Lõi sao chủ nổ thảm khốc, loạt sao zombie đua nhau chạy trốn

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học phát hiện ra ba ngôi sao chạy trốn sau vụ nổ thảm khốc ở lõi của sao chủ. Những vật thể này di chuyển với vận tốc cao, khí quyển của chúng được tạo ra chủ yếu từ neon và oxy.

Theo đó, một ngôi sao lùn trắng già cỗi đã tự đốt cháy phần lõi, phát nổ trong hệ thống để tiến hóa thành siêu tân tinh.

Loi sao chu no tham khoc, loat sao zombie dua nhau chay tron
Nguồn ảnh: Space. 

Tuy nhiên, có ba ngôi sao trong hệ thống đã sống sót sau vụ nổ sao chủ.

Sau đó, chúng nhanh chóng di chuyển độc lập ra khỏi hệ thống và trôi dạt trong không gian. Các chuyên gia đặt trên chúng là ba ngôi sao zombie.

Roberto Raddi tại Đại học Friedrich Alexander Erlangen ở Bamberg, Đức và các đồng nghiệp đã tìm thấy những vật thể này di chuyển với vận tốc cao, có thể bị đẩy ra bởi vụ nổ.

Các nhà nghiên cứu đã xác định ba ngôi sao này, khí quyển của chúng được tạo ra chủ yếu từ neon và oxy. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kinh ngạc ngôi sao cực nhẹ, lớn hơn Mặt trời 2.000 lần

(Kiến Thức) - Ngôi sao kỳ lạ UY Scuti có mật độ phân tử khí là 7×10⁻⁶ kg/m³, tức kém đặc hơn một tỷ lần so với nước, nhưng có kích thước khổng lồ và trọng lượng gấp 20 - 40 lần Mặt trời.

Ngôi sao cực nhẹ, nhưng lại lớn hơn Mặt trời gần 2000 lần này nằm cách Trái Đất tầm 9.500 năm ánh sáng. Ánh sáng phải mất 6 tiếng 55 phút để chuyển động quanh ngôi sao UY Scuti.

Khí kinh dị "ma trơi" lộ dấu vết sự sống ngoài hành tinh

Loại khí khó ngửi và độc hại với người trái đất phosphine có thể giúp các nhà khoa học lần ra dấu vết sự sống ngoài hành tinh ở những "hệ mặt trời" xa xôi khác.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học Astrobiology do nhóm tác giả từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT – Mỹ) thực hiện dựa trên dữ liệu về các hành tinh xa xôi ngoài hệ mặt trời cho thấy không phải methane mà chính phosphine, một loại khí độc hại cho người trái đất, lại có thể là dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh.