Mẹ chồng thường xuyên trách tôi "tại con nên nó mới..."

Nghe mẹ chồng dạy bảo, Linh không thể đồng tình nổi nữa, cô càng không muốn nín nhịn Đăng hay mẹ chồng thêm.

Khi vợ chồng về chung một nhà, gia đình đôi bên thường dặn dò các cặp đôi rằng: "Vợ chồng nhớ bảo ban nhau mà sống cho tốt". Điều đó hoàn toàn đúng, vợ chồng cần chung vai sát cánh, động viên, góp ý nhau trong cuộc sống để xây dựng một tổ ấm hạnh phúc. Nhưng nhiều khi ý nghĩa đó lại bị "biến tướng", gây ra gánh nặng và áp lực ngoài sức chịu đựng cho những người vợ.

Linh (30 tuổi) chia sẻ vợ chồng cô mới kết hôn được 3 năm, con gái đầu lòng vừa tròn 2 tuổi. "Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi chẳng êm đềm gì, sau đám cưới bao thói hư tật xấu của chồng cứ thế lộ ra. Hai đứa cãi vã liên miên, không khí trong nhà lúc nào cũng căng thẳng", Linh nói.

Đăng - chồng Linh, sau đám cưới khi mà "ván đã đóng thuyền" thì anh bắt đầu bộc lộ rõ bản thân là người đàn ông ham chơi, sống vô lo vô nghĩ tới mức ích kỷ và thiếu trách nhiệm với gia đình. Đăng luôn đặt bạn bè và những cuộc vui bên ngoài lên hàng đầu. Chẳng những thế còn cư xử trẻ con, thiếu chín chắn, vợ trách móc thì anh lập tức giận dỗi, bỏ cơm cả ngày không ăn.

Me chong thuong xuyen trach toi

Ảnh minh họa

Mỗi lần mẹ chồng Linh đến chơi và biết hai vợ chồng cô cãi nhau, bà đều răn dạy con dâu: "Vợ chồng phải biết bảo ban nhau làm ăn rồi sống cho tốt. Làm vợ phải khéo léo, mềm mỏng mới mong uốn nắn được chồng. Con cứ sồn sồn lên, cả ngày cáu gắt, cau có thì nói được ai? Nó như thế là tại con không biết bảo ban nó đấy...".

Mẹ chồng Linh là người tốt, thương con thương cháu nên Linh rất tôn trọng bà. Ban đầu nghe bà khuyên bảo, Linh đều cố gắng làm theo. Cả ngày làm việc căng thẳng trên công ty, tối về lại quay cuồng với việc nhà, con cái nhưng cô vẫn luôn cố gắng nhẹ nhàng, dịu dàng với Đăng. Đăng rất hài lòng trước thái độ của vợ song hiệu quả của phương án ấy trong việc biến Đăng thành người chồng tốt vẫn chẳng đáng là bao.

Linh nói: "Chồng trách tôi cáu bẳn, nhăn nhó khiến anh ấy chán không muốn về nhà. Song khi tôi thay đổi cách ứng xử, cố gồng mình lên đè nén những cảm xúc tiêu cực của bản thân lại, tạo bầu không khí dễ chịu trong nhà thì anh ấy vẫn chẳng khác gì".

Hôm đó con gái Linh lên cơn sốt. Cô đã hạ sốt cho con tại nhà mà không hiệu quả. Gần 9 giờ tối Đăng vẫn chưa về, cô gọi điện cho chồng, anh hẹn 10 phút nữa, để rồi cả tiếng trôi qua mà chẳng thấy bóng dáng anh đâu. Linh bực bội gọi điện mắng chồng sa sả qua điện thoại, sau đó tự bắt taxi đưa con đi khám bệnh.

Đêm ấy gần 2 giờ đêm Đăng mới có mặt ở nhà, không buồn ngó ngàng đến con, anh đóng chặt cửa phòng làm việc ngủ một mình. Sáng hôm sau mẹ chồng Linh sang chơi, biết chuyện bà nhăn mày mắng con dâu: "Con cứ như thế thì làm sao nói được chồng? Muốn chồng tốt lên, yêu vợ thương con mà mắng té tát vào mặt nó, còn trong lúc nó đang ở cùng bạn bè thì nó chẳng tự ái, không thèm quan tâm đến con nữa. Thôi, đi làm lành với chồng đi, lần sau rút kinh nghiệm".

Me chong thuong xuyen trach toi
Ảnh minh họa

Thời điểm đó cô quyết định phải nói rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân, đồng thời đưa ra hướng đi cho cuộc hôn nhân của mình.

"Mẹ ơi, đến giờ thì con thật sự không thể nghe theo lời mẹ dạy được nữa. Con nhận ra phụ nữ lấy chồng không phải để về dạy chồng. Con đã quá mệt mỏi và nặng nhọc với những gánh nặng trên vai mình rồi, chăm sóc chồng con, dạy bảo con cái, làm việc kiếm tiền và báo hiếu cha mẹ hai bên. Nếu thêm cả trách nhiệm uốn nắn, dạy bảo chồng nữa thì con thật sự kiệt sức mất.

