Những thực phẩm giàu sắt, người thiếu máu nên bổ sung

Thiếu máu, thiếu sắt, trong nhiều trường hợp nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống đã có thể cải thiện hiệu quả.

Bổ sung sắt chữa thiếu máu bằng thực phẩm và lối sống
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng khá phổ biến, có thể phát hiện tình cờ khi hiến máu hoặc khám sức khỏe định kỳ. Khi bị thiếu máu, thiếu sắt không phải lúc nào cũng cần vội uống thuốc, vì trong nhiều trường hợp nhẹ, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống đã có thể cải thiện hiệu quả.
Nhung thuc pham giau sat, nguoi thieu mau nen bo sung
 Bác sĩ chỉ rõ những thực phẩm giàu sắt, người thiếu máu nên bổ sung.
Thực phẩm giàu sắt giúp bổ sung tự nhiên gồm:
- Rau xanh đậm: rau bina, cải xoăn, rau dền.
- Các loại đậu và hạt: đậu lăng, đậu đỏ, hạt chia, hạt lanh.
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt.
- Trái cây sấy khô: nho khô, lựu, kỷ tử, táo tàu đỏ.
Khi ăn thực phẩm giàu sắt, nên kết hợp với các nguồn vitamin C như cam, kiwi, bưởi, ổi hoặc giấm táo hữu cơ để tăng khả năng hấp thu.
Ngược lại, tránh uống trà, cà phê hoặc dùng thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai trong vòng 1–2 tiếng sau bữa ăn vì có thể làm giảm hấp thu sắt.
Nhung thuc pham giau sat, nguoi thieu mau nen bo sung-Hinh-2
Bác sĩ chỉ rõ những thực phẩm giàu sắt, người thiếu máu nên bổ sung - Ảnh minh họa 
Ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu sắt, một số thói quen có thể giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn:
Vận động nhẹ nhàng: đi bộ, yoga giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ vận chuyển và sử dụng sắt.
Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng: stress kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hồng cầu.
Hạn chế đồ uống cản trở hấp thu sắt: không uống trà, cà phê ngay sau bữa ăn.
Dấu hiệu cần dùng thuốc
Nếu thiếu máu mức độ nhẹ, chưa có triệu chứng rõ ràng, có thể chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và theo dõi trong 2–3 tháng.
Nếu đã có dấu hiệu như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, cần bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để phục hồi nhanh chóng.
Ngoài ra, nếu việc điều chỉnh chế độ ăn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, có thể cân nhắc bổ sung thêm một số vi chất hỗ trợ như:
Folate (400 mcg): hỗ trợ tạo hồng cầu.
Vitamin B12 (1000 mcg, dạng ngậm): giúp hấp thu tốt hơn, đặc biệt với người ăn ít thịt.
Viên sắt tổng hợp: chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và theo hướng dẫn của bác sĩ.
BS Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Nguyên tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thận

Dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh hết sức quan trọng, đặc biệt với bệnh nhân suy thận. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, giúp duy trì sức khỏe của thận.

Tại nước ta, chưa có số liệu thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5 triệu người bị bệnh thận và mỗi năm có thêm khoảng gần 10 nghìn ca suy thận, cùng với gần 1 triệu người suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu.

Suy thận có 2 loại: Suy thận cấp và suy thận mạn, trong chuyên môn hay gọi là tổn thương thận cấp và bệnh thận mạn.

‎Suy thận cấp là sự suy giảm nhanh chức năng thận trong vài ngày đến vài tuần. Sau điều trị có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận.

‎Còn suy thận mạn, đó là một quá trình tiến triển dài và không phục hồi. Mục tiêu điều trị nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tại thận, bệnh lý ở cầu thận chiếm 40%, gồm:

Viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do các bệnh hệ thống.

Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là hai nguyên nhân làm tổn thương thận gây suy thận mạn tính.

Bệnh ống kẽ thận mạn do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.

Người bệnh bị nhiễm độc trong thời gian kéo dài hoặc một số thuốc sử dụng để chữa trị các rối loạn bệnh lý cũng có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận mạn.

Bên cạnh đó, việc nhịn tiểu (phụ nữ hay nhịn hơn nam) cộng với cấu tạo giải phẫu của phụ nữ, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. Ngoài ra, người bị tiểu đường, người suy thận, người phải chạy thận cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn người bình thường.

Thói quen ăn mặn, ăn nhiều mì chính, lối sống thiếu khoa học, như khi biết bị bệnh nhưng không điều trị, điều trị nhưng không tuân thủ chỉ định của bác sĩ… làm bệnh tiến triển nhanh.

Nguyen tac vang trong che do dinh duong cho nguoi benh than
 Tháp chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận mạn/Ảnh Bệnh viện Bạch Mai

Người thiếu máu có nên ăn thịt bò hằng ngày?

Thịt bò giàu đạm, nhưng các chuyên gia y tế cho rằng, việc dùng thịt bò sai cách không những gây thiếu chất mà còn có thể gây bệnh cho cơ thể.

Hiện nay không ít người dân có quan niệm ăn thịt bò mỗi ngày để bổ máu và bổ sung sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, việc dùng thịt bò sai cách không những gây thiếu chất mà còn có thể gây bệnh cho cơ thể.
 Đơn cử như thịt bò nhiều đạm sẽ không phải là thực phẩm tốt cho người mắc bệnh gout, cao huyết áp, tim mạch, sỏi thận… Chưa kể việc lạm dụng thịt bò còn có thể dẫn tới quá tải sắt, gây hại cho sức khỏe.

Ăn cá thường xuyên có tốt không?

Cá là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, được khuyến khích nên ăn thường xuyên, kết hợp với chế độ ăn thịt thông thường.

Cá rất tốt cho sức khỏe và đem đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên nhiều người không khỏi lo lắng việc ăn cá nhiều có tốt không, bởi việc lạm dụng loại thực phẩm nào cũng có thể gây nguy cơ hại sức khỏe. Theo chia sẻ từ nhiều chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn cá nhiều không quá nguy hại, ngược lại, bạn có thể ăn cá mỗi ngày, ăn nhiều cá nhưng biết cân đối chế độ ăn uống sẽ đạt được rất nhiều lợi ích như:
Giảm nồng độ cholesterol trong máu: Ăn cá nhiều giúp cơ thể bổ sung dồi dào protein, iot và nhiều chất khoáng quan trọng khác. Hàm lượng omega 3 có trong các loại cá béo có thể hỗ trợ não bộ hoạt động khỏe mạnh, hiệu quả, ngăn ngừa nhiều chứng bệnh như suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, thành phần vitamin D trong cá cũng hỗ trợ giảm lượng cholesterol có hại trong máu.