Mừng thọ các cụ đầu năm là một truyền thống tốt đẹp mang ý nghĩa sâu sắc và giàu tính nhân văn, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt.
Từ lâu, lễmừng thọ đầu năm mới đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Việc làm này, đối với gia đình là thể hiện sự kính trọng, tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Còn đối với chính quyền là thể hiện sự quan tâm, chăm lo, tri ân với những người cao tuổi.
Trong những ngày đầu Tết cổ truyền, các làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ lại nhộn nhịp với lễ mừng thọ các cụ cao niên được tuổi chẵn chục từ 70 tuổi trở lên. Tại xã Giao Thanh (huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định), hàng năm, cứ đến ngày mùng 4 Tết Nguyên đán, cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và Hội NCT xã sẽ long trọng tổ chức lễ mừng thọ tập thể cho các cụ. Thông lệ này đã được địa phương duy trì từ nhiều năm nay.
Đúng 7h sáng, các cụ và con cháu đã tập trung đông đủ tại nhà văn hoá của xã. Trong không khí vui tươi của những ngày đầu xuân hoà chung cùng ngày lễ mừng thọ đầy ý nghĩa, ai nấy trên gương mặt đều thể hiện rõ niềm vui, niềm phấn khởi.
Đại diện lãnh đạo địa phương trao giấy chúc thọ cho các cụ ông, cụ bà tại lễ mừng thọ.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Trọng Phẩm, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã cho biết, mừng thọ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây". Ý thức được vai trò, tầm quan trọng của người cao tuổi đối với sự phát triển của địa phương và những tấm gương sáng để xã hội và con cháu noi theo, trong những năm qua, cấp uỷ, chính quyền, Hội NCT và nhân dân xã đã thường xuyên chăm sóc các cụ cả về tinh thần và vật chất để các cụ được luôn sống vui sống khoẻ và hạnh phúc.
Tết Nguyên đánQuý Mão 2023, trên địa bàn xã Giao Thanh có 158 cụ tròn tuổi được tổ chức mừng thọ. Trong đó có 1 cụ trên 100 tuổi, 1 cụ 100 tuổi, 6 cụ 95 tuổi, 10 cụ 90 tuổi, 14 cụ 85 tuổi, 22 cụ 75 tuổi và 76 cụ 70 tuổi.
Mừng thọ đầu năm mới đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt.
Cụ Phạm Thị Tâm (xóm Thanh Nhân) mừng thọ 85 tuổi cho biết: “Hôm nay được chính quyền xã tổ chức lễ mừng thọ, tôi rất vui và vinh dự. Tôi xin cảm ơn chính quyền xã, Hội người cao tuổi đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ đến những người cao tuổi chúng tôi. Điều mà tôi cảm thấy vui và mong muốn nhất là được sống sum vầy, đông đủ bên các con, các cháu.”
Sau khi được chính quyền trao bằng chúc thọ của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, con cháu lại rước các cụ về nhà để tiếp tục tổ chức mừng thọ ở gia đình. Đối với gia đình có điều kiện sẽ làm vài mâm cơm liên hoan, cắt bánh sinh nhật, tặng cụ tranh mừng thọ hay những món đồ kỉ niệm. Còn đơn giản hơn thì dùng nước trà, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá vẫn vui mà đỡ tốn kém. Dịp này cũng là lúc đại gia đình có cơ hội đoàn tụ, quây quần bên nhau sau một năm dài làm việc vất vả.
Truyền thống tốt đẹp này mang ý nghĩa thiết thực và tính nhân văn sâu sắc, nhằm động viên tinh thần các cụ sống vui, sống khỏe, sống có ích và là tấm gương sáng để giáo dục con cháu.
>>> Mời độc giả xem thêm video Mê mẩn “mâm cỗ” ngày Tết phải mất 3 tháng mới “nấu” xong:
Ngôi chùa lưu giữ bốn nhóm bảo vật quốc gia của Việt Nam
Năm 2013, Chùa Bút Tháp được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Trong số 13 nhóm bảo vật quốc gia tỉnh Bắc Ninh, tại chùa đang lưu giữ 4 bảo vật.
Chùa Bút Tháp toạ lạc tại ven dòng sông Đuống, có tên chữ là Ninh Phúc tự, thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa còn lưu giữ gần 100 pho tượng gỗ tạc trong nhiều tư thế đứng, ngồi, quỳ với nét mặt sinh động, biểu hiện nội tâm sâu sắc với ý nghĩa Phật giáo cao cả.
Chùa được xây dựng từ thế kỷ 14 với diện tích khoảng 10.000 m2, với lối kiến trúc độc đáo, phong cảnh trữ tình, bố cục hài hòa với môi trường thiên nhiên.
