Độc đáo nơi phụ nữ lấy chung chồng, không cần tắm cả đời

(Kiến Thức) - Người phụ nữ Himba không mặc quần áo, không chỉ thích vẽ toàn bộ cơ thể bằng bùn đỏ, mà còn không tắm cho đến hết đời. Đặc biệt, phụ nữ ở đây còn lấy chung chồng rất nhiều.

Sống chủ yếu ở Kaokoland, Namibia, phía tây nam châu Phi, bộ lạc nguyên thủy Himba là một trong số ít những bộ lạc bản địa nguyên thủy trên thế giới.
Để bảo vệ truyền thống của bộ lạc, họ đã lựa chọn rút lui vào sống trong những khu rừng và duy trì những tập tục đã có từ 500 năm trước. Tuy vậy, vẫn có những chuyển đối đáng kể trong bộ lạc.
Lối sống và phong tục cổ xưa của bộ lạc Himba hiện đang trải qua quá trình chuyển đổi, quá độ từ xã hội mẫu hệ sang xã hội gia trưởng, phụ hệ.
Doc dao noi phu nu lay chung chong, khong can tam ca doi
 
Người Himba kiếm sống bằng nghề chăn nuôi. Hầu hết các ngôi nhà của họ đều được trộn từ nhựa cây, bùn và phân bò. Dân số của bộ lạc có khoảng 20.000 người.

Mời quý vị xem video: Điều kỳ thú về bộ lạc người Mentawai. Nguồn video: Vietnamnet

Đặc biệt, do một gen di truyền bí ẩn, rất nhiều nam thanh niên Simba đã chết trước 15 tuổi. Cũng vì vậy, tỉ lệ nam nữ của bộ lạc Himba cực kỳ chênh lệch. Số lượng nữ giới luôn cao gấp 10 lần nam giới.
Để tiếp tục duy trì nòi giống, một phụ nữ Himba có thể chung chồng nhiều người khác. Bộ lạc này duy trì truyền thống đa thê. Thậm chí, chỉ cần ba con bò đã đổi được một người vợ. Mục đích cuối cùng của họ là để tăng thêm nhân số cho bộ lạc.
Doc dao noi phu nu lay chung chong, khong can tam ca doi-Hinh-2
 
Theo tìm hiểu, mỗi một người vợ và đứa con được sinh ra sẽ được sống trong một nhà nhỏ riêng biệt, có bao nhiêu vợ thì có bấy nhiêu phòng. Nếu anh trai qua đời, tài sản và vợ của người anh sẽ được em trai tiếp nhận hết.
Đặc biệt, phụ nữ Himba hoàn toàn không mặc quần áo mấy, họ không chỉ trét lên toàn bộ cơ thể bằng bùn đỏ, còn không tắm đến hết đời.
Được biết, có hai lý do cho việc dùng bùn đỏ để bôi khắp người, một là để xua đuổi côn trùng, ruồi muỗi, hai là để chống lại tia cực tím.
Người phụ nữ Himba không chỉ thích vẽ toàn bộ cơ thể bằng bùn đỏ, mà còn không tắm cho đến hết đời. Có hai lý do đằng sau việc áp dụng bùn đỏ, một là để đuổi muỗi và hai là để chống lại bức xạ cực tím mạnh.
Theo lý giải của các chuyên gia, bùn đỏ như một loại kem chống nắng tự nhiên của phụ nữ Himba, giúp họ có không bị cháy nắng.

Cuộc sống của bộ lạc ít người nhất hành tinh ở rừng rậm Amazon

Một bộ lạc Amazon được coi là “bị đe dọa nhất thế giới” vì tác động của những kẻ phá rừng và khai mỏ.

Theo The Sun, các bức ảnh đã hé lộ cuộc sống của bộ lạc ít người nhất hành tinh ở rừng rậm Amazon. Hiện chỉ còn 80 người bộ lạc Awa sinh sống dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ngắm khổng tước siêu quý xòe cánh đẹp mê mẩn

Ngắm khổng tước siêu quý xòe cánh đẹp mê mẩn

Ngam khong tuoc sieu quy xoe canh dep me man
Đàn chim quý này được nuôi trong một ngôi chùa ở tỉnh Vĩnh Long. Nhiều người thích thú khi đến đây được nhìn thấy bên trong khoảng sân vườn nhỏ có những con chim khổng tước tuyệt đẹp rụt “cổ vào, xòe cánh ra” khoe bộ lông lộng lẫy. 

