Mắt xích quan trọng trong vụ án cây xanh liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung

Trong vụ án liên quan đến cựu Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Tuấn Nghĩa bị cáo buộc có hành vi biến cây xanh trôi nổi thành có "nguồn gốc" thông qua các hợp đồng khống.

Mat xich quan trong trong vu an cay xanh lien quan den ong Nguyen Duc Chung

Bị can Nguyễn Tuấn Nghĩa và Kiều Thị Thuý trong vụ án liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Bộ Công an

Trong số 15 người bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đề nghị truy tố, có cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Tuấn Nghĩa - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Vì Nhân Dân...

Nghĩa bị cáo buộc các tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước".

Theo kết luận, trong năm 2015 và 2016, Nghĩa thành lập Công ty Vì Nhân Dân và Công ty Xanh Hòa Lạc. Ban đầu, Nghĩa để người thân làm giám đốc, sau đó đến năm 2020, anh ta nắm giữ hai doanh nghiệp này.

Từ năm 2016-2020, Nghĩa mua cây trôi nổi trong nước nhưng không có hoá đơn, chứng từ rồi bán cho Công ty Cây xanh (trực thuộc UBND TP Hà Nội) và một số đơn vị, địa phương khác.

Để có hoá đơn đầu vào, Nghĩa lấy tư cách pháp nhân của hai công ty trên, trực tiếp liên hệ hoặc chỉ đạo Kiều Thị Thuý - kế toán Công ty Vì Nhân Dân, liên hệ với các công ty và hộ kinh doanh cá thể, kí các hợp đồng mua bán cây khống để lấy hoá đơn giá trị gia tăng, hợp thức hóa.

Nhằm che giấu hành vi kí hợp đồng và xuất hóa đơn khống, theo chỉ đạo của Nghĩa, Thuý chuyển tiền vào tài khoản của các công ty, hộ kinh doanh cá thể, thanh toán cho các hóa đơn đã nhận khống và yêu cầu các đơn vị này chuyển lại tiền.

C03 xác định, từ năm 2016-2020, Nghĩa chỉ đạo Thuý soạn thảo các hợp đồng mua bán khống giữa hai công ty trên, đưa cho 24 hộ kinh doanh cá thể ký, thông qua đó để họ xuất 326 hóa đơn bán cây khống, số tiền trên hoá đơn là hơn 202 tỉ đồng.

Mặt khác, thông qua quan hệ, Nghĩa quen Đào Văn Chấp và nhờ người đàn ông này kí hợp đồng khống, xuất hoá đơn khống cho hai công ty của mình để hoàn thiện hồ sơ, sổ sách kế toán. Chấp đã chỉ đạo ông Đào Văn Tiệp (là người Chấp thuê) làm Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Anh Đức kí hợp đồng, xuất hoá đơn khống cho Nghĩa.

Sau khi xuất hoá đơn, các công ty của Nghĩa chuyển tiền thanh toán các hoá đơn khống cho Công ty Anh Đức.

Nhận được tiền, "đối tác" này chuyển lại cho Nghĩa và Thúy.

Từ năm 2017-2019, Công ty Anh Đức đã ký 4 hợp đồng, xuất 15 hoá đơn vận chuyển hàng hoá, tổng cộng hơn 12 tỉ đồng cho hai công ty của Nghĩa.

Trong đó, Nghĩa chỉ đạo Thuý chuyển khoản cho Công ty Anh Đức gần 11 tỉ đồng. Phía đối tác này chuyển lại cho Nghĩa và giữ lại gần 590 triệu đồng để sử dụng nộp thuế.

C03 cũng làm rõ, trong số các hộ kinh doanh được Nghĩa nhờ xuất hoá đơn cho các công ty của mình có hộ của gia đình bị can Đỗ Thị Hạnh.

Cũng với thủ đoạn trên, sau khi xuất hóa đơn, Nghĩa chỉ đạo Thuý chuyển tiền cho Hạnh. Sau đó, Hạnh chuyển lại cho Nghĩa và Thuý.

