Món ăn gây sốc với nhiều người là đặc sản quý vùng Tây Bắc

Khi đã bị cuốn vào ẩm thực Tây Bắc thì sau những ngỡ ngàng là cuốn hút và mê mẩn, sâu tre cũng là một món ăn như vậy. Thực khách dưới xuôi đã được nếm thử, nếu đã gật gù thì lại mong có dịp thưởng thức.

Trên bản đồ ẩm thực, nhiều món ăn Tây Bắc có cái tên khiến người ta ấn tượng và nhớ mãi, thậm chí tên nghe trúc trắc như nậm pịa, canh bon hay pa pỉnh tộp… Biết tên rồi, gạt bỏ chút e ngại và thưởng thức thì những món ăn ấy càng gây bất ngờ vì hương vị độc đáo. Nhưng có lẽ món sâu tre sẽ khiến thực khách giật mình hơn cả.

Loại sâu tre sinh trưởng ở thân tre non héo ngọn

Mon an gay soc voi nhieu nguoi la dac san quy vung Tay Bac

Sâu tre là đặc sản của một số tỉnh miền núi.

Là một loại ấu trùng sống trong đốt tre, sâu tre có màu trắng muốt, dài chừng hai đốt ngón tay. Người miền núi như đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La, cứ mỗi độ thu sang, tầm tháng 9, tháng 10 lại tấp nập lên rừng săn sâu. Đây là thời điểm sâu sinh trưởng nhiều và phù hợp để chế biến thành món ăn.

Gọi là săn vì không có sẵn, không phải thân tre nào cũng là nơi sinh trưởng của loại sâu này. Chúng thường trú ẩn ở những những thân tre còn non nhưng đã bị héo phần ngọn, nếu trên thân xuất hiện những lỗ đục nhỏ, đốt tre co lại bất thường thì chắc chắn cây tre đó có sâu.

Người ta chỉ cần hạ cây tre sâu xuống, dùng dao khéo léo chẻ dọc thân tre là lộ ra những con sâu béo mầm, trắng ngần. Nếu đã tìm đúng thân tre có sâu thì sẽ thu hoạch được khá nhiều sâu trong thân, trung bình khoảng 0,5 kg hoặc hơn.

Sâu tre, sâu măng hay còn gọi là sùng tre (Omphisa fuscidentalis) là một loài ngài thuộc họ Crambidae. Loại sâu này nhỏ bằng đầu đũa, thuôn dài khoảng 2 đốt ngón tay và trắng ngần. Với người không biết nhìn sẽ tưởng đó là sâu chít, một loại sâu thường để ngâm rượu. Sâu tre gần giống với sâu chít song sâu chít người dân thường dùng để ngâm rượu chứ không ăn còn sâu tre mọi người thường mua về chế biến.

Sâu tre có ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn… Mùa sâu tre ngắn ngủi trong một tháng, vì chúng sinh sôi trong thời gian thường từ tháng 9 đến tháng 10 là hết nên được xem là món đặc sản hiếm. Do đó nhiều người tranh thủ mua rồi cấp đông để chuyển về dưới xuôi.

Trước kia, sâu tre chỉ được dùng làm món ăn trong gia đình đồng bào thiểu số nhưng sau này sâu tre trở thành đặc sản được nhiều người ở dưới xuôi ưa chuộng nên dần dần giá thành cao. Mỗi kg sâu tre tươi có giá từ 500 - 700 nghìn đồng, tuy nhiên không phải cứ có tiền là mua được mà cần phải dặn trước người buôn. Ngoài món sâu tre tươi hoặc cấp đông được rao bán trên mạng, hiện nay còn có các sản phẩm sâu tre sấy giòn được đóng gói.

Mon an gay soc voi nhieu nguoi la dac san quy vung Tay Bac-Hinh-2

Sâu tre được chế biến thành món ăn béo ngậy. Ảnh: A Bản

Cách chế biến sâu tre

Ở nhà của đồng bào, món sâu tre được chế biến đơn giản, thường là món sâu tre rang lá chanh rồi trút ra chiếc đĩa cũ, cả nhà quây quần thưởng thức.

Xuống phố, món sâu tre có thể được chế biến cầu kỳ hơn chút, sau khi rửa sạch sâu, ngâm nước muối loãng rồi ướp thêm chút tiêu muối cho ngấm khoảng 15 phút rồi phi thơm hành, trút sâu tre vào chảo, đảo nhanh tay. Khi sâu chuyển sang màu vàng nhạt, cho lá chanh thái chỉ vào đảo đều, chừng 3 phút vì đảo lâu sẽ bị giòn mất đi độ béo ngậy, cuốn sâu tre với lá lốt chấm nước măng chua.

