Mổ nhầm trái phải là sự cố y khoa chiếm 59% tại Mỹ

(Kiến Thức) - Hàng năm tại Mỹ, con số ước tính lên tới 2.700 ca mổ nhầm vị trí. Thực tế cho thấy, mổ nhầm bên trái phải là loại nhầm lẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 59%.

Theo TS.BS. Lê Tuấn Thành – Viện Tim Mạch Việt Nam, mổ nhầm vị trí được coi là một sự cố hiếm gặp. Trước hết chúng ta phải khẳng định đây là sự cố, bởi không có bác sĩ nào muốn rơi vào tình trạng này. Theo những nghiên cứu mới đây cho thấy hàng năm tại Mỹ, con số ước tính có thể lên tới 2.700 ca mổ nhầm vị trí. Thực tế cho thấy (hình), mổ nhầm bên bên trái phải là loại nhầm lẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 59%.
Mo nham trai phai la su co y khoa chiem 59% tai My
 Mổ nhầm bên (phải – trái) là loại nhầm lẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 59%
Liên quan đến sự cố y khoa mổ nhầm vị trí, ngày 19/7 vừa qua, anh Trần Văn Thao (37 tuổi, trú huyện Ứng Hoà, Hà Nội nhập Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và được chẩn đoán liệt thần kinh chày trước chân trái. Anh Thao được đưa vào phòng mổ với chỉ định mổ chuyển gân chầy sau chân trái. Trong quá trình mổ, các bác sĩ đã nhầm lẫn và mổ chân phải của anh Thao. Sau khi phát hiện, các bác sĩ đã mổ lại chân trái của anh Thao theo đúng chỉ định...
Ngay sau khi xảy ra vụ việc trên, Bệnh viện Việt Đức đã tổ chức họp báo công khai, thể hiện sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao của một bệnh viện đầu ngành. Họ đã không hề tìm cách lấp liếm sự việc mà ngay lập tức nhìn nhận vấn đề theo hướng minh bạch.
Mo nham trai phai la su co y khoa chiem 59% tai My-Hinh-2
 Bệnh nhân Trần Văn Thảo sau khi bị mổ nhầm chân. Ảnh: Thái Hà
"Họ đã không hề tìm cách lấp liếm sự việc mà ngay lập tức nhìn nhận vấn đề theo hướng minh bạch. Nguyên nhân được làm rõ, trách nhiệm được khẳng định, bệnh nhân được hỗ trợ tối đa về tài chính và chuyên môn, đó là cách làm của những bác sỹ có tâm. Đây là hành động dũng cảm và phù hợp với vai trò “anh cả ngoại khoa cả nước”. Khi những sai sót y khoa được minh bạch như vậy, các đồng nghiệp sẽ rút ra được bài học, tiền đề giúp giảm thiểu các ca sai sót y khoa tương tự sau này Hành động này sẽ làm gương cho các bệnh viện khác về cách ứng xử trước một sai sót chuyên môn", TS.BS. Lê Tuấn Thành chia sẻ trên báo Sức Khỏe và Đời Sống.
Theo TTƯT. BS. Trần Sĩ Tuấn – Tổng biên tập báo Sức khỏe & Đời sống, tai biến y khoa xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời đại nào và bất cứ nước nào trên thế giới. Ngay ở Mỹ, năm 1999, người ta đã thống kê tỷ lệ tai biến là 3,7%; Ở Úc, một đất nước mà an toàn y khoa tương đối cao, có tới 8% bị tai biến (cứ 100 người vào BV thì có đến 8 người bị tai biến). Tại các nước y học phát triển khác như châu Âu thì tỷ lệ tai biến từ 5 – 15%. Ở VN, số lượng tai biến trong y khoa cũng không phải là ít. Nhưng tất cả các tai biến y khoa đều có thể giảm nếu như chúng ta dự phòng và tìm ra nguyên nhân để phòng tránh.
TS.BS. Lê Tuấn Thành cũng cho biết thêm, trên thực tế, sai sót Y khoa luôn rình rập và những năm trước đây chắc chắn nhiều hơn bây giờ do không có các quy trình giám sát và đánh giá. Có người thắc mắc rằng, sao những năm gần đây sai sót Y khoa được đưa lên mặt báo nhiều như vậy? Phải chăng đây là chủ ý “minh bạch hóa sai sót Y khoa” của những người đứng đầu?
"Tôi nghĩ rằng đây cũng là một dấu hiệu tốt để bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân hiệu quả hơn", TS.BS. Lê Tuấn Thành nhấn mạnh.
Trước đó, Hội nghị Điều dưỡng trưởng do Bộ Y tế tổ chức ngày 24/6 vừa qua, PGS –TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, để tránh các nhầm lẫn đáng tiếc nói trên, sự phối hợp giữa các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên ở một kíp mổ là vô cùng quan trọng.
Các điều dưỡng, kỹ thuật viên phải có trách nhiệm bàn giao bệnh nhân cho các sĩ với đầy đủ các thông tin về tên tuổi, giới tính của bệnh nhân cũng như bệnh tật, vị trí phẫu thuật, các chẩn đoán, tiên lượng về ca mổ… Có như vậy mới tránh được nhầm lẫn và giảm thiểu các tai biến, biến chứng cho bệnh nhân.
 Mời độc giả xem video: Những cách xử lý đột quỵ đơn giản hiệu quả nhất:
Nguồn video: VTV3/Vui sống mỗi ngày.

Bốn sai lầm khi nấu cơm nhiều người mắc

(Kiến Thức) - Nấu cơm tưởng chừng đơn giản những không ít người gặp phải 4 sai lầm khi nấu cơm dưới đây.

Bon sai lam khi nau com nhieu nguoi mac
 Chọn loại gạo thơm sực nức và được chà sát quá trắng để nấu cơm là sai lầm khi nấu cơm nhiều bà mẹ mắc phải. 

Bộ trưởng Y tế chỉ đạo làm rõ sự cố “mổ nhầm chân”

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ đã có chỉ đạo ngay đối với BV Việt Đức yêu cầu làm rõ sự cố mổ nhầm chân.

Sáng 20/7, bên hành lang Quốc hội, trao đổi với phóng viên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, bà đã nắm được thông tin về sự cố mổ nhầm chân xảy ra tại Bệnh viện Việt Đức vào chiều 19/7.

Nguyên nhân mổ nhầm chân ở Bệnh viện Việt Đức là gì?

(Kiến Thức) - Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa gửi công văn khẩn yêu cầu Giám đốc Bệnh viện Việt Đức làm rõ nguyên nhân mổ nhầm chân người bệnh.

Theo đó, công văn nêu rõ, ngày 19/7/2016 báo chí có đăng bài “Bệnh viện Việt Đức mổ chân trái lộn sang chân phải”. Nội dung bài báo phản ánh tại Khoa Chấn thương chỉnh hình 3 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiến hành ca phẫu thuật điều trị chứng liệt cơ ở chân trái cho anh Trần Văn Thảo, 37 tuổi (Ứng Hòa, Hà Nội) bác sỹ phẫu thuật lại tiến hành mổ chân phải của người bệnh.
Liên quan đến vụ việc mổ nhầm chân ở Bệnh viện Việt Đức, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Khẩn trương xác minh nguyên nhân xảy ra sự cố trên; đồng thời nghiêm khắc xử lý các tập thể, cá nhân theo đúng quy định hiện hành.