Một phụ nữ nhiễm liên cầu lợn: Bệnh nguy hiểm ra sao?

(Kiến Thức) - Ngày 16/7, ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trên địa bàn tỉnh phát hiện bệnh nhân Trần T. H. (SN 1961, trú tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà) nhiễm liên cầu lợn.

Trước đó, ngày 8/7, bà H. có các triệu chứng sốt cao liên tục, rét run, nhức mỏi toàn cơ thể và tự mua thuốc uống nhưng không thuyên giảm. Do bà H. đau đầu liên tục kèm nôn mửa nên đã được người nhà đưa nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế, được chẩn đoán viêm màng não. Kết quả xét nghiệm cấy dịch não tủy cho thấy bệnh nhân H. nhiễm liên cầu lợn.
Được biết, bệnh nhân H. làm nghề bán vé số trên địa bàn TP Huế đến cuối ngày mới về nhà. Trước khi mắc bệnh, bệnh nhân này sống cùng con, gia đình không nuôi lợn và các hộ dân xung quanh cũng không nuôi lợn. Hiện bệnh nhân đang được ngành y tế tích cực cứu chữa.
Mot phu nu nhiem lien cau lon: Benh nguy hiem ra sao?
Liên cầu lợn là bệnh rất nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao. Ảnh minh họa. 
Theo cơ quan chức năng, 2 tuần qua khu vực quanh nhà bà H. sinh sống không có lợn mắc bệnh, cũng không có người nào mắc bệnh tương tự. Những người thân trong gia đình và những người xung quanh đã tiếp xúc với bà H. được theo dõi sức khỏe hàng ngày, hiện sức khỏe ổn định.
Liên cầu lợn là bệnh rất nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao. Cả hai thể bệnh do liên cầu khuẩn lợn gây ra là thể viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết đều gây ra biểu hiện nặng nề. Với viêm não, bệnh nhân thường phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần. Còn với bệnh nhiễm khuẩn huyết có những bệnh nhân phải điều trị đến 2 tháng, với chi phí hàng trăm triệu, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không trầm trọng và có những ca bệnh đã không thể qua khỏi vì quá nặng.
Một nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ thực hiện trong năm 2010 cho thấy, đây là bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Cụ thể trong năm 2010 miền Bắc có 55 trường hợp mắc liên cầu nặng phải nhập viện này điều trị. Trong đó có tới 7 người bị tử vong (12,73%).

Mời độc giả theo dõi video "Không có bằng chứng người khỏi bệnh COVID-19 không tái nhiễm". Nguồn: VTV24.

Bệnh liên cầu lợn ở lợn rất khó phát hiện, thường phải qua xét nghiệm mới biết. Vi khuẩn liên cầu lợn có khắp nơi trong tự nhiên, ổ chứa là lợn nhà (đã thuần chủng).
Lợn mang liên cầu khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp cho con người thông qua việc ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua, nem chạo…) hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da (đặc biệt là những người giết mổ, chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến thực phẩm…).
Điều tra các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn trên người cho thấy khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh.
Để phòng nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, người dân không được giết mổ lợn ốm, chết; không mổ lợn, chế biến thịt lợn khi có vết thương ở tay, rửa tay sạch sau khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, nem chạo, tiết canh... Cần nấu chín thịt lợn và các chế phẩm từ lợn bởi khi thịt lợn được nấu chín, vi khuẩn liên cầu hoàn toàn bị tiêu diệt và không còn khả năng gây bệnh.
Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy thì nên có các phương tiện phòng hộ. Khi có biểu hiện sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy..., cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị, tránh nguy cơ tử vong.

Nguy kịch tính mạng vì ham bát tiết canh lợn

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân ở Thái Bình chuyển đến bị nhiễm trùng huyết, suy đa tạng do ăn tiết canh lợn
 

Thông tin từ ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân ăn tiết canh lợn nhập viện.

Nam bệnh nhân là ông T.Q.N 57 tuổi ở Thái Bình. Sau ăn tiết canh lợn 4 ngày, ông N xuất hiện sốt cao, đi ngoài phân lỏng. Ông N. được gia đình đưa vào bệnh viện tỉnh nhưng đã xuất hiện sốc, ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW vào ngày 1/10.

Về Bến Tre, đừng quên thưởng thức món cơm dừa tôm rang trứ danh

(Kiến Thức) - Cơm dừa là một trong những món ăn đặc biệt nổi tiếng chỉ có ở Bến Tre. Món cơm dừa có nét khác biệt, hấp dẫn người ăn từ vị dẻo của gạo đến vị thơm ngọt thanh của dừa.

