Mổ xẻ công nghệ phát hiện kháng thể chống COVID-19 cực mạnh

Một công nghệ được phát triển tại Viện Y tế thuộc Đại học Vanderbilt giúp khám phá ra một kháng thể đơn dòng “cực mạnh” chống lại nhiều biến thể của SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19.

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Cell Reports, công nghệ mới có tên LIBRA-seq đã giúp đẩy nhanh việc phát hiện ra các kháng thể đơn dòng có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2. Nó cũng cho phép các nhà nghiên cứu sàng lọc các kháng thể chống lại các loại virus khác đã hoặc chưa từng gây bệnh cho người có khả năng gây bệnh cao ở hiện tại hay ở tương lai.
Ivelin Georgiev, Tiến sĩ, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Vanderbilt về Vi sinh và Miễn dịch học, đồng thời là phó giám đốc của Viện Kiểm soát Nhiễm trùng, Miễn dịch và Phòng chống Viêm Vanderbilt cho biết: “Đây là một cách để chủ động xây dựng một kho phương pháp trị liệu tiềm năng mới”.
Mo xe cong nghe phat hien khang the chong COVID-19 cuc manh
Kháng thể “cực mạnh” chống lại các biến thể COVID-19 được phân lập tại Trung tâm Y tế trường Đại học Vanderbilt. Ảnh: @ Đại học Vanderbilt. 
Georgiev còn cho biết: “Các mầm bệnh tiếp tục phát triển và về cơ bản chúng tôi đang chạy đua trong cuộc đua bệnh tật, đại dịch đang biến chủng tăng tốc”.
Ông nói: “Cần có một cách tiếp cận chủ động hơn để dự đoán các đợt bùng phát trong tương lai, trước khi chúng xảy ra để ngăn chặn sự lặp lại từ kịch bản COVID-19”.
Trong báo cáo của mình, Georgiev và các đồng nghiệp mô tả việc phân lập một kháng thể đơn dòng từ một bệnh nhân đã khỏi bệnh sau COVID-19 “cho thấy khả năng trung hòa mạnh” chống lại virus SARS-CoV-2 của kháng thể này. Nó cũng có hiệu quả chống lại các biến thể của virus như Delta đang làm chậm nỗ lực kiểm soát đại dịch của toàn cầu.
Theo nhóm nghiên cứu, công nghệ LIBRA-seq là viết tắt của Linking B-cell Receptor with Antigen Specificity, thực chất là một công nghệ thông qua việc giải trình tự gen. Từ đó tiến lập bản đồ trình tự di truyền của các kháng thể và đặc điểm nhận dạng của các kháng nguyên virus cụ thể, các dấu hiệu protein virus mà các kháng thể nhận ra và tấn công. Mục đích là để tìm ra một cách nhanh hơn để xác định các kháng thể đơn dòng cừ khôi khi virus tấn công vào cơ thể.
Mo xe cong nghe phat hien khang the chong COVID-19 cuc manh-Hinh-2
.Ivelin Georgiev, Tiến sĩ, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Vanderbilt về Vi sinh và Miễn dịch học, đồng thời là phó giám đốc của Viện Y tế Kiểm soát Nhiễm trùng, Miễn dịch và Phòng chống Viêm Vanderbilt. Ảnh: @ Đại học Vanderbilt. 
Nói về tính cấp thiết của công nghệ này, Georgiev nhận định: “Chúng tôi cần tiếp tục nâng cấp phổ quát công nghệ này, và tiến hành cho thử nghiệm lâm sàng rộng rãi ở quy mô số lượng bệnh nhân khỏi Covid-19 nhiều hơn để có được cứ liệu chuẩn xác nhất, sau đó sớm đưa vào ứng dụng thực tế trong y học hiện đại".
"Điều này cần thiết và nhanh chóng vì nếu chúng ta chần chừ (nói cách khác cho vi rút đủ thời gian), nó sẽ có rất nhiều biến thể khác phát sinh, một hoặc nhiều trong số đó có thể né tránh các loại vắc xin hiện tại và thậm chí còn tồi tệ hơn cả biến thể Delta". 

