Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Lý thú hình ảnh con trâu trong tục ngữ, thành ngữ Việt Nam

15/02/2021 19:45

(Kiến Thức) - Là một quốc gia có nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, không có gì ngạc nhiên khi hình ảnh con trâu có trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ Việt Nam. Nhân dịp Tết con trâu, cùng điểm qua một số câu tiêu biểu.

T.B (tổng hợp)

Lý giải vì sao lễ cưới của người Việt không thể thiếu trầu cau

Tục lệ nhà đám Việt Nam được lý giải qua câu chuyện này

Câu “ Con trâu là đầu cơ nghiệp” khẳng định tầm quan trọng của con trâu với người nông dân Việt Nam. Trước khi máy móc cơ khí xuất hiện, con trâu đảm nhận những phần việc nặng nhọc nhất trên đồng lúa như kéo cày, chuyên chở nông cụ, nông phẩm...
Câu “ Con trâu là đầu cơ nghiệp” khẳng định tầm quan trọng của con trâu với người nông dân Việt Nam. Trước khi máy móc cơ khí xuất hiện, con trâu đảm nhận những phần việc nặng nhọc nhất trên đồng lúa như kéo cày, chuyên chở nông cụ, nông phẩm...
“Trâu buộc thì ghét trâu ăn. Quan võ thì ghét quan văn dài quần”. Câu này này nói lên tâm lý ghen ghét, đố kỵ của giữa những người có hoàn cảnh khác nhau.
“Trâu buộc thì ghét trâu ăn. Quan võ thì ghét quan văn dài quần”. Câu này này nói lên tâm lý ghen ghét, đố kỵ của giữa những người có hoàn cảnh khác nhau.
Nghé là con trâu non chưa có sừng. Câu thành ngữ “Cưa sừng làm nghé” chỉ những người đã có tuổi nhưng vẫn làm ra vẻ mình còn trẻ, nhiều khi khiến cho người đời cảm thấy lố bịch.
Nghé là con trâu non chưa có sừng. Câu thành ngữ “Cưa sừng làm nghé” chỉ những người đã có tuổi nhưng vẫn làm ra vẻ mình còn trẻ, nhiều khi khiến cho người đời cảm thấy lố bịch.
“Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Câu này nói lên một hiện thực phũ phàng của xã hội, đó là khi những thể lực hùng mạnh xung đột với nhau thì kẻ chịu thiệt nhất là những người thấp cổ bé họng. Ảnh: Thế thao & Văn hóa.
“Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Câu này nói lên một hiện thực phũ phàng của xã hội, đó là khi những thể lực hùng mạnh xung đột với nhau thì kẻ chịu thiệt nhất là những người thấp cổ bé họng. Ảnh: Thế thao & Văn hóa.
“Đầu trâu, mặt ngựa”. Câu này được dùng để chỉ hàng người côn đồ, giang hồ, thường là tay sai cho kẻ khác, bắt nguồn từ truyền thuyết Diêm Vương có thuộc hạ là những con quỷ mình người, đầu trâu ngựa.
“Đầu trâu, mặt ngựa”. Câu này được dùng để chỉ hàng người côn đồ, giang hồ, thường là tay sai cho kẻ khác, bắt nguồn từ truyền thuyết Diêm Vương có thuộc hạ là những con quỷ mình người, đầu trâu ngựa.
“Trâu chậm uống nước đục”. Câu này thể hiện sự tiếc nuối khi bỏ lỡ cơ hội đạt được một điều gì đó chỉ vì mình chậm chân hơn.
“Trâu chậm uống nước đục”. Câu này thể hiện sự tiếc nuối khi bỏ lỡ cơ hội đạt được một điều gì đó chỉ vì mình chậm chân hơn.
“Đàn gảy tai trâu”. Câu này để chê những người không biết thưởng thức nghệ thuật, như con trâu nghe tiếng nhạc mà mặt thộn ra vì chẳng hiểu đó là âm thanh gì.
“Đàn gảy tai trâu”. Câu này để chê những người không biết thưởng thức nghệ thuật, như con trâu nghe tiếng nhạc mà mặt thộn ra vì chẳng hiểu đó là âm thanh gì.
“Khỏe như trâu”. Một câu ngắn gọn nhưng không còn gì chuẩn hơn. Con trâu khỏe vậy nên mới có thể kéo cày cho nhà nông.
“Khỏe như trâu”. Một câu ngắn gọn nhưng không còn gì chuẩn hơn. Con trâu khỏe vậy nên mới có thể kéo cày cho nhà nông.
“Hoa nhài cắm bãi phân trâu”. Câu này thường dùng để chỉ cuộc hôn nhân không tương xứng, trong đó người vợ được đề cao hơn.
“Hoa nhài cắm bãi phân trâu”. Câu này thường dùng để chỉ cuộc hôn nhân không tương xứng, trong đó người vợ được đề cao hơn.
“Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”. Nói về giai đoạn sung sức của con người là lứa tuổi bắt đầu thành niên.
“Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”. Nói về giai đoạn sung sức của con người là lứa tuổi bắt đầu thành niên.
“Kiếp trâu ngựa” hay “Làm trâu làm ngựa”. Câu này thể hiện nỗi chán chường của người lao động chân tay nghèo khổ trong xã hội xưa, hoặc những người làm việc hùng hục như trâu mà thu nhập bèo bọt ngày nay.
“Kiếp trâu ngựa” hay “Làm trâu làm ngựa”. Câu này thể hiện nỗi chán chường của người lao động chân tay nghèo khổ trong xã hội xưa, hoặc những người làm việc hùng hục như trâu mà thu nhập bèo bọt ngày nay.
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status