Mẹ bầu uống rượu làm thay đổi khuôn mặt thai nhi

Uống rượu 3 tháng trước khi có thai và trong suốt thai kỳ có thể khiến trẻ bị rối loạn phổ rượu, dẫn tới mắt nhỏ, mũi hếch. Trẻ cũng gặp vấn đề khi học tập, giao tiếp.

Me bau uong ruou lam thay doi khuon mat thai nhi

Chỉ một lượng rượu nhỏ đã có thể tác động tới khuôn mặt của trẻ. Ảnh: Shutterstock.

Theo Sciencealert, trong thời kỳ mang thai, chỉ một cốc rượu mỗi tuần có thể dẫn tới những thay đổi vĩnh viễn trên khuôn mặt trẻ. Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng uống đồ có cồn trong thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ. Nghiên cứu được công bố trên Human Production.

Các nhà nghiên cứu Hà Lan sử dụng hình ảnh 3D và thuật toán học sâu để so sánh 200 đặc điểm trên khuôn mặt của hơn 5.600 trẻ em trong độ tuổi đi học.

Họ nhận thấy khuôn mặt của những đứa trẻ có mẹ uống rượu khi mang thai và những đứa trẻ không uống rượu có sự khác biệt.

Lượng rượu khoảng 12 gram rượu/tuần hoặc một ly tiêu chuẩn được chứng minh là có liên quan đến những thay đổi vĩnh viễn trên khuôn mặt của đứa trẻ.

Những đứa trẻ bị ảnh hưởng từ rượu trước khi sinh có cằm nhô ra nhiều hơn những đứa trẻ mà mẹ hoàn toàn không uống rượu khi mang thai. Việc tiếp xúc với rượu khi còn trong bụng mẹ cũng khiến trẻ có mũi ngắn hơn, hơi hếch lên và vùng dưới mắt hơi hõm một chút.

Me bau uong ruou lam thay doi khuon mat thai nhi-Hinh-2

Thai nhi bị ảnh hưởng bởi rượu sẽ có môi trên mỏng, mũi hếch, vùng nhân trung khá mịn và phẳng. Ảnh: Teresa Kellerman/Wikipedia.

Nếu người mẹ uống càng nhiều rượu trong thai kỳ, những đứa trẻ càng có nhiều thay đổi trên khuôn mặt.

Ảnh hưởng này có vẻ trở nên mờ nhạt dần theo tuổi tác vì các nhà nghiên cứu nhận thấy những thay đổi trên khuôn mặt ở nhóm trẻ 13 tuổi ít nổi bật hơn nhóm 9 tuổi.

Hầu hết phụ nữ uống rượu khi mang thai đã có thói quen uống rượu trong 3 tháng trước khi có thai.

Các nhà nghiên cứu viết: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra những phụ nữ đang mang thai hoặc muốn có thai nên bỏ uống rượu vài tháng trước khi thụ thai và ngừng rượu hoàn toàn trong suốt thai kỳ để tránh những hậu quả bất lợi cho sức khỏe của con cái”.

Uống nhiều rượu khi mang thai được coi là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn phổ rượu ở thai nhi, dẫn tới những thay đổi đặc trưng trên khuôn mặt, khả năng nhận thức và hành vi của em bé.

Gennady Roshchupkin, nhà dịch tễ học tại Trung tâm Y tế Erasmus ở Hà Lan, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: "Tôi coi khuôn mặt là tấm gương sức khỏe vì nó phản ánh sức khỏe tổng thể của một đứa trẻ. Việc để trẻ tiếp xúc với rượu trước khi sinh có thể tác động rất xấu đến sự phát triển sức khỏe".

Ông nói thêm nếu người mẹ thường xuyên uống nhiều rượu, thai nhi sẽ mắc chứng rối loạn phổ rượu và điều này sẽ được phản ánh trên khuôn mặt trẻ.

Trẻ mắc hội chứng này thường có môi trên rất mỏng, da nhân trung mịn, mắt nhỏ hơn và mũi hếch. Những đứa trẻ này thường phải vật lộn với việc tập trung, ghi nhớ, học tập và giao tiếp xã hội.

Me bau uong ruou lam thay doi khuon mat thai nhi-Hinh-3

Mẹ uống rượu khi mang thai khiến trẻ dễ mắc rối loạn phổ rượu. Ảnh: Shutterstock.

Một nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia (Mỹ) cho thấy uống dưới 70 gram rượu/tuần trong thời kỳ mang thai đã có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sọ mặt của trẻ sơ sinh.

Nghiên cứu do ông Gennady Roshchupkin đứng đầu là nghiên cứu đầu tiên xem xét tác động của 12 gram rượu/tuần, một lượng rượu rất thấp. Về mặt thực tế, các chuyên gia tư vấn sức khỏe cho rằng không có lượng rượu nào an toàn với sự phát triển của thai nhi.

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.

Loại thực phẩm "gây tổn thọ" nhưng giới trẻ lại rất thích ăn

Tiêu thụ loại thực phẩm này quá nhiều sẽ khiến sức khỏe suy giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, rút ngắn tuổi thọ.

Giới trẻ ngày nay cực kỳ thích ăn đồ ngọt, nhất là trà sữa. Mỗi ngày họ sẵn sàng chi trả số tiền lớn để thưởng thức những món ăn đắt đỏ miễn sao thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt.

Tuy nhiên, bác sĩ Li Guolie (làm việc tại Bệnh viện Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) cho biết ông không bao giờ đụng vào đồ chứa nhiều đường bởi theo ông nó còn gây hại hơn cả thuốc lá. Bác sĩ cho hay, đồ ngọt có thể gây xơ cứng động mạch do có hàm lượng đường cao. Đồ ngọt cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường, gây tổn thương đến thị lực.

Tác hại của thở bằng miệng

Thở bằng miệng có thể dẫn đến hơi thở có mùi hôi, khô miệng, nhiễm trùng đường hô hấp và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Tac hai cua tho bang mieng

Cơ thể được thiết kế để lấy không khí chủ yếu qua mũi. Do đó, thở bằng mũi rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: SomniFix.

Chúng ta từng rất nhiều lần bị nghẹt mũi và buộc phải há to miệng để thở. Tuy nhiên nếu bạn thở bằng miệng mọi lúc, đó có phải là vấn đề không?

Con suýt mất mạng vì mẹ cho uống sữa ăn kiêng

Sai lầm của người mẹ đã khiến em bé sút cân, nôn mửa, suýt mất mạng. Rất may, em được cứu chữa kịp thời và xuất viện sau vài ngày.

Con suyt mat mang vi me cho uong sua an kieng

Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống sữa hạt hoàn toàn vì không đủ dinh dưỡng. Ảnh: Shutterstock.

Năm năm trước, khi chuyên gia dinh dưỡng Marina Chaparro đang làm việc tại một bệnh viện nhi ở Miami (Mỹ), một trẻ sơ sinh nhập viện trong tình trạng nôn mửa, sút cân.