Tại sao động vật có độc không chết vì độc tố của chính chúng?

Động vật có độc đã phát triển nhiều “thủ thuật” đặc biệt để tránh bị ngộ độc từ chính độc tố của mình.

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?
Một số loài động vật độc nhất trên thế giới thuộc về một số loài ếch nhỏ, nhiều màu sắc trong đó có ếch phi tiêu độc, thuộc họ Dendrobatidae, sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ.  

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-2
 Đây là một loài ếch duy nhất mang đủ chất độc để giết chết 10 người trưởng thành. Nhưng điều thú vị là những con ếch này không phải sinh ra đã có độc, mà chúng hấp thụ hóa chất độc của mình bằng cách ăn côn trùng và động vật chân đốt khác. Nhưng nếu chất độc này gây chết người như vậy, tại sao bản thân chúng lại không chết khi ăn phải?

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-3
Fayal Abderemane-Ali, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu tim mạch của Đại học California San Francisco, và là tác giả chính công trình này cho rằng, những con ếch độc thuộc họ Dendrobatidae tích trữ loại độc tố gọi là batrachotoxin. 

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-4
 Abderemane-Ali cho biết có ba chiến lược mà các loài động vật có độc sử dụng để ngăn chặn quá trình tự nhiễm độc trong cơ thể, dù chúng có mang bên mình vũ khí chất độc. Cách phổ biến nhất liên quan đến một đột biến di truyền làm thay đổi một chút hình dạng của protein đích.

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-5
 Lấy ví dụ từ một loài ếch độc tên là Dendrobates tinctorius azureus mang một chất độc gọi là epibatidine. Ở đây, chúng đã tự sản sinh bắt chước một chất hóa học truyền tín hiệu có lợi gọi là acetylcholine. 

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-6
Theo một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Science, những con ếch này đã tiến hóa sự thích nghi trong các thụ thể acetylcholine của chúng, làm thay đổi một chút hình dạng của các thụ thể đó khiến chúng có khả năng kháng lại độc tố đích. Một chiến lược khác được những tay động vật có độc sử dụng là khả năng loại bỏ hoàn toàn chất độc ra khỏi cơ thể, Abderemane-Ali chia sẻ thêm.

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-7
 Còn chiến lược thứ ba được gọi là "cô lập" chất độc. Adberemane-Ali cho biết: “Con vật sẽ phát triển hệ thống thu nhận hoặc hấp thụ chất độc theo dạng tách rời để đảm bảo rằng nó không gây ra vấn đề cho con vật”.

Tai sao dong vat co doc khong chet vi doc to cua chinh chung?-Hinh-8
Trong nghiên cứu mới, Adberemane-Ali nghi ngờ rằng những con ếch này rất có thể đang sử dụng chiến lược cô lập để tránh nhiễm độc tự động, bằng cách sử dụng một thứ mà ông gọi là "miếng bọt biển protein". 

Lời giải chấn động “xác ướp người ngoài hành tinh” bí ẩn nhất TG

Vào năm 2003, các nhà khảo cổ học tại Chile đã khai quật được một xác ướp chỉ dài 13cm và có ngoại hình không khác gì người ngoài hành tinh khiến giới giới khoa học phải đau đầu nhiều năm sau đó.

Loi giai chan dong “xac uop nguoi ngoai hanh tinh” bi an nhat TG
 Atacama là một sa mạc khô cằn ở Nam Mỹ với tuổi đời khoảng 15 triệu năm và có khí hậu giống hệt sao Hỏa. Thậm chí Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã từng thử nghiệm nhiều nghiên cứu tại đây vì có nhiều thứ kỳ lạ.

Công nghệ khử trùng COVID-19 trong các bệnh viện quan trọng ra sao?

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự đổi mới và cải thiện trong việc khử trùng tất cả các khu vực bệnh viện.

Một trong những bài học khẩn cấp mà đại dịch COVID-19 đặt ra đó là việc tăng cường các biện pháp làm sạch và khử trùng trong bệnh viện, đặc biệt là ở những khu vực xung yếu.