Ve Ben Tre, dung quen thuong thuc mon com dua tom rang tru danh

Cơm dừa ăn kèm tôm rang là món ngon bạn không nên bỏ lỡ khi có dịp du lịch Nam Bộ. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi người ta nấu cơm trong trái dừa và dùng chính nước dừa để nấu nhờ đó mà tạo nên sự độc đáo của món ăn.

Ve Ben Tre, dung quen thuong thuc mon com dua tom rang tru danh-Hinh-2
Món cơm nấu nước dừa là một trong nhiều món ăn được người dân Bến Tre sáng tạo nên, mang hương vị rất riêng.
Ve Ben Tre, dung quen thuong thuc mon com dua tom rang tru danh-Hinh-3
Cách làm món cơm dừa của người dân Bến Tre không khác với cơm lam của đồng bào Tây Bắc là mấy. Nếu cơm lam nấu trong ống nứa với nước suối, chín bằng cách đốt trực tiếp trên lửa thì cơm dừa chín bằng nước dừa và hấp cách thủy.
Ve Ben Tre, dung quen thuong thuc mon com dua tom rang tru danh-Hinh-4
Gạo dùng để nấu cơm phải chọn loại gạo dẻo, thơm. Dừa phải chọn trái ngọt nước, dày cơm, ngon nhất là dừa xiêm. Dừa để nguyên trái, dùng dao sắc khía sâu một đường tròn phía trên để lấy hết nước và giữ lại phần này để làm nắp đậy.
Ve Ben Tre, dung quen thuong thuc mon com dua tom rang tru danh-Hinh-5
Khi trái dừa đã được lấy hết nước, cho gạo vào sao cho đến lúc cơm chín nở đầy là vừa. Tiếp theo rót nước dừa xăm xắp mặt gạo. Cho dừa vào nồi, hấp cách thủy khoảng một giờ là được.
Ve Ben Tre, dung quen thuong thuc mon com dua tom rang tru danh-Hinh-6
Để cơm dừa ngon thì lượng nước dừa và gạo phải vừa khéo, nước ít quá cơm sẽ cứng, nhiều thì cơm nhão. Nếu là người làm quen tay thì chỉ cần nghe mùi thơm từ nồi hấp bay ra sẽ biết cơm chín hay chưa.
Ve Ben Tre, dung quen thuong thuc mon com dua tom rang tru danh-Hinh-7
 Cơm nấu chín vẫn phải để trong nồi hấp cho nóng vì cơm dừa hay bị sậm màu, hoặc ngả màu tím khi ra ngoài không khí.
Ve Ben Tre, dung quen thuong thuc mon com dua tom rang tru danh-Hinh-8
Ăn cơm dừa kèm theo một đĩa tôm rang mới đúng điệu, nhưng tôm phải là tôm đất (được bắt lên từ ao hồ, kênh rạch) mới ngon. Tôm bắt về cắt đầu đuôi, rửa sạc, để ráo, ướp chút muối, nước mắm, đường cho thấm.
Ve Ben Tre, dung quen thuong thuc mon com dua tom rang tru danh-Hinh-9
Phi thơm hành, trút tôm vào xào, khi tôm ngã sang màu đỏ thì nêm thêm một chút nước cốt dừa để tôm được giòn, béo và thơm. Rang cho tới khi tôm khô se là được.
Ve Ben Tre, dung quen thuong thuc mon com dua tom rang tru danh-Hinh-10
Nhấp nháp miếng cơm dừa, nhai giòn giòn con tôm đất, cảm nhận được hết mùi thơm, vị ngon ngọt, béo bùi của món ăn. Nếu có dịp về Bến Tre, bạn nhớ tìm và thưởng thức món cơm dừa thơm ngậy này. Ảnh: Internet. 

Mời độc giả theo dõi video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

4 loại nước uống độc hại, chớ dại dùng nhiều kẻo hối không kịp

Những loại nước dưới đây chứ nhiều nitơ, độc tố gây nguy hiểm tới hệ tiêu hóa cũng như gan thận của bạn.

Nước đun sôi để nguội lâu ngày

Nếu như nước đã đun sôi để nguôi lâu ngày bản chất vô cùng lành tính. Nhưng nếu bạn giữ nó từ hai ngày trở lên thì những thành phần trong nước sẽ bị biến đổi gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.