Mẹ cũng là phụ nữ, mẹ hiểu mà, phụ nữ chúng ta lấy chồng là mong có người cùng san sẻ, gánh vác và nâng đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Ai cũng phải tự có trách nhiệm với bản thân, tự có suy nghĩ độc lập và ý thức hoàn thiện chính mình. Chồng con đủ tuổi để hiểu anh ấy muốn gì cũng như cần phải làm gì".

Sau khi nói ra những lời đanh thép ấy trước mặt Đăng và mẹ chồng, Linh tuyên bố thẳng với Đăng rằng nếu anh không tự giác thay đổi bản thân, sống có trách nhiệm với vợ con, gia đình hơn thì cô cũng không thiết tha cuộc hôn nhân này nữa. Nếu lấy chồng để phải oằn mình gánh chịu đủ thứ gánh nặng trên vai, bao gồm cả chịu trách nhiệm với mọi thói hư tật xấu và sự ích kỷ, vô trách nhiệm của chồng thì cô chọn cách từ bỏ.

"Tôi chỉ cho chồng chọn 1 trong 2, nếu anh ấy còn cần gia đình, anh ấy buộc lòng phải tự thay đổi. Cũng may chồng tôi đã và đang tiến bộ từng ngày rồi", Linh chia sẻ.

Chiêu giảng hòa mâu thuẫn mẹ chồng và em gái chồng

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng “ưu ái” chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.
 

 Cuộc sống với gia đình chồng không bao giờ giống như tưởng tượng của chị em trước khi xuất giá, có lúc xảy ra những vấn đề khiến bạn thật khó có thể xử lý như việc phải đứng giữa chiến tuyến giữa mẹ chồng và em gái chồng.

Tại sao mẹ con ruột lại cãi nhau?

Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh (Học viện Vera), trên thực tế không chỉ mẹ chồng nàng dâu mới có mâu thuẫn mà chuyện đó cũng diễn ra ngay cả với mẹ chồng và em gái, hoặc chị gái chồng. Bởi, cho dù là mẹ con ruột đi chăng nữa, đã là người của hai thế hệ, khó lòng tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn về tư duy.

Mẹ luôn là người luôn muốn dành toàn bộ những điều tốt đẹp nhất bà có cho đứa con thân yêu của mình, bao gồm cả kho kiến thức dân gian, kinh nghiệm bà góp nhặt từ bao đời. Còn con gái, phần ỷ lại vào mẹ mình, phần có tầm nhìn rộng rãi hơn về thế giới quan thông qua các phương tiện đại chúng hiện đại, sẽ có lúc không đồng ý với mẹ mà đưa ra lời phản bác. Dĩ nhiên, vì cô là con ruột nên dù nói gì làm gì đi nữa cũng sẽ dễ dàng thẳng thắn và trực tiếp hơn so với cuộc tranh đấu truyền kỳ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Khi làm dâu, gặp cảnh mẹ chồng và em chồng hoặc chị chồng có mâu thuẫn, bỗng dưng chị em bị đẩy và tình thế khó xử. Không ít người cũng bị cuốn vào cuộc tranh cãi của hai mẹ con nhà chồng và họ luôn phải đặt ra câu hỏi cần phải ứng xử ra sao cho đúng.

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng "ưu ái" chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.

Tại sao lại cần bạn vào lúc này?

Thật ra trong vấn đề này, chuyện bạn là người đứng giữa, chịu trách nhiệm hòa giải cho hai mẹ con họ và là tấm bia đỡ đạn mà cả hai trưng dụng cũng là có lý do. Bởi trong gia đình, bạn là người duy nhất để mẹ và em chồng có thể nhờ cậy bởi những lý do sau:

Đầu tiên, bạn là người phụ nữ duy nhất còn lại trong nhà để họ nhờ cậy. Bởi lúc này, chồng bạn đã "trốn" đi, bởi đàn ông rất sợ bị lôi vào cuộc chiến của những người phụ nữ.

Chieu giang hoa mau thuan me chong va em gai chong
Ảnh minh họa 

Mẹ chồng ngăn cản khi tôi muốn đi bước nữa

Chồng tôi mất cách đây 5 năm. Quãng thời gian đó không hề dễ dàng với tôi. Giờ nghĩ lại, lòng tôi vẫn quặn thắt vì đau đớn…

Tôi và chồng quen nhau nhờ mai mối. Anh là người hiền lành, chăm chỉ làm việc và rất yêu thương vợ con. Dù không được học cao nhưng anh tự mở cửa hàng sửa chữa điện tử, điện lạnh.

Anh có tay nghề, tính cách lại nhiệt tình, vui vẻ nên cửa hàng của chúng tôi rất đông khách. Chồng tôi phải tuyển thêm mấy thợ mới làm được hết việc.

Mẹ chồng cay nghiệt bỗng quý con dâu hơn vàng, lặng người biết bí mật phía sau

Đúng là tôi muốn nghe xem sau lưng mình mẹ chồng với chị chồng nói với nhau những gì. Và thật sự tôi đã nghe được một bí mật không hề nhỏ.

Ngay từ khi yêu nhau, tôi đã không được mẹ chồng quý mến. Bà chê nhà tôi nghèo, sống ở cái chỗ “khỉ ho cò gáy”. Sau này chồng tôi sẽ chẳng nhờ vả được gì nhà vợ hết. Nhưng vì chồng đòi lấy tôi bằng được, cuối cùng bà phải đồng ý trong ấm ức.