Màn đối chất giữa cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang và 'trùm' buôn lậu xăng dầu

Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thế Anh (cựu đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang) phủ nhận cáo buộc, nói không quen biết cũng như chưa bao giờ nhận tiền từ ông trùm Phan Thanh Hữu.

Cuối chiều 12/7, Tòa án quân sự Trung ương xét hỏi bị cáo Nguyễn Thế Anh (cựu đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang) trong vụ án “Buôn lậu”, “Nhận hối lộ”, “Tổ chức người đi nước ngoài trái phép” và “Không tố giác tội phạm”.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thế Anh phủ nhận cáo buộc, cho rằng mình không quen biết Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) và chưa bao giờ nhận tiền từ người này.
Bị cáo khai, việc trước đây viết tâm thư, thừa nhận tội đều do cơ quan điều tra bắt làm. “Họ buộc tôi phải nhận những gì tôi không làm", bị cáo Nguyễn Thế Anh phản cung.
Sau lời khai của bị cáo Thế Anh, HĐXX liền gọi hỏi ông trùm Phan Thanh Hữu. Được chất tại tòa, ông Phan Thanh Hữu khẳng định, từng đưa tiền cho ông Nguyễn Thế Anh thông qua bị cáo Nguyễn Văn An (em họ ông Thế Anh). Đồng thời, ông Hữu cũng khai có hai lần hẹn gặp mặt ông Thế Anh ở khách sạn REX, ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Man doi chat giua cuu Chi huy truong Bien phong Kien Giang va 'trum' buon lau xang dau
Bị cáo Nguyễn Thế Anh tại tòa.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Quân sự Trung ương, bị cáo Nguyễn Thế Anh bị truy tố hành vi "Nhận hối lộ" và "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép", quy định tại các Điều 349, 354 Bộ luật Hình sự.
Cáo trạng cho rằng, từ tháng 9/2019, Phan Thanh Hữu cấu kết với một số đối tượng vận chuyển xăng lậu sang Campuchia bán kiếm lời đã nhờ Nguyễn Thế Anh giúp đỡ. Lúc này, Nguyễn Thế Anh đang là Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, biệt phái sang giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng, thuộc Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Theo thỏa thuận, mỗi tháng Hữu sẽ chi cho Thế Anh số tiền 30.000 USD và 100 triệu đồng. Tổng số tiền từ tháng 10/2019 - 2/2020, Hữu chi cho Thế Anh tổng cộng 150.000 USD và 500 triệu đồng.
Đầu năm 2020, Hữu và đồng phạm có ý định vận chuyển xăng nhập lậu vào tiêu thụ trong nội địa nên Hữu hẹn gặp Nguyễn Thế Anh tại khách sạn REX (ở đường Nguyễn Huệ, Quận 1) tiếp tục “nhờ vả”.
Tại cuộc gặp, Nguyễn Thế Anh yêu cầu Hữu phải chi cho cấp trên và một số lực lượng khác với tổng số tiền hằng tháng 60.000 USD và 950 triệu đồng. Phan Thanh Hữu chấp nhận chi hối lộ cho Nguyễn Thế Anh từ tháng 3/2020 - 8/2020, tổng cộng 360.000 USD và 5,7 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ tháng 8/2020, Hữu biết Nguyễn Thế Anh chuyển về làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, nên từ tháng 9/2020 - 1/2021, mỗi tháng ông ta chỉ chi cho Nguyễn Thế Anh số tiền 10.000 USD.
Cơ quan truy tố kết luận, tổng số tiền Phan Thanh Hữu chi để hối lộ cho Nguyễn Thế Anh trong thời gian từ tháng 10/2019 - 1/2021 là 560.000 USD và 6,2 đồng.
Kết quả điều tra của cơ quan tố tụng xác định, Nguyễn Thế Anh không trực tiếp nhận tiền từ Hữu, mà giao cho Nguyễn Văn An (SN 1989, là em họ) đi nhận. Theo chỉ đạo, cứ ngày 15 hàng tháng, An chủ động điện thoại cho Hữu và trực tiếp đến nơi ở của Hữu nhận tiền đem về.
Ngoài ra, An còn nhờ Cao Phước Hoài (SN 1996, nhân viên bán hàng tại cây xăng do An quản lý) và Nguyễn Văn Quân (SN 2002, quê ở tỉnh Thanh Hóa) đi nhận hộ. Khi nhờ, An chỉ nói cho Hoài và Quân biết là đi nhận tiền giúp, không nói nhận tiền gì, nhận cho ai.

Hành trình phá án: Giết thầy cúng và kế hoạch tàn độc của 3 kẻ thủ ác

Cho rằng ông Chảo Plua đã ‘thả ma’ khiến gia đình của 3 hung thủ bị ốm đau, bệnh tật nên các đối tượng đã lên kế hoạch sát hại nạn nhân. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Giet thay cung va ke hoach tan doc cua 3 ke thu ac

Theo hồ sơ vụ án, ngày 01/8/2021, người dân thôn Làng Ca, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái giật mình hoảng hốt khi nghe một tiếng nổ bất thần xảy ra tại khu vực gần gia đình ông Chảo Chờ Plau (SN 1952). Khi mọi người chạy đến nơi thì phát hiện ông Plau đã tử vong, hiện trường khét lẹt mùi thuốc nổ.

Hanh trinh pha an: Giet thay cung va ke hoach tan doc cua 3 ke thu ac-Hinh-2
Ngay sau khi nhận được tin báo, Ban Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các trinh sát và điều tra viên dày dạn kinh nghiệm của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương có mặt tại hiện trường.

Hôm nay xét xử hai cựu Tư lệnh Cảnh sát biển về tội “Nhận hối lộ“

Hai cựu Tư lệnh Cảnh sát biển là Lê Văn Minh và Lê Xuân Thanh bị đưa ra xét xử về tội "Nhận hối lộ".

Hôm nay ngày 12/7, tại Tòa án Quân sự Thủ đô sẽ diễn ra phiên xét xử vụ án "Buôn lậu", "Nhận hối lộ", "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài" và "Không tố giác tội phạm".

Trong vụ án này 14 bị cáo sẽ hầu tòa, gồm 4 người từng thuộc lực lượng Cảnh sát Biển là Lê Văn Minh, cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát Biển 4; Lê Xuân Thanh, cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3; Phùng Danh Thoại, cựu đại tá, cựu Trưởng phòng Xăng dầu Cảnh sát Biển; Lưu Thế Đức, cựu Thiếu tá, cựu Phó đoàn trưởng Trinh sát 2 Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển.

Vì sao Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang bị khai trừ khỏi Đảng?

Ban Bí thư kết luận, những vi phạm của Đại tá Nguyễn Thế Anh gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với Đại tá Nguyễn Thế Anh - Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.

Vi sao Chi huy truong Bien phong Kien Giang bi khai tru khoi Dang?