Nam thanh niên tự chặt tay để cai nghiện Internet

(Kiến Thức) - Thanh  niên 19 tuổi đến từ Trung Quốc đã được đưa vào bệnh viện sau khi sử dụng con dao trong nhà bếp để chặt tay trái của mình. 

Nam thanh nien tu chat tay de cai nghien Internet
Một thiếu niên trong đang được điều trị tại trại cai nghiện Internet. 

Theo tin tức của đài truyền hình tỉnh Giang Tô, Tiểu Wang đã lấy một con dao trong nhà bếp và đi ra ngoài. Đến công viên, cậu tự chặt đứt bàn tay trái của mình, vứt dao dưới đất và gọi một chiếc xe taxi để tới bệnh viện gần đó. Hình ảnh chiếc ghế công viên vấy máu được phát trên truyền hình địa phương làm nhiều người bị sốc.

Ở bệnh viện, các bác sỹ đã tiền hành phẫu thuật lắp lại bàn tay cho anh. Song họ không thể đảm bảo nó có phục hồi được như cũ hay không.
Trong ngày hôm đó, mẹ của thanh niên này đã đi vào phòng cậu và phát hiện con trai để lại lời nhắn “Mẹ à, con phải đến bệnh viện, đừng lo lắng,  tối nay con sẽ về”.
Một trong số các giáo viên của nam thanh niên dại dột cho hay hành động của Wang là do nghiện internet, điều đó khiến cho cậu trở nên "bốc đồng".
Còn mẹ của Tiểu Vương thổn thức: “Gia đình chúng tôi không thể hiểu được điều gì xảy ra, nó quá đột ngột. Con tôi là một đứa trẻ thông minh”.
Những người trẻ tuổi với chứng nghiện Internet có biểu hiện ban đầu là bỏ qua những bài học ở trường. Sau đó khi căn bệnh phát triển, họ hiếm khi rời khỏi phòng ngủ và tất cả các tương tác với thế giới bên ngoài chỉ diễn ra qua mạng Internet.
Trung Quốc hiện có khoảng 24 triệu người nghiện web, thậm chí chính phủ nước này còn thành lập các trạm y tế và trại cai nghiện internet theo tiêu chuẩn quân đội để phục hồi cho những "con nghiện" này cũng ngày càng xuất hiện nhiều.
http://www.mirror.co.uk/news/world-news/teenager-cut-hand-try-cure-5099543

Lưu ý giúp bà bầu giữ ấm những ngày rét đậm

(Kiến Thức) - Trong những ngày rét đậm, bà bầu nên lưu ý mặc đủ ấm và bổ sung đẩy đủ chất dinh dưỡng để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Luu y giup ba bau giu am nhung ngay ret dam
Mặc đồ giữ ấm. Trước khi mùa lạnh đến bà bầu nên chuẩn bị cho mình những bộ quần áo ấm để mặc. Khi mặc đồ ấm, bạn nên mặc lớp áo cotton bên trong để hút mồ hôi mà không làm da bị kích ứng. 

Bí quyết giữ dưa hành ngon giòn trong ngày Tết

(Kiến Thức) - Dưa hành không thể thiếu trong mâm cơm gia đình ngày Tết. Dưới đây là mẹo để bạn giữ được dưa hành được ngon giòn, lâu.

Meo nho giu dua hanh ngon gion trong ngay tet
Hành là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ tết của toàn dân tộc ta. Hành được ăn kèm với bánh chưng, thịt mỡ thì ngon không gì bằng. Nhưng để bảo quản dưa hành không quá chua mà vẫn giòn thì không dễ.
Meo nho giu dua hanh ngon gion trong ngay tet-Hinh-2
Khi cắt gốc để muối, nhớ không cắt vào phần củ. Sau khi rửa để củ thật ráo nước, nếu không sẽ dễ bị hỏng. Đun sôi thật kỹ nước ngâm. Lượng muối vừa đủ, không quá nhạt thì sẽ để được lâu và không nổi váng trên bề mặt.  

