Mùa hè, mẹ bầu chớ dại ăn những món này kẻo hại con

Trời nóng nực mùa hè, dù có thèm đến mấy, mẹ bầu cũng chớ dại ăn những món này kẻo hại mình hại con đấy nhé.

Trái cây nóng
Vào mùa hè, các loại hoa quả rất phong phú và hấp dẫn nhưng hầu hết chúng đều là những loại quả có tính nóng. Là một mẹ bầu thông thái, bạn cần tìm hiểu biết rõ loại trái cây nào mình nên ăn, loại nào không nên để bảo vệ sức khỏe cho em bé trong bụng.
Ví dụ như đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Hoặc dứa có chứa thành phần bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây phá thai.
 
Đào, tuy chứa hàm lượng sắt dồi dào, giàu protein, đường, kẽm, pectin, nhưng lại gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác khi ăn quá nhiều.
Mận cũng là ví dụ điển hình khác của hoa quả mang tính ôn nhiệt không có lợi cho sức khỏe bà bầu nếu ăn nhiều. Mận có tính nóng cao, ăn nhiều sẽ làm cơ thể phát ban, xuất hiện mụn nhọt…
Ngoài ra các loại quả có tính nóng như mít, vải, sầu riêng, mận, nhãn...các bà bầu cần tránh.
Ăn/uống nước đá lạnh
Uống đủ nước là việc rất quan trọng và cần thiết với mọi người, nhất là bà bầu trong thời tiết mùa hè oi bức. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh nước đá lạnh hay đồ ăn lạnh bởi nếu uống/ăn nhiều đồ ăn lạnh sẽ khiến mạch máu ở ruột và dạ dày co rút đột ngột, làm giảm quá trình tiết dịch vị, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa, và có thể gây rối loạn tiêu hóa.
 
Ngoài ra, trong khi thai nghén, hệ miễn dịch của phụ nữ mang bầu kém hơn nên cần phải tránh các loại nước lạnh để không bị ốm, viêm họng.
Món ăn giàu chất béo hay nhiều dầu mỡ dễ gây chướng bụng
 
Với bà bầu dễ bị mắc chứng đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu, ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ trong mùa nắng nóng sẽ làm tình hình càng trở nên trầm trọng hơn. Dầu mỡ làm huyết dịch lưu lại trong dạ dày, đường ruột, giảm lượng máu vận chuyển đến não, tăng cảm giác chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi.
Hải sản còn sống
 
Bà bầu nên hạn chế ăn các loại hải sản còn sống như gỏi, cá hồi sống, hàu sống… vì các thức ăn này rất dễ gây dị ứng. Hơn nữa đồ ăn còn sống dễ khiến bà bầu nhiễm ký sinh trùng do sức đề kháng kém, dễ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi
Đồ ngọt
Món ăn nhiều đường không chỉ làm tăng lượng đường huyết, bộc phát nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, mà còn dẫn đến tình trạng sâu răng, dư cân, béo phì ở phụ nữ mang thai. Trong mùa nóng, nếu thắc mắc bà bầu không nên ăn gì, chắc hẳn đó phải là đồ ngọt.
 
Mùa nóng, khi lượng đường nạp vào trong máu nhiều sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi nảy nở trên da, dễ gây ra hiện tượng sưng phù, mụn nhọt; mặt khác còn phá vỡ sự cân bằng kiềm a-xít trong huyết dịch, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch.

Mẹ 9x chia sẻ bí quyết “mẹ mi nhon, con vượt chuẩn”

Mang thai 37 tuần, em bé trong bụng đã cán mốc gần 3kg, mẹ bầu Mai Lý khiến nhiều người ngưỡng mộ vì thân hình thon gọn, săn chắc.

Những ai gặp Mai Lý, mẹ bầu 27 tuổi (ở Hà Nội) vào thời điểm này sẽ không thể tin nổi rằng, cô đang ở tuần thứ 37 của thai kỳ. Hiện mẹ bầu này mới chỉ tăng hơn 9kg so với thời con gái.

5 thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con da trắng bóc

Mẹ bầu nên biết cách lựa chọn thực phẩm đúng cách để sinh con da trắng.

