Mỹ lập căn cứ, đem vũ khí “bao vây” Trung Quốc

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ sẽ lập thêm các căn cứ ở Nhật và nhiều nước khác, cùng với đó là triển khai vũ khí tối tân để “bao vây” Trung Quốc.

“Sẽ có thêm căn cứ quân sự Mỹ được thiết lập ở Nhật để theo dõi và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc”, ông John Reed – nhà phân tích quân sự của tờ Foregin Policy tại Washington cho hay.
Quan chức quân sự Mỹ và các nhà ngoại giao ủng hộ ý tưởng vũ trang cho Nhật Bản thông qua việc cung cấp nhiều vũ khí tiên tiến cho quốc gia này. “Mỹ hoan nghênh việc tăng cường vũ trang của Nhật”, ông Reed nói.
Trước đó, Mỹ đã quyết định triển khai mẫu máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk tại Nhật Bản.
Global Hawk có khả năng thực hiện các chuyến bay tuần tra và trinh thám tuần xa, sẽ được dùng như máy bay do thám để thay thế mẫu máy bay huyền thoại U-2 Dragon Lady, từng được dùng để thực hiện các chuyến bay qua Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ông Reed cho hay, 2 hoặc 3 chiếc Global Hawk sẽ được triển khai ở Nhật vào mùa xuân năm 2014.
Mỹ sẽ đưa tiêm kích tàng hình F-35A tới Nhật Bản.
 Mỹ sẽ đưa tiêm kích tàng hình F-35A tới Nhật Bản.
Ngoài Global Hawk, nhiều máy bay tiên tiến khác bao gồm cả vận tải cơ đa năng MV-22 Osprey và máy bay tàng hình F-35B Lighting II sẽ được Hải quân Đánh bộ Mỹ triển khai ở Nhật. Các căn cứ ở Nhật sẽ là căn cứ nước ngoài đầu tiên được Mỹ triển khai phi đội máy bay tàng hình F-35A. Không quân các nước Australia, Nhật và Singapore cũng lên kế hoạch mua F-35.
Để chống lại lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, mẫu máy bay chống tàu ngầm P-8 Poseidon cũng sẽ được gửi tới Nhật. P-8 được trang bị hệ thống định vị thủy âm, hệ thống radar mạnh mẽ, ngư lôi và tên lửa chống tàu Harpoon.
Để phòng ngừa mối đe dọa tên lửa đạn đạn tầm trung – liên lục địa từ Trung Quốc và Triều Tiên, Mỹ đã triển khai hệ thống radar cảnh báo sớm tối tân X-band tới Kyoto.
Theo một quan chức Không quân Mỹ, các đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ có những căn cứ tạm thời cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay tiếp dầu Mỹ.
“Những căn cứ tạm thời này trải dài từ Tinian và Saipan tới Australia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ và có thể cả Philippines, Malaysia và Indonesia", ông Reed nhấn mạnh.

Xem “rùa thép” T-54, Pt-76 Việt Nam huấn luyện chiến đấu

Thành lập ngày 5/10/1959, bộ đội Tăng-Thiết giáp đã chiến đấu, hy sinh anh dũng, lập nhiều chiến công to lớn trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ.

Trong hòa bình, đổi mới, bộ đội Tăng-Thiết giáp luôn phát huy truyền thống anh hùng xây dựng lực lượng lớn mạnh, sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Bộ đội Tăng-Thiết giáp luôn luôn xứng đáng là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong ảnh là hoạt động huấn luyện chiến đấu ở Lữ đoàn xe tăng 201.
 Trong hòa bình, đổi mới, bộ đội Tăng-Thiết giáp luôn phát huy truyền thống anh hùng xây dựng lực lượng lớn mạnh, sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Bộ đội Tăng-Thiết giáp luôn luôn xứng đáng là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong ảnh là hoạt động huấn luyện chiến đấu ở Lữ đoàn xe tăng 201.
Triển khai đội hình xung phong trong diễn tập ở Trường Hạ sĩ quan Xe tăng 1.
 Triển khai đội hình xung phong trong diễn tập ở Trường Hạ sĩ quan Xe tăng 1.

Xem mặt vũ khí “khủng” Mỹ sắp đưa tới Nhật

(Kiến Thức) - P-8 Poseidon và siêu UAV trinh thám RQ-4 Global Hawk là hai phương tiện quân sự mà Mỹ sắp triển khai tại Nhật Bản đối phó với Trung Quốc, Triều Tiên.

Mỹ và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận trong cuộc họp ở Tokyo giữa tuần qua về việc cho phép Mỹ triển khai máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8 Poseidon tới Nhật Bản vào cuối năm nay. Mỹ cũng sẽ gửi 2-3 chiếc máy bay trinh sát không người lái tầm xa RQ-4 Global Hawk vào năm tới.
Mỹ và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận trong cuộc họp ở Tokyo giữa tuần qua về việc cho phép Mỹ triển khai máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8 Poseidon tới Nhật Bản vào cuối năm nay. Mỹ cũng sẽ gửi 2-3 chiếc máy bay trinh sát không người lái tầm xa RQ-4 Global Hawk vào năm tới.
Sáng kiến này là một phần trong chương trình hợp tác quốc phòng sâu rộng giữa Mỹ, Nhật Bản nhằm đối phó với những thay đổi an ninh quốc phòng ở châu Á. Không rõ Mỹ sẽ điều tới Nhật Bản bao nhiêu chiếc P-8, tuy nhiên con số có lẽ chỉ dừng ở mức 2-3 vì hiện mới có 11 chiếc được đưa vào phục vụ trong Hải quân Mỹ.
  Sáng kiến này là một phần trong chương trình hợp tác quốc phòng sâu rộng giữa Mỹ, Nhật Bản nhằm đối phó với những thay đổi an ninh quốc phòng ở châu Á. Không rõ Mỹ sẽ điều tới Nhật Bản bao nhiêu chiếc P-8, tuy nhiên con số có lẽ chỉ dừng ở mức 2-3 vì hiện mới có 11 chiếc được đưa vào phục vụ trong Hải quân Mỹ.

Oanh tạc cơ H-6K “đáng sợ” hơn tàu sân bay Liêu Ninh

(Kiến Thức) - H-6K hiện là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Mỹ và các nước đồng minh ở Tây Thái Bình Dương.