Trao đổi với PV, Thượng tọa Thích Thanh Sơn, Trụ trì chùa Bút Tháp cho biết: “Chùa Bút Tháp được xây dựng từ thời Trần, Thiền sư Huyền Quang đã cho tu sửa chùa và trụ trì tại đây. Chùa được xây theo cấu trúc kiểu nội công ngoại quốc, gồm nhiều toà, hai bên là hai dãy hành lang, mỗi dãy 26 gian, dài trên 100m. Đặc biệt, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ nguyên vẹn như lúc ban đầu.”
Bên cạnh giá trị lịch sử, kiến trúc, chùa Bút Tháp còn lưu giữ bốn nhóm bảo vật quốc gia gồm tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay, ba pho tượng Tam Thế, tòa Cửu phẩm liên hoa, Hương án đều được tạo tác bằng chất liệu gỗ từ thế kỷ XVII.
Độc đáo và đặc biệt nhất chính là tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay, đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012.
Tượng phật Quan Âm có 958 cánh tay ngắn và 42 tay dài, trong mỗi bàn tay có 01 con mắt. Đây được xem như một tác phẩm nghệ thuật bằng gỗ độc nhất mang nhiều ý nghĩa về Phật Giáo. Phật bà ngồi trên toà sen hồng được trang trí hoa văn sóng nước, rồng mây…
Cạnh bức tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay là hệ thống ba pho tượng Tam thế: Phật A Di Đà chủ trì quá khứ, Phật Thích Ca Mâu Ni chủ trì hiện tại và Phật Di Lặc chủ trì tương lai. Ba pho tượng được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020.
Ngoài ra, chùa còn có đến hơn 70 pho tượng bằng gỗ khác. Nơi đây được đánh giá là khuôn mẫu Phật giáo ở Việt Nam.
Tòa Cửu phẩm liên hoa hình tháp bát giác, cao 7,8 m xếp 9 tầng theo kiểu tòa sen được đặt ở chính giữa lòng nhà tòa Tích thiện am, thể hiện 9 kiếp tu của Đức Thích Ca Mâu Ni.
2 trong 3 pho tượng Tam thế được đặt cạnh tòa Cửu phẩm liên hoa.
Với những giá trị độc đáo, chùa Bút Tháp được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích quốc gia từ năm 1962, đến năm 2013 được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc (Nguồn: THĐT)
Honda Civic Type R 2023 tiếp tục "khan hàng" ngừng nhận khách đặt cọc
Tại Nhật Bản, Honda đã ngưng nhận đặt hàng đối với mẫu Civic Type R 2023 và hiện chưa có thông tin cho đợt tái đặt hàng tiếp theo.
Mới đây, Honda Nhật Bản đã thông báo tạm ngừng nhận đặt cọc Civic Type R thế hệ mới - chiếc sedan hiệu suất cao mới nhất của hãng. Nguyên do được cho là nhu cầu đặt mua Honda Civic Type R 2023 mới tăng cao nhưng nguồn cung chưa ổn định.
Mừng thọ mẹ chồng tôi biếu phong bì 20 triệu và cái kết
Trước khi ăn, Thảo đưa phong bì cho mẹ chồng, bà vui mừng nhận lấy. Thấy Thảo đưa phong bì, em dâu cũng vội vàng rút tiền cho trong túi ra
Thảo và chồng quen nhau khi đi làm thuê, điều kiện cả hai gia đình đều không tốt lắm. Sau hơn 2 năm hẹn hò thì họ kết hôn. Chính vì gia đình nghèo nên lúc cưới nhau, vợ chồng Thảo chỉ có hai bàn tay trắng, không có nhà cũng không tổ chức cưới hỏi. Chồng nói với Thảo trong nước mắt rằng sau này chắc chắn anh sẽ cho cô một cuộc sống tốt hơn. Thảo cũng tin chồng có thể làm được.
Sau kết hôn, vợ chồng Thảo thắt chặt chi tiêu, cần kiệm vừa làm ăn vừa tiết kiệm, sau một vài năm thăng chức tăng lương, cuối cùng cũng dành dụm được một số tiền lớn để mua nhà, chính thức trở thành công dân thành phố. Ngày mua nhà, chồng đưa Thảo đến một cửa hàng trang sức, mua tặng vợ một chiếc nhẫn vàng trắng có đính đá quý. Anh quỳ xuống trao cho cô khiến tất cả mọi người chứng kiến đều cảm động. Khoảnh khắc đó, Thảo cảm thấy mình là người phụ nữ hạnh phúc nhất trên thế giới.