Nước đậu đen

​8 loại thảo mộc và gia vị người huyết áp cao nên ăn thường xuyên

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa huyết áp cao. Một số loại thảo mộc có thể giúp ích mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Tỏi: Tỏi là một loại thảo dược làm hạ huyết áp. Nó giúp thư giãn các mạch máu bằng cách kích thích việc sản xuất oxit nitric, do đó làm giảm huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm thu.
Tỏi: Tỏi là một loại thảo dược làm hạ huyết áp. Nó giúp thư giãn các mạch máu bằng cách kích thích việc sản xuất oxit nitric, do đó làm giảm huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm thu. 
Quế: Quế là một loại thảo mộc có thể làm giảm huyết áp của bạn. Chất chống oxy hóa mạnh này có thể làm giảm huyết áp, nhờ sự hiện diện của cinnamaldehyde và các hợp chất hữu cơ tan trong nước khác. Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên tạp chí American College of Nutrition nói rằng quế có thể chuyển hóa glucose và điều hòa huyết áp.
Quế: Quế là một loại thảo mộc có thể làm giảm huyết áp của bạn. Chất chống oxy hóa mạnh này có thể làm giảm huyết áp, nhờ sự hiện diện của cinnamaldehyde và các hợp chất hữu cơ tan trong nước khác. Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên tạp chí American College of Nutrition nói rằng quế có thể chuyển hóa glucose và điều hòa huyết áp
Hoa bụp giấm (Hibiscus): Từ lâu Hibiscus đã được dùng cho các lứa tuổi để quản lý huyết áp. Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy uống trà Hibiscus thường xuyên sẽ giúp hạ huyết áp ở người có huyết áp cao. Trong một phân tích tổng hợp năm 2015 được công bố, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng uống trà Hibiscus làm giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Hoa bụp giấm (Hibiscus): Từ lâu Hibiscus đã được dùng cho các lứa tuổi để quản lý huyết áp. Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy uống trà Hibiscus thường xuyên sẽ giúp hạ huyết áp ở người có huyết áp cao. Trong một phân tích tổng hợp năm 2015 được công bố, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng uống trà Hibiscus làm giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. 
Cây táo gai: Táo gai là một loại thảo dược tốt cho tim của bạn, đặc biệt nếu bạn bị cao huyết áp cao. Loại thảo mộc này giàu flavonoid và quercetin giúp giảm huyết áp động mạch và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trong Nghiên cứu Phytotherapy cho thấy rằng chiết xuất táo gai cho thấy giảm huyết áp tâm trương. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm lo lắng.
Cây táo gai: Táo gai là một loại thảo dược tốt cho tim của bạn, đặc biệt nếu bạn bị cao huyết áp cao. Loại thảo mộc này giàu flavonoid và quercetin giúp giảm huyết áp động mạch và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trong Nghiên cứu Phytotherapy cho thấy rằng chiết xuất táo gai cho thấy giảm huyết áp tâm trương. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm lo lắng. 
Húng quế: Để giữ cho mức huyết áp của bạn được ổn định, bạn có thể sử dụng húng quế. Với một lượng đáng kể axit ursolic và eugenol, húng quế có thể giúp giảm các triệu chứng tăng huyết áp. Nó giúp bạn bình tĩnh và làm giảm căng thẳng, đồng thời giữ huyết áp ổn định.
Húng quế: Để giữ cho mức huyết áp của bạn được ổn định, bạn có thể sử dụng húng quế. Với một lượng đáng kể axit ursolic và eugenol, húng quế có thể giúp giảm các triệu chứng tăng huyết áp. Nó giúp bạn bình tĩnh và làm giảm căng thẳng, đồng thời giữ huyết áp ổn định. 
Bạch đậu khấu là một loại gia vị giúp kiểm soát huyết áp cao. Điều này rất có thể là do flavonoid trong bạch đậu khấu. Nó cũng có kali, một khoáng chất để ổn định nhịp tim của bạn và kiểm soát huyết áp. Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên Tạp chí Sinh hóa và Sinh vật học Ấn Độ cho thấy những người uống bạch đậu khấu hàng ngày trong vài tháng đã giảm đáng kể huyết áp của họ.
Bạch đậu khấu là một loại gia vị giúp kiểm soát huyết áp cao. Điều này rất có thể là do flavonoid trong bạch đậu khấu. Nó cũng có kali, một khoáng chất để ổn định nhịp tim của bạn và kiểm soát huyết áp. Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên Tạp chí Sinh hóa và Sinh vật học Ấn Độ cho thấy những người uống bạch đậu khấu hàng ngày trong vài tháng đã giảm đáng kể huyết áp của họ. 
Trà xanh: Có một số chất trong trà xanh có thể hữu ích trong việc kiểm soát huyết áp cao. Các polyphenol trong trà xanh có nhiều đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Một nghiên cứu năm 2004 được công bố trên tạp chí Archives in Internal Medicine phát hiện rằng uống trà xanh hoặc trà ô long khoảng 120 mL mỗi ngày trong 1 năm làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.
Trà xanh: Có một số chất trong trà xanh có thể hữu ích trong việc kiểm soát huyết áp cao. Các polyphenol trong trà xanh có nhiều đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Một nghiên cứu năm 2004 được công bố trên tạp chí Archives in Internal Medicine phát hiện rằng uống trà xanh hoặc trà ô long khoảng 120 mL mỗi ngày trong 1 năm làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao. 
Cây móng mèo: Trong y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng cây móng mèo để điều trị bệnh cao huyết áp rất phổ biến. Ngoài ra, loại thảo dược này giúp ức chế sự kết tập tiểu cầu và hình thành cục máu đông, có hiệu quả trong việc ngăn chặn các cơn đau tim và đột quỵ.
Cây móng mèo: Trong y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng cây móng mèo để điều trị bệnh cao huyết áp rất phổ biến. Ngoài ra, loại thảo dược này giúp ức chế sự kết tập tiểu cầu và hình thành cục máu đông, có hiệu quả trong việc ngăn chặn các cơn đau tim và đột quỵ.