Trong năm 2017 và 2018, Hạnh sử dụng pháp nhân hộ kinh doanh mang tên chồng mình, xuất 27 hoá đơn khống, tổng số tiền trên hoá đơn là gần 17 tỉ đồng cho các công ty của Nghĩa và Xí nghiệp Cây xanh Hà Nội. Hạnh được hưởng lợi khoảng 10 triệu đồng.

Không chỉ vậy, Thuý còn giới thiệu các công ty, hộ kinh doanh cho Bùi Văn Mận - Giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh (đối tác cung cấp trồng cây xanh của UBND TP Hà Nội, người quen của ông Nguyễn Đức Chung), để xuất hoá đơn khống nhằm hợp thức hoá hồ sơ thanh toán các hợp đồng trồng, chăm sóc cây xanh với Ban Duy tu.

Với thủ đoạn trên của Nghĩa, Thuý, Mận và một số bị can khác, hồ sơ mua bán, trồng, chăm sóc cây xanh với UBND TP Hà Nội đã được hợp thức hoá, từ đó gây thiệt hại hơn 34 tỉ đồng của Nhà nước.

Chủ tịch phường xây đến 9 căn nhà ở liền kề không phép

Ngày 29/3, UBND phường Quán Trữ (quận Kiến An, Hải Phòng) quyết định đình chỉ thi công xây dựng 9 căn nhà ở liền kề không giấy phép của gia đình ông Vũ Khắc Hiệp - Chủ tịch UBND phường Lãm Hà, cùng quận Kiến An.

Một chủ tịch phường xây dựng dãy nhà liền kề không phép

Công bố tin sai lệch, Hanoimilk bị phạt nặng 200 triệu đồng

(Vietnamdaily) - CTCP Sữa Hà Nội (Hanoimilk, HNM) vừa bị phạt 200 triệu đồng vì công bố thông tin sai lệch trên báo cáo tài chính, đồng thời buộc cải chính thông tin.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt Hanoimilk số tiền là 200 triệu đồng vì công bố thông tin sai lệch đối với các khoản mục “Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi”, “Các khoản phải thu ngắn hạn”, “Chi phí quản lý”, “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” trên báo cáo tài chính năm 2020 đã kiểm toán; số liệu lợi nhuận sau thuế năm 2021 trên báo cáo tài chính quý 4 năm 2021 so với báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán.

Không 'về đích' năm trước, SSI vẫn đưa ra mục tiêu lợi nhuận 2023 tăng 20%

(Vietnamdaily) - HĐQT CTCP Chứng khoán SSI (SSI) đã thống nhất kế hoạch trình ĐHĐCĐ thường niên 2023 tổ chức vào ngày 25/4.

Theo đó trong năm 2023, SSI đặt chỉ tiêu doanh thu 6.917 tỷ đồng, tăng 9% so với năm ngoái; và lợi nhuận trước thuế 2.540 tỷ đồng, tăng 20%.

Năm 2022, công ty chứng khoán này ghi nhận doanh thu gần 6.336 tỷ đồng và lãi trước thuế gần 2.110 tỷ đồng, thực hiện lần lượt 61% và 48% kế hoạch đề ra.

Khong 've dich' nam truoc, SSI van dua ra muc tieu loi nhuan 2023 tang 20%
 SSI lên kế hoạch kinh doanh tăng trưởng 20%.

Theo thuyết minh BCTC, SSI giảm gần nửa giá trị danh mục cổ phiếu niêm yết từ mức 1.102 tỷ đồng hồi đầu năm 2022 xuống còn 505 tỷ đồng. Trong đó, khoản đầu tư trị giá 213 tỷ đồng vào MWG đã được bán hết. Tại thời điểm lập báo cáo, công ty còn ghi nhận khoản đầu tư lớn vào bốn cổ phiếu là HPG, FPT, SGN và VPB.

Trở lại với nội dung họp Đại hội lần này, HĐQT cũng xin cổ đông ủy quyền điều chỉnh kế hoạch phù hợp khi mức tăng trưởng và thanh khoản thị trường không đạt mức giả định.

Bên cạnh đó, Công ty sẽ trình cổ đông một số vấn đề đáng chú ý như kế hoạch phân phối lợi nhuận 2022, tiếp tục thực hiện phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ đã được ĐHĐCĐ 2022 thông qua và phương án phát hành cổ phiếu ESOP.