Lời Phật dạy: 4 bí kíp để có cuộc sống vô ưu

Muốn thoát khỏi nỗ sợ hãi, giày vò trong cuộc sống thì trước hết phải biết sợ những điều nên sợ.

Con người có nên sợ hãi không?
Có lẽ ai cũng nhớ đến hình ảnh Đức Phật khi ngồi trên đài sen. Ngài thường đưa tay phải lên ngang tầm ngực, lòng bàn tay xoay ra phía ngoài, các ngón tay hướng thẳng lên trên. Hành động này của Ngài thể hiện rằng Ngài đã đạt đến cảnh giới, đã được giác ngộ, và chẳng còn điều gì có thể khiến cho Ngài sợ hãi nữa.
Thế nhưng, trong cuộc sống hàng ngày, nỗi sợ hãi lại chẳng phải là điều chúng ta cần tránh. Ngược lại, trong nhiều trường hợp, nó là 1 điều rất lành mạnh. Tạo hóa cho con người biết sợ, ấy là một bản năng giúp con người tự bảo vệ mình để duy trì giống nòi, không mù quáng mà tự dấn thân vào những tình huống nguy hiểm.
4 cách để cuộc sống không còn lo lắng
Loi Phat day: 4 bi kip de co cuoc song vo uu
Ảnh minh họa. 
Hiểu được quy luật của cuộc sống
Cuộc sống là một vòng tròn của quy luật sinh – lão – bệnh – tử. Dù là ai cũng không thể thoát khỏi điều này, vì thế, được sống trên đời là một may mắn, còn cái chết là điều tất yếu, không có gì đáng sợ.
Hiểu được điều này, cuộc sống dẫu ngắn ngủi thì cũng luôn vui vẻ, ý nghĩa.
Nếu có sợ, thì hãy sợ rằng ta sống trên đời mà chỉ như tồn tại, chẳng làm được việc gì có ích, chẳng giúp gì được cho ai.
Biết buông bỏ những "vật ngoài thân"
Con người có một nỗi sợ thường trực nhất, đó là sợ mất những thứ mà mình sở hữu: Từ những tài sản hữu hình như nhà cửa, đất đai, tiền bạc… cho đến danh tiếng, chức vụ.
Có nhiều người vì sợ mất đi chúng mà ngày đêm suy tính thiệt hơn, nghĩ ra trăm phương ngàn kế, thậm chí không ngại âm mưu hại người để được giàu hơn, nổi tiếng hơn.
Luôn tươi cười vui vẻ mỗi sáng
Nếu buổi sáng bạn ra đường với một khuôn mặt cau có, khó chịu, chắc chắn bạn sẽ có một ngày làm việc không hiệu quả, không việc gì được hoàn thành. Và chính thái độ cáu kỉnh của bạn sẽ có thể khiến những người xung quanh cảm thấy không hài lòng và mất tập trung khi làm việc. Thay vào đó, hãy cứ tươi cười vui vẻ lên vì niềm vui bao giờ cũng dễ lây lan và dù ngày hôm ấy có mưa có bão bùng thì chí ít trong lòng bạn cảm thấy hài lòng là được.
Nhìn vào ưu điểm của những người xung quanh
Chúng ta thường có thói quen xét nét, “nhìn mặt bắt hình dong” người khác nên luôn nhìn thấy những điểm xấu của người khác. Nếu bạn bình tâm lại và tìm những ưu điểm của người ta thì bạn sẽ thấy chẳng ai hoàn hảo cả, thật ra do bản thân quá khắt khe nên dù họ có tốt đến mấy chúng ta vẫn cứ tự phủ nhận và coi trọng ý kiến của mình là trên hết.
*)Title do Kiến Thức biên tập lại

7 điều Đức Phật dạy phải ghi nhớ để sống an nhiên, hạnh phúc

Cuộc sống đầy trở ngại, nhưng nếu biết những điều này thì cuộc đời sẽ thông thuận, hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Mỗi chúng ta đều không ai mong muốn khổ đau, bệnh tật. Cho dù vậy, khổ đau bệnh tật vẫn đến. Tuy vậy, nếu không có bệnh khổ, con người thường sinh dục vọng khó kềm chế. Để thỏa mãn những dục vọng này, con người sẽ gây thêm biết bao nhiêu là nghiệp báo, để rồi phải đền trả, phải lăn lộn trong biết bao nhiêu kiếp luân hồi sinh tử mới có thể dứt được?

Phật dạy: 9 quả báo nhãn tiền nguy hiểm khi ngoại tình

Phật dạy rằng: Ngoại tình là 1 trong những tội sẽ phải gánh hậu quả rất nặng nề.

Dưới đây là 9 loại báo ứng lớn nhất của những chuyện ngoại tình, tà dâm

Pháp Luân Công tại VN: CQ chức năng cần vào cuộc

(Kiến Thức) - Với bản chất của một tà giáo, Pháp Luân Công đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội Việt Nam. Sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng nhằm kiểm soát các hoạt động của giáo phái này là điều hết sức cần thiết.

Hiểm họa cho sức khỏe khi tu tập theo Pháp luân công
Như đã đề cập ở bài viết "Giải mã tâm thần, hoang tưởng cực độ vì... Pháp luân công", mạng lưới truyền thông của Pháp Luân Công thường xuyên sử dụng các câu chuyện lạ, thần bí và khéo léo lồng ghép vào đó những lời quảng cáo tốt đẹp liên quan đến Pháp Luân Công để thu hút sự chú ý, để gây ngộ nhận cho nhân dân rằng Pháp Luân Công là tốt, đặc biệt là trong vấn đề sức khỏe.