Một triệu chứng khi ngủ cảnh báo 7 loại ung thư

Triệu chứng sốt, vã mồ hôi ban đêm có thể xuất hiện ở nhiều loại ung thư và cả các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng khác như cảm cúm.

Có những triệu chứng cụ thể liên quan đến một bệnh, chẳng hạn như khối u ở ngực báo hiệu ung thư vú, nhưng không ít dấu hiệu lại xuất hiện ở nhiều loại bệnh. Điều đó có thể làm cho việc chẩn đoán không chính xác.

Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, bị sốt hoặc đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm là một trong những triệu chứng chung của nhiều loại ung thư cần chú ý. Biểu hiện này có thể do chính căn bệnh gây ra hoặc một số lý do khác có liên quan, chẳng hạn như thuốc men, nhiễm trùng và thay đổi nội tiết tố.

Mot trieu chung khi ngu canh bao 7 loai ung thu

Biểu hiện sốt, đổ mồ hôi ban đêm cảnh báo nhiều loại bệnh. Ảnh minh họa: Healthdigest.

Tổ chức trên giải thích: “Đổ mồ hôi hoặc sốt cao vào ban đêm có thể do nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Hiện tượng này cũng thường xảy ra với phụ nữ trong khoảng thời gian mãn kinh”.

Tuy nhiên, hãy đi khám sức khỏe nếu bạn bị đổ mồ hôi đêm nhiều dẫn tới ướt đẫm người hoặc sốt không rõ nguyên nhân.

Theo Express, có bảy loại ung thư có thể khiến mọi người đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Đó là u lympho không Hodgkin, u lympho Hodgkin, khối u carcinoid, bệnh bạch cầu, u trung biểu mô, ung thư xương, ung thư gan.

Nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư đổ mồ hôi đêm

- Nhiễm trùng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đổ mồ hôi cho bệnh nhân ung thư. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh giải thích: “Nhiễm trùng có thể khiến người bệnh bị sốt cao và cơ thể đổ mồ hôi nhằm giảm thân nhiệt. Điều trị nhiễm trùng sẽ giúp kiểm soát hoặc ngừng đổ mồ hôi”.

- Hormone: Nóng bừng và đổ mồ hôi có thể do thay đổi nồng độ hormone. Mức độ hormone bị tác động do bản thân bệnh ung thư hoặc do điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp hormone.

Điều trị ung thư vú có thể khiến phụ nữ mãn kinh sớm. Đối với một số chị em, điều này gây bốc hỏa và đổ mồ hôi. Những người đã mãn kinh có thể bị bốc hỏa trở lại khi bắt đầu điều trị nội tiết tố.

Đàn ông có nguy cơ bị đổ mồ hôi khi họ điều trị hormone ung thư tuyến tiền liệt vì giảm lượng testosterone trong cơ thể.

- Các loại thuốc: Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh nói thêm: “Đổ mồ hôi và bốc hỏa có thể là tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị bằng thuốc”.

Các triệu chứng ung thư chung khác cần chú ý bao gồm mệt mỏi, chảy máu hoặc bầm tím không rõ nguyên nhân, đau nhức, sụt cân không lý do, u hoặc sưng bất thường.

Bạn có hiểu đúng về thảo dược

Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.

Thường xuyên đổ mồ hôi ở những vùng này, đừng chủ quan

Nếu bạn đổ mồ hôi bất thường ở những vị trí này thì nên cẩn trọng nhé.

Tuyến mồ hôi nằm trên các cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Đồng thời, các thành phần của mồ hôi tương tự như nước tiểu, là một cách quan trọng để giải độc và tiêu nhiệt.

Cơ thể con người chứa hơn 2 triệu tuyến mồ hôi, có thể duy trì sự trao đổi chất của da, duy trì sự cân bằng sinh lý, đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống nội tiết.

Vì sao người Nhật hay đi tất khi ngủ?

Nghiên cứu cho thấy, những người đi tất dễ thiếp vào giấc ngủ, ngủ lâu hơn và tránh được một số vấn đề sức khỏe.

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tuổi thọ trung bình của người dân nước này vào năm 2021 là 87 tuổi (nữ giới) và hơn 81 tuổi (nam giới).

Theo Aboluowang, người Nhật tin rằng sức khỏe không chỉ phụ thuộc vào dinh dưỡng mà còn là lối sống, sinh hoạt. Họ có thói quen đi tất quanh năm, kể cả khi ngủ.

Vi sao nguoi Nhat hay di tat khi ngu?

Ảnh minh họa: Clevelandclinic

Trên thực tế, nhiều người cảm thấy lòng bàn chân nóng ran, khó chịu nếu đi tất khi ngủ. Sau khi cởi tất, họ cảm thấy dễ chịu hơn.

Nhưng người Nhật thì khác, họ đi tất quanh năm, kể cả lúc đã ở trên giường. Người Nhật bắt đầu nghiên cứu về tác dụng của tất từ giữa những năm 1980 và thu được những kết quả khả quan.

Trong khi căng thẳng và một số tình trạng sức khỏe nhất định thường được coi là thủ phạm đằng sau những đêm trằn trọc, có thể còn một lý do khác khiến bạn không thể ngủ được: bàn chân lạnh.

Theo Cnet, phân tích cho thấy những người đi tất dễ thiếp vào giấc ngủ, ngủ lâu hơn và thức giấc ít hơn.

Tác dụng của đi tất khi ngủ

Ngủ ngon hơn

Trong một ngày, thân nhiệt của bạn tăng và giảm cùng với nhịp đồng hồ sinh học 24 giờ. Bạn cảm thấy ấm áp nhất từ 16 tới 20h.

Khi bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, thân nhiệt sẽ giảm xuống, điều này giúp cơ thể biết rằng đã đến giờ đi ngủ. Bằng cách hạ nhiệt vào thời điểm đó, bạn có thể ngủ thoải mái hơn và tránh tình trạng quá nóng vào ban đêm dễ dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

Tuy nhiên, nếu cảm nhận được rằng bàn chân đang lạnh, cơ thể có xu hướng cố gắng bù đắp quá mức bằng cách tăng thân nhiệt. Khi nóng hơn, bạn có thể khó ngủ.

Bằng cách đi tất vào ban đêm, bạn sẽ làm ấm bàn chân, giúp giãn mạch, giải phóng nhiệt qua da, hạ thân nhiệt.

Giảm các triệu chứng của hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud khiến các mạch máu ở tứ chi co lại, làm giảm lưu lượng máu đến những vùng đó. Tình trạng này có thể khiến các bộ phận như ngón tay, mũi và ngón chân bị lạnh và tê. Đi tất giữ ấm cho đôi chân giúp bạn ít bị hội chứng trên tấn công hơn.

Giảm bốc hỏa do mãn kinh

Nếu đang trải qua những cơn bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi ban đêm trong thời kỳ mãn kinh, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng đi tất khi đi ngủ có thể giúp hạ nhiệt. Trước khi bốc hỏa, thân nhiệt của bạn tăng lên - nhưng giữ ấm bàn chân vào ban đêm sẽ giúp hạ thân nhiệt.

Ngăn ngừa nứt nẻ bàn chân

Nếu gót bàn chân khô nứt nẻ, bạn có thể chữa lành bằng cách chăm sóc chân trước khi đi ngủ. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên ngâm chân, lau khô, tẩy tế bào chết và thoa kem dưỡng da. Cuối cùng, mang một đôi tất cotton thoáng khí sạch sẽ.

Lưu ý

Nếu bạn quyết định mang tất trong khi ngủ, có một số điều cần lưu ý, bao gồm cả loại tất phù hợp.

Ngoài ra, không phải tất cả mọi người đều nên có thói quen này. Nếu bạn có các vấn đề về tuần hoàn hoặc bàn chân bị sưng tấy, đi tất khi ngủ có thể làm giảm lưu lượng máu và khiến những vấn đề trên trở nên tồi tệ hơn.

Đi loại tất nào?

Bạn nên chọn một đôi tất rộng và thoải mái. Nếu quá chật, tất có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu.

Ngoài ra, tất cần được làm từ vật liệu tự nhiên. Các loại sợi như cotton và cashmere thoáng khí hơn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và duy trì độ ẩm.

Bạn cũng có thể ngâm chân nước ấm trước khi ngủ hoặc đắp một chiếc chăn giữ ấm cho chân.

Lợi ích khi ăn đậu phụ

Đậu phụ mang lại một số lợi ích như tăng cường sức khỏe não bộ, giảm các triệu chứng mãn kinh và ngăn ngừa bệnh tim.

Loi ich khi an dau phu

Protein từ đậu phụ có đầy đủ các lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Recept.

Theo Health, đậu phụ là sản phẩm được chế biến từ sữa đậu nành. Món ăn này có nguồn gốc từ Trung Quốc và nhanh chóng trở nên phổ biến khắp một số quốc gia ở châu Á.