Mưa kim cương trong hành tinh lõi băng giá là thế này

(Kiến Thức) - Giờ đây, các nhà khoa học đã biết được hiện tượng mưa kim cương xuất hiện bên trong các hành tinh băng giá khổng lồ là như thế nào.

Trước giờ, mưa kim cương từ lâu đã được cho là hình thành bên trong sao Hải Vương và sao Thiên Vương.
Tuy nhiên, cơ chế hình thành hiện tượng kỳ lạ này thì chưa ai xác định được.
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford đã tiến hành cuộc thí nghiệm mô phỏng để nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ này.
Mua kim cuong trong hanh tinh loi bang gia la the nay
Nguồn ảnh: Dailymail. 
Tiến sĩ Dominik Kraus cho hay rằng, hiện tượng mưa kim cương xảy ra phổ biến trong các hành tinh, cách bề mặt  ít nhất khoảng hơn 8.000 km.
Mưa kim cương có thể được tạo ra từ hỗn hợp Hydro, Carbon trong điều kiện nhiệt độ, chất xúc tác, năng lượng đặc thù các kiểu...
Để có được kết luận này, các nhà khoa học đã tiến hành tạo ra sóng xung kích nhân tạo trong môi trường thí nghiệm kết hợp với tia laser quang học.
Kết quả cho thấy dưới sự tác động của hai điều kiện trên, hàm lượng carbon nhanh chóng biến thành kim cương với các cấu trúc vô cùng nhỏ.
Khi đã như vậy, các khí mê tan ở các lớp trung gian bên trong các hành tinh cũng sẽ nhanh chóng tạo thành các chuỗi hydrocarbon (hydro và cacbon) rồi với áp suất và nhiệt độ cao ở các lớp sâu hơn và từ đó tạo thành hiện tượng mưa kim cương.
Xem thêm video: Các Bức Ảnh Chụp Sao Diêm Vương Qua Các Năm- Nguồn video: KHGT

Cách ngắm và điểm chiêm ngưỡng lý tưởng mưa sao băng ở VN tối nay

(Kiến Thức) - Vào đêm nay (12/8), rạng sáng ngày mai (13/8), những người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Perseids tuyệt đẹp.

Vào đêm 12/8, rạng sáng ngày 13/8 (giờ Việt Nam) tới đây, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm, đó là mưa sao băng Perseids với mật độ lên tới 60 - 120 vệt/giờ. Nếu trời quang mây, không mưa thì bạn đừng nên bỏ lỡ dịp được ngắm nhìn trận mưa sao băng lớn nhất nhì trong năm này.
Được biết, trận mưa sao băng Perseids này có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle (hay 109P/Swift-Tuttle) - quay quanh Mặt trời với chu kỳ 135 năm, được quan sát vào năm 1862. Khi Trái đất đi ngang qua sao chổi Swift-Tuttle có đường kính 27km, một đám lớn các mảnh thiên thạch từ ngôi sao chổi này sẽ lao vào khí quyển Trái đất. Những mảnh vụn thiên thạch này sẽ cọ xát với không khí và bốc cháy tạo thành các vệt sáng mà ta gọi là sao băng.

Những thông tin mới công bố về sao Hải vương gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Hàng loạt thông tin thú vị mới nhất liên quan tới sao Hải vương vừa được các nhà khoa học quốc tế công bố.

Cụ thể, các nhà khoa học thuộc Đại học Basque Country ở Bilbao, Tây Ban Nha vừa công bố tới giới khoa học những thông tin mới nhất liên quan tới sao Hải Vương
Theo đó, bầu khí quyển của Sao Hải vương là hỗn hợp hỗn hợp của khí hydro và heli, với các ion metan, nước và amoniac.