Ngam khong tuoc sieu quy xoe canh dep me man-Hinh-2
 Chim khổng tước còn gọi là chim công hay còn gọi cuông. Chúng là loài chim thuộc họ Trĩ.

Ngam khong tuoc sieu quy xoe canh dep me man-Hinh-3
 Màu sắc trên đuôi công rất ấn tượng. 
Anh Hồng Nam (ngụ TP Vĩnh Long) cho biết: “Mỗi lần vào viếng chùa, gia đình tôi đều thấy những con chim công xanh, trắng xòe đuôi rất đẹp. Nhiều người thích thú ngắm nhìn. Trước đây, hầu như chúng tôi chỉ thấy loại chim quý hiếm trong các chương trình thế giới động vật, phim ảnh hay trên tivi. Giờ đây, được tận mắt thấy chúng ở chùa này thì quá tuyệt vời”.
Ngam khong tuoc sieu quy xoe canh dep me man-Hinh-4
 
Những con chim khổng tước rất quý hiếm, nằm trong sách đỏ được nhà chùa nuôi nấng, bảo tồn trong mấy năm gần đây. Cơ quan chức năng cũng đã cấp giấy phép.
Hiện nay, nhà chùa có khoảng 11 chim khổng tước xanh và trắng trưởng thành cùng rất nhiều chim con.
Ngoài chim công xanh, trong chùa còn có chim công trắng hay còn gọi bạch khổng tước

Ngam khong tuoc sieu quy xoe canh dep me man-Hinh-5
Trung bình, mỗi chim khổng tước mái đẻ khoảng 5 - 6 trứng, cá biệt ở đây có con đẻ 8 - 9 trứng. Chim khổng tước ấp trứng khoảng 28 ngày thì nở.
Chim khổng tước thường ăn cám, thóc, các loại đậu, rau cải...
Chim công trắng được tạo ra do sự đột biến gen di truyền thiếu sắc tố lông 

Ngam khong tuoc sieu quy xoe canh dep me man-Hinh-6
 Bạch khổng tước là loài chim có bộ lông màu trắng tuyệt đẹp và được xếp vào hàng quý hiếm.  Một vị sư trong chùa chia sẻ: "Nhà chùa muốn nuôi dưỡng, bảo tồn loại chim này để những ai, đặc biệt là các em nhỏ biết tới chim khổng tước và vẻ đẹp của nó, trong khi ngoài tự nhiên gần như không còn nữa. Từ đó, các em ý thức được là thiên nhiên đang bị khai thác, tàn phá. Muốn những động vật, chim chóc quý hiếm tồn tại thì mọi người phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên".

Ngam khong tuoc sieu quy xoe canh dep me man-Hinh-7
Loại chim này sinh sống ở rừng nhiệt đới Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc. Chúng được tìm thấy trong một loạt các môi trường sống bao gồm cả rừng nguyên sinh và thứ cấp, cả hai vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Người ta cũng thấy chúng trong các khu vực có cây tre, đồng cỏ, thảo nguyên… 

Ngam khong tuoc sieu quy xoe canh dep me man-Hinh-8
Chim công phân bố ở hầu hết ở các cánh rừng khắp Việt Nam. Do nạn săn bắn, tàn phá rừng, chim công còn lại trong tự nhiên rất ít. Hầu như mọi người chỉ còn gặp chúng ở các Trung tâm bảo tồn quốc gia, vườn thú Thảo Cẩm Viên… 
Ngam khong tuoc sieu quy xoe canh dep me man-Hinh-9
Những con chim công rất dạn dĩ, chúng thường bay đậu lên tường rào xung quanh chùa. 

Ngam khong tuoc sieu quy xoe canh dep me man-Hinh-10
 Con trống có bộ lông màu lục óng ánh, đuôi rất dài, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh.

Ngam khong tuoc sieu quy xoe canh dep me man-Hinh-11
 Con mái, gần giống con trống nhưng không có mào đầu, không có lông trang hoàng. Lông đuôi con mái thường ngắn và có viền nâu.

Ngam khong tuoc sieu quy xoe canh dep me man-Hinh-12
 Trong dân gian, có nhiều câu nói về công, xem công như là đại diện cho sự cao quý như "Con công ăn lẫn với gà. Rồng kia, rắn nọ, coi đà sao nên". Hay "Tập tầm vông/ Con công hay múa/ Nó múa làm sao/ Nó rụt cổ vào/ Nó xoè cánh ra..."