Muôn chiêu xử lý những chấn thương đỏ mặt trong chuyện ấy

Quan hệ tình dục mang lại cảm xúc thích thú nhưng đôi khi cũng có thể gây nên những tai nạn không mong muốn.

Một cuộc khảo sát mới của công ty chăm sóc sức khỏe EuroClinix đã tiết lộ những tai nạn phổ biến nhất trong khi quan hệ tình dục. Được biết, các nhà nghiên cứu đã khảo sát 2.000 người ở độ tuổi 18 - 24, trong đó 22% đã thừa nhận gặp những tổn thương vùng kín khi "yêu" quá mức.
Muon chieu xu ly nhung chan thuong do mat trong chuyen ay
Ảnh minh họa.  
Dưới đây là 8 kiểu chấn thương trong khi làm "chuyện ấy" và cách xử lý chúng:
1. Rách, trầy xước âm đạo: Tình trạng này bao gồm cả những vết xước nhỏ hoặc cảm giác đau rát sau khi quan hệ ở phụ nữ.
Hãy đảm bảo bạn đã bôi trơn đủ. Ngoài ra, trong quá trình quan hệ, nên tránh những hành động quá mạnh bạo.
2. Ngứa trên da: Làm "chuyện ấy" trên sàn nhà giúp bạn "đổi gió" nhưng có thể khiến da bị ngứa, đỏ do các vi khuẩn, bụi bẩn bám trên sàn nhà và thảm trải.
Nếu có các triệu chứng này bạn phải tắm bằng xà phòng khử trùng sau đó bôi thuốc, tránh gãi hoặc tác động bằng tay để hạn chế nhiễm trùng.
3. Vật lạ trong âm đạo: thường là bao cao su hoặc đồ chơi tình dục.
Hãy hít thở sâu, thư giãn và chờ 10-15 phút sau khi quan hệ để âm đạo trở lại kích thước bình thường. Đưa 2 ngón tay vào để cố gắng lấy dị vật ra. Nếu không thể, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
4. Đau lưng: do vận động quá mạnh khi ở sai tư thế.
Chườm lạnh lên vùng bị ảnh hưởng và có thể áp dụng gel giảm đau bất kỳ.
5. Chuột rút: tình dục là một hoạt động tốn thể lực có thể dẫn đến chuột rút tay chân.
Trong trường hợp này, bạn nên đi bộ, duỗi người để các cơ được thả lỏng. Ngoài ra, các cặp đôi nên chú ý thay đổi vị trí cơ thể đều đặn.
6. Dị ứng thực phẩm: Mang đồ ăn vào phòng ngủ để tăng thêm sự lãng mạn là điều ít ai phủ nhận nhưng hãy cẩn thận vì đồ ăn cũng có thể là thủ phạm gây nguy hiểm. Một bác sĩ cấp cứu chia sẻ: “Một lần, tôi phải xử lý ca cấp cứu cho một phụ nữ do bạn tình của cô ấy gây ra. Anh ta đã ăn một chút thức cay sau đó lại hôn hít cô ấy và dẫn đến bỏng nhẹ ở vùng sinh dục”.
Tránh ăn đồ cay nóng khi "lâm trận", sau khi ăn nên rửa tay, súc miệng sạch sẽ rồi mới "yêu". Trong trường hợp nghiêm trọng, hãy gặp bác sĩ để xử lý vết thương đúng cách.
7. Nhiễm trùng đường tiết niệu: là cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc cảm thấy muốn đi tiểu liên tục, hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Luôn đảm bảo bạn luôn được bôi trơn đủ khi quan hệ, điều đó giúp ngăn ngừa tình trạng trầy xước hoặc kích ứng vùng kín của cả hai. Ngoài ra, nên vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để tránh vi khuẩn phát triển.
8. Gãy dương vật: dương vật có thể bị gãy nếu như quan hệ tình dục quá mạnh bạo. Khi bị gãy, dương vật sẽ bị bầm tím, gây đau đớn do các thể hang bị vỡ.
Thay vì tự chữa và chườm nước đá, hãy đến bác sĩ nhanh nhất có thể.

Triệu chứng ung thư lưỡi thường bị bỏ qua vì nhiều người từng mắc

Ung thư lưỡi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm nhưng hầu hết bệnh nhân đều bỏ qua dấu hiệu ban đầu và chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.

