Mẹ đồng ý mang thai hộ con hộ con gái ruột gây tranh cãi

(Kiến Thức) - Vất vả tìm kiếm khắp nơi, Jasmine và chồng đều không tìm được người thích hợp. Lúc này, cô Sabrina, mẹ của Jasmine đã quyết định, cho con gái mượn tử cung của mình.

Theo thông tin đăng tải, cô Jasmine Bowley, 21 tuổi, ở Norwich, Anh, từ sau khi lấy chồng đã luôn khao khát có con. Thế nhưng do bị ung thư từ khi mới 7 tuổi, buộc phải cắt bỏ một phần buồng trứng và ống dẫn trứng, tử cung của Jasmine phát triển không được đầy đủ.
Không từ bỏ, Jasmine tìm hiểu rất nhiều nơi và tích cực tham gia điều trị bằng các loại hormone khác nhau để thúc đẩy tử cung phát triển đúng chức năng. Đáng tiếc, kết quả điều trị không như mong muốn. Nếu như muốn có con, Jasmine buộc phải nhờ người mang thai hộ.
Me dong y mang thai ho con ho con gai ruot gay tranh cai
Sabrina (trái) và con gái ruột Jasmine.
Vất vả tìm kiếm khắp nơi, Jasmine và chồng đều không tìm được người thích hợp. Lúc này, cô Sabrina, mẹ của Jasmine đã quyết định, cho con gái mượn tử cung của mình. Như vậy, cô Sabrina sẽ thay thế con gái mang thai và sinh ra cháu ngoại của mình.
Sau khi thảo luận, cô Sabrina và con gái Jasmine cùng con rể Daniel đã đi đến thống nhất.
Tuy vậy, mang thai hộ cần rất nhiều tiền, vì vậy cả ba đã cùng đăng tải câu chuyện của mình lên trang gây quỹ, hy vọng sẽ nhận được giúp đỡ của mọi người.
Ngoài dự đoán, câu chuyện mang thai hộ con gái ruột của cô Sabrina thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người nhưng cũng dẫn đến tranh cãi gay gắt. Một số người thông cảm cho hoàn cảnh của Jasmine và đồng ý với sự trợ giúp của cô Sabrina. Thế nhưng cũng không ít người phản đối, cho rằng việc cô Sabrina tự mình mang thai cháu ngoại sẽ khiến mối quan hệ trong gia đình trở nên phức tạp, kỳ quặc.

Quy định mới với cơ sở thực hiện mang thai hộ

(Kiến Thức) - Chính phủ vừa ban hành thêm các quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Cụ thể, các cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (quy định cũ 1 năm), kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này. Ngoài ra phải có tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 2 năm liên tiếp (quy định cũ 300 ca/năm).
Quy dinh moi voi co so thuc hien mang thai ho
Tại Việt Nam, đã có 10 bé đã chào đời bằng kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Không cấp dưỡng nuôi con vì sợ vợ cũ "nuôi trai"

Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là một khoản nợ cực kỳ khó đòi, hoặc nếu có đòi được thì cũng dở khóc dở cười.

Hồi còn gia đình yên ấm, tôi thường nghe những người phụ nữ thất bại trong hôn nhân ca thán, rằng sau ly hôn, chuyện được nhận tiền cấp dưỡng cho con là điều “hên xui”. Đó là một khoản nợ cực kỳ khó đòi hoặc nếu có đòi được thì cũng dở khóc dở cười. Tôi không tin lắm vào điều mình nghe, bởi tôi nghĩ, ly hôn là “ly” với vợ chứ đâu phải “ly” với con. Nhưng sau này, khi trực tiếp trải nghiệm, tôi mới tin đó là chuyện có thật.

Khong cap duong nuoi con vi so vo cu
Ảnh minh họa. 

Ngày chúng tôi ra tòa, tôi không yêu cầu tiền cấp dưỡng. Người ta bảo tôi ngu, bảo tôi vì ngạo mạn, vì ích kỷ, tự tôn mà bỏ qua quyền lợi của con. Không đến nỗi ấy, thực tình lúc đó đau thương chất ngất, tôi chỉ mong sớm được giải thoát, mau chóng cắt đứt mọi liên lạc với con người bội bạc, tàn nhẫn chứ không có ý niệm nào khác. Nhưng chồng (cũ) đã yêu cầu tòa ghi vào đơn ly hôn, anh tình nguyện gửi cho con mỗi tháng năm trăm ngàn đồng.

Chắc anh là cán bộ, muốn giữ thể diện, nên mới tình nguyện cho thiên hạ thấy mình là người có trách nhiệm. Chứ ngay sau khi bản án có hiệu lực, hai năm ròng rã, tôi có nhận được cắc bạc nào anh đưa để mua bánh cho con đâu. Tôi âm thầm nuôi con một mình. Mà bạn biết rồi đấy, nuôi con một mình, nói thì dễ mà làm chẳng dễ chút nào.

Khi ấy tôi bệnh nên phải ra vào bệnh viện liên tục, lại thêm mấy đồng lương bèo bọt bị ngân hàng trừ đầu trừ đuôi nên có người khuyên lên tòa nộp đơn đòi tiền cấp dưỡng. Tôi cũng làm y như vậy, và tòa đã lấy giúp con tôi hai năm tiền cấp dưỡng.

Được bao nhiêu đó là đứt bóng luôn. Hồi đó con trai tôi bốn tuổi, bây giờ cháu đã là cậu học sinh lớp Tám. Dù sau đó tòa có quyết định mỗi tháng chồng (cũ) phải cấp dưỡng cho con số tiền là bảy trăm ngàn đồng, nhưng anh vẫn im bặt.

Tôi mệt mỏi, sau cơn bĩ cực, sau những lần tiền lương được cải thiện, tôi cũng có thể lo cho cuộc sống của con tạm ổn, nên không muốn đi làm cái chuyện chả khác “ăn xin” là lên tòa mới lấy được tiền cấp dưỡng cho con. Nhớ có lần tình cờ gặp nhau ở bệnh viện, anh chở con riêng của vợ mới đi khám, tôi nhẹ nhàng hỏi tiền cấp dưỡng thì anh hét vào mặt: “Mày có bồ rồi, ngu gì đưa tiền cho mày nuôi trai?”. Trời đất, tôi nghe xong chỉ muốn sụp đổ. 

Một mình nuôi con, tôi vẫn dạy con yêu thương cha, kính trọng người mẹ kế mỗi lần con xin tới nhà cha chơi. Tôi không chủ trương chuyện người lớn làm ảnh hưởng đến con nhỏ nên cố gắng giảm tối đa tổn thương cho con.

Thiết nghĩ, tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn không phải là chuyện muốn thì làm, không muốn thì thôi. Đó là luật. Tại điều 92 Luật Hôn nhân gia đình thì sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Tuy pháp luật quy định rõ ràng như vậy để bảo đảm quyền trẻ em, nhưng thực tế thì nhiều người không thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, thậm chí có nhiều ông bố bà mẹ vẫn cố tình lờ đi nhiệm vụ đó. Đừng lạnh lùng nghĩ tiền cấp dưỡng chỉ đơn giản là nghĩa vụ. Nó không chỉ là trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ, mà còn thể hiện sự quan tâm đến đứa trẻ vốn đã chịu thiệt thòi vì cuộc hôn nhân đổ vỡ của cha mẹ chúng.