Lùi tiếp lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn: Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có lợi?

(Vietnamdaily) - Việc lùi lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn phần nào giúp các TCTD có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng, đặc biệt các dự án vay vốn trung - dài hạn xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án cao tốc Bắc - Nam.

Bản tin thị trường tiền tệ trái phiếu tuần qua của SSI Research ghi nhận thanh khoản hệ thống được hỗ trợ bởi lượng VND cung ứng từ nguồn NHNN mua ngoại tệ kỳ hạn đáo hạn trong tuần trước, trong khi đó kênh mua ngoại tệ giao ngay tạm thời không được sử dụng.
Các hoạt động thị trường mở không phát sinh giao dịch mới, nhờ vậy lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp. Kết tuần, lãi suất kỳ hạn qua đêm ở mức 0,64% và kỳ hạn 1 tuần là 0,74%, giảm 1-2 điểm cơ bản so với tuần trước. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đi ngang và duy trì ở mức thấp trong suốt 3 tháng qua, phản ánh thanh khoản dồi dào nhờ lượng tiền Đồng được bơm ra thị trường thông qua kênh mua ngoại tệ.
NHNN trong tuần qua đã chấp thuận tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 cho một số ngân hàng, với việc nới thêm từ 1 – 6% tùy vào chất lượng tín dụng cũng như các chỉ số an toàn vốn của từng ngân hàng.
Điều này sẽ giúp các ngân hàng có thêm dư địa tăng trưởng trong thời gian tới nhằm hỗ trợ cho việc mở cửa trở lại nền kinh tế, trong điều kiện nhiều NHTM đã chạm trần tín dụng trong 9 tháng đầu năm.
Tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống năm 2021 theo hạn mức mới dự kiến vào khoảng 13%.
Lui tiep lo trinh siet ty le von ngan han cho vay trung - dai han: Cac du an xay dung co so ha tang co loi?
 
NHNN cũng cân nhắc lùi lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ mức 40% trước đó về mức 37% theo thông tư 08/2020-NHNN từ 01/10/2021.
Mặc dù tỷ lệ này hiện tại không còn đáng lo ngại khi hầu hết NHTM đều đáp ứng mức yêu cầu của NHNN, việc lùi thời điểm áp dụng thông tư sẽ phần nào giúp các TCTD có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng, đặc biệt các dự án vay vốn trung  -dài hạn xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án cao tốc Bắc - Nam.
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay nhìn chung sẽ duy trì ở mức thấp như hiện tại trong thời gian tới. Cụ thể, lãi suất huy động dao động từ 3 - 4% đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7 - 5% đối với kỳ hạn 6 - 12 tháng và 4,2 - 6,5% đối với kỳ hạn trên 12 tháng, trong khi lãi suất cho vay dao động từ 5 - 7% đối với khoản vay ngắn hạn và 9-11% đối với khoản vay trên 12 tháng.

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Không có lý do để thay đổi danh mục đầu tư

(Vietnamdaily) - Lo ngại về biến thể dịch bệnh mới, nhà đầu tư trong nước bán tháo ngay khi mở đầu phiên giao dịch sáng 29/11. 

Những thông tin tiêu cực về biến chủng Covid-19 mới Omicron đang tác động rất tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu, và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Ngay từ đầu phiên giao dịch, áp lực bán được đẩy lên mức rất cao và khiến hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ lao dốc. VN-Index kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATC) với mức giảm trên 28 điểm. Hàng loạt cổ phiếu lớn giảm trên 4% cùng với đó là rất nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ bị kéo xuống giá sàn.

Kết phiên sáng, chỉ số VN-Index chỉ còn giảm 14,55 điểm, ngược lại chỉ số HNX-Index đã bật tăng hơn 3 điểm.

Chu tich SSI Nguyen Duy Hung: “Khong co ly do de thay doi danh muc dau tu“
 VN-Index thu hẹp đà giảm về cuối phiên.

