Mẹo ăn uống an toàn, lành mạnh trong dịp nghỉ lễ

Trong dịp nghỉ lễ, sinh hoạt thường ngày của chúng ta bị thay đổi: ăn uống thất thường, nhiều đồ ăn giàu năng lượng, ít vận động… điều này dễ dẫn đến tăng cân, rối loạn tiêu hóa.

Để tận hưởng trọn vẹn niềm vui ngày lễ mà không lo lắng về các vấn đề tiêu hóa, mọi người nên áp dụng các nguyên tắc ăn uống sau:
Ăn uống điều độ và đúng giờ: Cố gắng duy trì lịch trình ăn uống tương đối ổn định, không bỏ bữa hoặc ăn quá muộn. Điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng.
Kiểm soát khẩu phần ăn: Ăn chậm, nhai kỹ và lắng nghe cơ thể. Chỉ ăn đến khi cảm thấy vừa đủ, tránh ăn quá no. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cũng là một giải pháp tốt.
Cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng: Đảm bảo bữa ăn có đủ protein, carbohydrate, chất xơ và chất béo lành mạnh. Tránh ăn quá nhiều một nhóm chất nào đó. Ví dụ chỉ ăn bánh, các loại thịt nướng mà không ăn rau quả.
Meo an uong an toan, lanh manh trong dip nghi le
Mẹo ăn uống lành mạnh và kiểm soát cân nặng trong dịp nghỉ lễ. (Ảnh mimh hoạ/Internet)
Ưu tiên thực phẩm tươi, lành mạnh: Lựa chọn các món ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ và vitamin.
Uống đủ nước: Duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là nước lọc. Hạn chế đồ uống có cồn và nước ngọt có gas.
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cay nóng: Những loại thực phẩm này thường khó tiêu hóa và dễ gây kích ứng đường ruột.
Các món chiên xào, đồ nướng nhiều dầu mỡ gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây đầy bụng, khó tiêu; Thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, lạp xưởng, đồ hộp thường chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản và muối, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Ăn quá nhiều trái cây chua và nhiều đường có thể gây kích ứng dạ dày. Đồ uống có cồn, nước ngọt có gas gây kích ứng niêm mạc tiêu hóa, tăng acid dạ dày và tạo khí.
Thực phẩm cay nóng sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày và ruột. Sữa và các sản phẩm từ sữa (đối với người không dung nạp lactose): Gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy. Các món nộm, gỏi tái, sống chưa được chế biến kỹ: Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, ký sinh trùng dễ gây ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy.
Với các thực phẩm lạ chỉ nên thử một lượng nhỏ trước khi ăn nhiều các món ăn mới.
Sau khi kỳ nghỉ kết thúc, hãy nhanh chóng thiết lập lại chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như trước. Đừng để những thói quen không lành mạnh trong ngày lễ kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những thực phẩm giàu sắt, người thiếu máu nên bổ sung

Thiếu máu, thiếu sắt, trong nhiều trường hợp nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống đã có thể cải thiện hiệu quả.

Bổ sung sắt chữa thiếu máu bằng thực phẩm và lối sống

Tác hại của căng thẳng nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Căng thẳng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, khi trở thành mạn tính có thể gây nhiều bệnh tật, thậm chí nguy hiểm... Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe phổ biến liên quan đến căng thẳng.
Tac hai cua cang thang nguy hiem hon ban nghi
 Ảnh minh hoạ/Internet

Chế độ dinh dưỡng giúp người bệnh sởi chóng hồi phục

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp nâng cao miễn dịch cho bệnh nhân sởi, nhất là đối với trẻ em.