Có người lại sơ chế sâu tre bằng cách chần qua nước sôi có chứa lá chanh, sả, gừng, sau đó ướp gia vị và sấy khô giòn cùng lá chanh, sả, ớt. Ngoài ra, còn có thể chế biến các món ăn khác nhau như xào, chiên, băm chả, hấp… ăn kèm với cơm nếp hoặc làm mồi nhậu lai rai.Cẩn trọng khi ăn côn trùng

Không ít ca ngộ độc do ăn côn trùng đã xảy ra do đó khi mới lần đầu nếm thử nên chú ý phản ứng của cơ thể. Côn trùng cũng như nhiều loại thực phẩm chứa protein (sữa, động vật có vỏ...) có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm. Những phản ứng này có thể bao gồm phát ban, nổi mẩn ngứa, buồn nôn, tiêu chảy và sốc phản vệ cùng nhiều phản ứng khác. Do đó, những người từng bị dị ứng với tôm hoặc các loài giáp xác khác, rất có thể sẽ bị dị ứng với côn trùng ăn được.

Do chưa có các nghiên cứu sâu, đầy đủ về côn trùng sử dụng trong chế biến thực phẩm, vì vậy, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khuyến cáo:

- Tuyệt đối không sử dụng, không ăn thử các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

- Lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.

- Tuân thủ sơ chế an toàn, rửa sạch, làm sạch, ngâm nước muối và nấu chín, tuyệt đối không ăn sống.

- Khi có biểu hiện ngộ độc cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Cận cảnh món đùi gà cay bỏng lưỡi, thách thức người ăn

(Kiến Thức) - Để chuẩn bị món đùi gà cay bỏng lưỡi, ngay cả vị đầu bếp lâu năm cũng cần nhờ đến sự trợ giúp của mặt nạ và găng tay để đảm bảo sức khỏe.

Món ăn kỳ dị này được đầu bếp Muhammed Karim đến từ Nhà hàng Bindi (Anh). chuyên phục vụ các món ăn cay. Muhammed “khai sinh” cho nó với tên gọi Atomic Kick Ass (Kick Ass bom nguyên tử) bởi sức cay của nó có thể tàn phá cơ thể giống như một trái bom trong miệng vậy.
Khi chế biến, vị đầu bếp lâu năm phải nhờ đến sự trợ giúp của mặt nạ chống độc và găng tay.
Khi chế biến, vị đầu bếp lâu năm phải nhờ đến sự trợ giúp của mặt nạ chống độc và găng tay.

Lạng Sơn: Đấu giá hơn 200 triệu đồng một quả na

Sáng 19/8, ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn diễn ra chương trình Quảng bá, tiêu thụ na và các sản phẩm OCOP. Màn đấu giá na với mức hơn 200 triệu đồng/quả thu hút sự quan tâm của người địa phương và du khách.

Ông Vi Nông Trường - Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng - cho biết: Cách đây hơn 40 năm, cây na đã đến với vùng đất Chi Lăng, từ một giống cây cho quả bình thường, loại quả này phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu Chi Lăng đã trở thành loại quả ngon lành, bổ dưỡng nức tiếng.

Na có hai loại: Na dai và na bở được trồng trên núi, nhờ sương trời và đất núi, trái na đạt hương vị thơm ngon nhất khi được trồng trên mảnh đất Chi Lăng lịch sử; đóng góp vào danh sách những đặc sản ngon nức tiếng xa gần của vùng đất Lạng Sơn. Cây na đã trở thành cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bà con nông dân.

Cận cảnh biệt thự xa hoa gần 200 tỷ của chồng cũ Lệ Quyên

Biệt thự của chồng cũ Lệ Quyên có diện tích hơn 700 m2, view nhìn trực diện sông Sài Gòn và trang bị nội thất cực kỳ sang trọng.

Can canh biet thu xa hoa gan 200 ty cua chong cu Le Quyen
 Trên trang cá nhân, mới đây bầu sô nổi tiếng Liên Phạm - vợ cũ Đàm Vĩnh Hưng đã hé lộ hình ảnh về cơ ngơi của đại gia Đức Huy - chồng cũ Lệ Quyên.