Dấu hiệu bệnh dễ gây nhầm lẫn
Theo thạc sĩ, bác sĩ nhân dân Hứa Văn Đức - Trưởng khoa Ung bướu - bệnh ung thư lưỡi dễ nhầm nhẫn với bệnh ở miệng thông thường. Đây là yếu tố dễ gây chủ quan cho người bệnh, vì vậy khi có những biểu hiện bất thường vùng khoang miệng cần đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Trường hợp của một bệnh nhân nam ở Phú Thọ là một ví dụ điển hình. Theo lời kể, trước đó, bệnh nhân bị sưng đau vùng lưỡi, ăn kém, sút 4 kg liên tục trong vòng 20 ngày.
Đến khi tới khám tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), kết quả chụp cộng hưởng từ của bệnh nhân cho thấy: Hình ảnh khối kích thước 15x11mm. Giải phẫu bệnh khối kích thước cho kết quả ung thư biểu mô vảy.
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn nhập bệnh viện ở Phú Thọ và đã được phẫu thuật loại bỏ khối u tại khoa Ung bướu.
Trieu chung ung thu luoi thuong bi bo qua vi nhieu nguoi tung mac
Đừng bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư lưỡi. Ảnh minh họa 
Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi
Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: Hút thuốc lá, rượu, bia, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhai trầu, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả.
Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ. Ung thư lưỡi thường gặp ở lứa tuổi 50-60, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ 3/1.
Ung thư lưỡi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh ung thư lưỡi đến điều trị ở giai đoạn muộn nước ta còn cao. Do đó, cần chẩn đoán sớm và phải có sự kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi
Theo các bác sĩ, giai đoạn đầu của bệnh ung thư lưỡi, các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh.
Ở giai đoạn này, lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc vết loét nhỏ. Tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có hạch cổ ngay ở giai đoạn này.
Giai đoạn toàn phát: Người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm trùng, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh.
Đau: Tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi có đau lan lên tai. Tăng tiết nước bọt.
Chảy máu: Nhổ ra nước bọt lẫn máu.
Hơi thở hôi thối: Do tổn thương hoại tử gây ra. Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt.
Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Thương tổn sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm.
Đôi khi không có dấu hiệu loét mà là một nhân lớn gắn chặt xuống lớp dưới, nhô lên dưới lớp niêm mạc căng nhẵn, có màu tím nhạt, lớp niêm mạc lỗ rỗ khi ấn vào sẽ làm rỉ ra chất trắng, sản phẩm của hoại tử ở phía dưới.
Giai đoạn muộn: Giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng.
Đa số tổn thương u gặp ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi gặp ở mặt lưỡi dưới, mặt trên lưỡi hoặc đầu lưỡi.

Đây là 5 loại gạo tốt nhất cho sức khỏe nên ăn mỗi ngày

(Kiến Thức) - Một số loại gạo cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt hơn cho nhu cầu năng lượng và sức khỏe của bạn so với những loại khác. Dưới đây là 5 loại gạo tốt nhất cho sức khỏe bạn nên lựa chọn.
 

Day la 5 loai gao tot nhat cho suc khoe nen an moi ngay
 Gạo lứt là một trong những loại gạo tốt nhất cho sức khỏe. Nó cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm vitamin B, phốt pho, magiê và chất xơ. Ảnh: meredith.
Day la 5 loai gao tot nhat cho suc khoe nen an moi ngay-Hinh-2
 Với gạo lứt, bạn thể có sử dụng nước dừa để nấu chín nhằm tăng hương vị hấp dẫn khi ăn. Ảnh: steamykitchen.
Day la 5 loai gao tot nhat cho suc khoe nen an moi ngay-Hinh-3
 Gạo hoang hay gạo dại có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loại gạo này mất khá nhiều thời gian, khoảng 60 phút để nấu chín. Ảnh:.bodybuilding.
Day la 5 loai gao tot nhat cho suc khoe nen an moi ngay-Hinh-4
 Mặc dù vậy, nó lại cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng gồm phốt pho, kẽm, magiê, vitamin B và cả folate chống ung thư. Ảnh: shopify.
Day la 5 loai gao tot nhat cho suc khoe nen an moi ngay-Hinh-5
 Gạo mầm cũng nổi tiếng là một lọai gạo tốt cho sức khỏe. Ảnh: nutrucation.
Day la 5 loai gao tot nhat cho suc khoe nen an moi ngay-Hinh-6
 Gạo mầm rất tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch của bạn. Ảnh: nuts.
Day la 5 loai gao tot nhat cho suc khoe nen an moi ngay-Hinh-7
 Gạo Wehani là giống gạo dài có màu hơi nâu và khi nấu chín thì có mùi thơm như mùi bỏng ngô. Ảnh: bodybuilding.
Day la 5 loai gao tot nhat cho suc khoe nen an moi ngay-Hinh-8
 Đây cũng được coi là một loại gạo cực kỳ tốt cho sức khỏe. Ảnh: feralcooks.
Day la 5 loai gao tot nhat cho suc khoe nen an moi ngay-Hinh-9
 Trong khi đó, gạo đen được trồng ở Trung Quốc có màu sắc rất đẹp mắt khi được nấu chín, ăn dẻo dai chứ không dính. Ảnh: bodybuilding.
Day la 5 loai gao tot nhat cho suc khoe nen an moi ngay-Hinh-10
 
Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng lớp cám của gạo đen có chứa một loại anthocyanin. Đây là cùng loại chất chống oxy hóa, được tìm thấy trong các loại quả mọng đen như quả việt quất, có khả năng truy tìm các gốc tự do gây tổn thương tế bào để đánh bật chúng. Ảnh: ndtvimg.
 

Mô tả video: Hướng dẫn cách nấu cơm gà Tam Kỳ cực ngon