Ly kỳ chuyện bí ẩn về người cổ dài, biểu tượng của rồng

(Kiến Thức) - Trong văn hóa của người Kayan, cổ dài là biểu tượng của rồng, loài động vật đỉnh cao, tượng trưng cho sắc đẹp và sự phồn thịnh, giàu có. Vì vậy, phụ nữ Kayan cổ dài càng nhiều thì càng đẹp.

Mới đây, nhiếp ảnh gia Omar Reda, một nhiếp ảnh gia người Lebanon, 34 tuổi đã đến thăm một số bộ lạc dân tộc thiểu số ở Đông Nam Á và ghi lại được những hình ảnh thú vị, ấn tượng về những người phụ nữ Kayan cổ dài, sống ở biên giới giữa Myanmar và Thái Lan.
Ly ky chuyen bi an ve nguoi co dai, bieu tuong cua rong
 
Trong văn hóa của người Kayan, cổ dài là biểu tượng của rồng, loài động vật đỉnh cao, tượng trưng cho sắc đẹp và sự phồn thịnh, giàu có. Vì vậy, người Kayan luôn cho rằng cổ càng dài thì càng đẹp.
Ly ky chuyen bi an ve nguoi co dai, bieu tuong cua rong-Hinh-2
 
Từ năm 5 tuổi, những người phụ nữ Kayan đã bắt đầu đeo vòng đồng trên cổ và tay, chân.
Ly ky chuyen bi an ve nguoi co dai, bieu tuong cua rong-Hinh-3
 
Cứ mỗi năm, những người phụ nữ sẽ đeo một vòng đồng. Từ 5 tuổi đến 25 tuổi, họ sẽ có chiếc cổ dài như mong ước.
Ly ky chuyen bi an ve nguoi co dai, bieu tuong cua rong-Hinh-4
 
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, không chỉ đeo vòng đồng, những người phụ nữ Kayan còn diện những bộ trang phục khiến mình trông giống như những con rồng cổ dài. Những con rồng được người dân Kayan coi là cha đẻ của mọi thứ.

Mời quý vị xem video: Bí quyết sống tới 130 tuổi của bộ tộc ở Trung Đông

Tuy nhiên, cũng có một số người có ý kiến khác, họ cho rằng chiếc cổ dài và bộ trang phục kỳ lạ của phụ nữ Kayan là để xua đuổi những con hổ đói luôn rình rập quanh làng.
Ly ky chuyen bi an ve nguoi co dai, bieu tuong cua rong-Hinh-5
 
Bên cạnh đó, cũng có thông tin rằng những người đàn ông Kayan cố tình kéo dài cổ của vợ họ để kẻ địch của những bộ lạc khác không cướp mất.

Độc đáo nơi phụ nữ lấy chung chồng, không cần tắm cả đời

(Kiến Thức) - Người phụ nữ Himba không mặc quần áo, không chỉ thích vẽ toàn bộ cơ thể bằng bùn đỏ, mà còn không tắm cho đến hết đời. Đặc biệt, phụ nữ ở đây còn lấy chung chồng rất nhiều.

Sống chủ yếu ở Kaokoland, Namibia, phía tây nam châu Phi, bộ lạc nguyên thủy Himba là một trong số ít những bộ lạc bản địa nguyên thủy trên thế giới.
Để bảo vệ truyền thống của bộ lạc, họ đã lựa chọn rút lui vào sống trong những khu rừng và duy trì những tập tục đã có từ 500 năm trước. Tuy vậy, vẫn có những chuyển đối đáng kể trong bộ lạc.

Nghi lễ "xẻ thịt" biến mình thành cá sấu của bộ lạc Chambi

Dùng dao sắc nhọn khắc lên da thịt tạo thành các vết sẹo khiến làn da thô ráp như da cá sấu là cách giúp trai tráng của bộ lạc Chambi ở Papua New Guinea thể hiện sức mạnh của mình.

Những đứa trẻ mới lớn (khoảng 11 tuổi trở lên) ở một bộ lạc xa xôi của Papua New Guinea sẽ phải tham gia một nghi thức truyền thống mà chỉ nhắc tới thôi sẽ khiến nhiều người lạnh sống lưng. Làn da của các cậu bé này sẽ được điêu khắc bằng những con dao sắc nhọn nhằm tạo thành những vết sẹo, khiến làn da trở nên xù xì như da cá sấu.