Nâng đỡ cho đà bật tăng trở lại của thị trường là bộ đôi VIC và VHM, trong đó VIC có phiên giao dịch thứ 2 liên tiếp tăng mạnh mẽ và với phiên tăng 4,3% hôm nay thì giá cổ phiếu VIC đã lên sát 103.000 đồng/cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu tăng mạnh hiện tại là nhóm lương thực, thực phẩm với những cái tên đáng chú ý như DBC, IDI, CMX, MCM, MCH...

Một số cổ phiếu bất động sản, hạ tầng, xây dựng, vật liệu xây dựng... như LCG, CII, HT1, ASM...vẫn tăng giá khá tốt.

Những cổ phiếu ngân hàng đang giảm trên 3% đa phần là những cổ phiếu đã tăng mạnh giai đoạn vừa qua như SGB, BAB, SSB... Những cổ phiếu ngân hàng vốn hóa lớn như CTG, TPB, ACB, BID, VCB... cũng đang giảm nhưng không quá sâu.

Cũng lạc quan về thị trường chỉ điều chỉnh trong ngắn hạn, nhiều cá nhân và công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư không nên quá hoảng loạn và bán tháo danh mục của mình.

Chu tich SSI Nguyen Duy Hung: “Khong co ly do de thay doi danh muc dau tu“-Hinh-2
 Chia sẻ của ông Nguyễn Duy Hưng.

Trên trang facebook cá nhân, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch SSI có viết "Theo Goldman Sach, biến chủng Omicron không có khả năng nguy hiểm hơn, không có lý do để thay đổi danh mục đầu tư. Theo tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tương tự như vậy!"

Còn ông Lã Giang Trung, Tổng giám đốc Passion Investment nhận định với việc có thông tin tiếp theo tương đối tiêu cực về biến thể Covid-19, có lẽ thị trường sẽ có một đợt điều chỉnh khoảng 10 - 15% từ đỉnh 1.500, nhưng do chu kỳ thị trường vẫn là đi lên, thế nên sau mỗi đợt điều chỉnh lại là cơ hội để nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục một cách phù hợp.

Theo Chứng khoán BIDV (BSC), trong một, hai phiên tới, thị trường có thể tiếp tục vận động quanh đỉnh mới 1.500 điểm.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng thị trường có thể sẽ điều chỉnh ở phiên giao dịch đầu tuần và mức hỗ trợ gần nhất của VN-Index là 1.459 điểm.

Bà Rịa - Vũng Tàu siết chặt tình trạng tự ý phân lô, tách thửa

(Vietnamdaily) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản hỏa tốc số 18013 gửi các Sở, ngành về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.

Sở Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ việc lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030.

Trong đó, cần đánh giá cụ thể các yếu tố phát sinh có liên quan (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,...) khi kiến nghị điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch các loại đất, đề xuất giải pháp thực hiện và quan tâm quy hoạch sử dụng đất hai bên các tuyến đường, để tạo quỹ đất sạch khi triển khai đầu tư mới các tuyến đường giao thông, nhằm phát triển đô thị, tạo nguồn lực cho ngân sách.

Vụ án cựu Phó chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Tài: Nữ đại gia xinh đẹp Lê Thị Thanh Thúy kháng cáo gì?

Bà Lê Thị Thanh Thúy (SN 1979, nguyên Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm) và Công ty Hoa Tháng Năm cũng có kháng cáo toàn bộ bản án.

Ngày 29/11, TAND Cấp cao tại TP HCM đã mở phiên tòa phúc thẩm theo đơn kháng cáo của ông Nguyễn Thành Tài (SN 1952, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM), Đào Anh Kiệt (SN 1957, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường TP), Nguyễn Hoài Nam (SN 1965, nguyên Bí thư Quận ủy quận 2), Trương Văn Út (SN 1970, cựu Phó Trưởng phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên- Môi trường).

Các bị cáo này bị tòa sơ thẩm tuyên phạm tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".