Giun chui lên lỗ mũi qua ống thông dạ dày

Để điều trị uốn ván, viêm màng não, các bác sĩ phải đặt ống thông dạ dày. Và không ít trường hợp giun ngoi lên lỗ mũi bệnh nhân.


Ngày nay, với việc tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục tăng cường vệ sinh cho người dân, đồng thời từng bước thay đổi tập quán canh tác sử dụng phân người, tỷ lệ mắc giun sán hiện nay đã giảm. Bên cạnh những nỗ lực tuyên truyền giáo dục sức khỏe triển khai tại trường học, nhiều tỉnh đã triển khai tẩy giun hàng loạt cho trẻ em trong độ tuổi đến trường và đã thu được kết quả tốt. Các thuốc tẩy giun hiện nay rất nhiều, dễ sử dụng và ít tác dụng phụ càng tạo thuận lợi hơn cho công tác phòng chống các bệnh giun sán. 
Ăn gì dễ mắc giun sán? 
Thịt bò tái: sán dây bò. 
Thịt lợn chưa chín như nem, chạo, tiết canh: sán dây lợn, giun xoắn.
Rau sống: các loại giun móc, giun tóc, giun kim, giun đũa chó mèo, sán lá gan. 
Cá nước ngọt chưa chín: sán lá gan nhỏ. 
Cua, ốc, tôm chưa chín: sán lá phổi. Cá biển chưa chín: ấu trùng giun tròn.
Ếch chưa nấu chín: ấu trùng sán nhái. 

Không còn nhiều trường hợp giun chui lên lỗ mũi, nhưng BS Nguyễn Quốc Thái, khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai, cho biết nếu gặp điều kiện thuận lợi, loài ký sinh trùng này vẫn di chuyển khắp nơi trong cơ thể, trong đó có mũi. 

“Bệnh nhân uốn ván và viêm màng não phải đặt ống thông dạ dày để cho ăn. Không biết có phải do ống thông luồn từ mũi vào dạ dày giúp giun di chuyển dễ dàng không mà nhiều bệnh nhân đã bị giun chui ra ngoài từ lỗ mũi?”, bác sĩ Thái băn khoăn. 

Bác sĩ cũng chia sẻ thêm, rất nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa Truyền nhiễm với triệu chứng nôn nhiều, đau bụng dữ dội. Khi nắn bụng bệnh nhân, thấy có khối khu trú như u; chụp X quang có hình ảnh tắc ruột nhưng không nghĩ do giun. Khi quyết định mổ, tìm vị trí gây tắc ở ruột, họ bất ngờ vì thấy búi giun to bên trong. 

Bên cạnh các loại giun lây truyền qua đất như giun đũa, tóc, móc, ở Việt Nam còn hay gặp một số loại giun sán khác lây truyền do tập quán ăn rau sống từ thực vật thủy sinh (rau ngổ, cải xoong...) và ăn gỏi, nem, thịt tái. Đó là các loại ký sinh trùng sán lá gan lớn, sán lá ruột, dây lợn, dây bò. Giun lươn cũng là ký sinh vật nguy hiểm đối với những người có tình trạng suy giảm miễn dịch như đái tháo đường, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài. 

Giun chui len lo mui qua ong thong da day
 Tỷ lệ mắc giun sán hiện nay đã giảm.
“Ăn thịt bò chưa nấu chín có thể bị bệnh sán dây bò; thịt lợn tái dễ mắc bệnh sán dây lợn, giun xoắn. Bệnh giun xoắn gây sốt, đau cơ và hủy hoại cơ. Sán dây gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí có thể làm tắc ruột. Đã có nhiều trường hợp, sán dây dài hàng chục mét ẩn trú trong ruột bệnh nhân”, bác sĩ Thái cảnh báo. 

Theo đó, ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là đôi tay, các thầy thuốc khuyến cáo nên ăn chín, uống sôi để phòng tránh các loại ký sinh trùng làm tổ trong cơ thể.