từ dịch và trứng của kiến đỏ. Kiến đỏ được sấy khô, sau đó nghiền nát rồi trộn lẫn với muối và chất tạo ngọt. Loại sốt này có vị ngọt và hơi cay do kiến đỏ có chứa axit formic được cho là tốt cho sức khỏe.
Khong ngo An Do cung co nhieu dac san kinh di den vay-Hinh-8
Eri Polu: Món ăn này được làm từ nhộng tằm, thường ăn kèm khorisa. Eri Polu có vẻ ngoài không được hấp dẫn và khiến nhiều người không dám ăn.  
Khong ngo An Do cung co nhieu dac san kinh di den vay-Hinh-9
Gomutra: Người theo đạo Hindu coi bò và mọi sản phẩm từ loài vật này là linh thiêng. Gomutra là nước tiểu bò được nhiều người uống trong các nghi lễ hay như một loại thuốc chữa bệnh.
Khong ngo An Do cung co nhieu dac san kinh di den vay-Hinh-10
Phan Pyut là khoai tây được để thối, sau đó ăn trực tiếp hoặc đem chế biến cùng gia vị. Nhiều người cho biết món này có vị khá ngon. Ảnh: Internet.