“Lời khai của Dương Chí Dũng về người mật báo là có cơ sở”

Đồng thời, những lời khai này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vụ án tổ chức trốn ra nước ngoài của Dương Tự Trọng và các bị cáo khác.

Tối 7/1, trao đổi với báo chí, luật sư Nguyễn Đình Hưng (bào chữa cho bị cáo Dương Tự Trọng) cho rằng những lời khai của Dương Chí Dũng tại phiên tòa về việc có người mật báo để mình bỏ trốn là “có cơ sở”. Đồng thời, những lời khai này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vụ án tổ chức trốn ra nước ngoài của Dương Tự Trọng và các bị cáo khác.
Theo luật sư Hưng, cuốn “sổ vạn niên” mà cơ quan điều tra thu giữ của ông Dũng có ghi chép đầy đủ quá trình từ trước và sau ngày chạy trốn của nhân chứng này (ngày 17/5/2012). Trong đó, Dương Chí Dũng đã ghi lại cụ thể việc gọi điện hỏi cán bộ công an về thông tin vụ án thế nào, quá trình chạy trốn ra sao…
Ông Dương Chí Dũng khai rằng mình được cán bộ Bộ Công An tên N thông báo tin khởi tố, khuyên tạm tắt điện thoại và tạm lánh đi một thời gian.
Ông Dương Chí Dũng khai rằng mình được cán bộ Bộ Công An tên N thông báo tin khởi tố, khuyên tạm tắt điện thoại và tạm lánh đi một thời gian.
“Bỏ qua chuyện ông Dũng khai đã giao cho cán bộ Bộ Công an ông N một lần 10 ngàn USD, một lần 500 ngàn USD và 1 lần 1 triệu USD vì nó còn phải có bằng chứng chứng minh. Tuy nhiên ông Dũng khó mà bịa ra chuyện đã được ông N thông báo trước thông tin khởi tố. Chắc chắn phải có ai đó báo cho biết thì ông Dũng mới chạy trốn”, luật sư Hưng nhận định.
Luật sư Hưng cho rằng việc ông Dũng được mật báo chính là điểm khởi đầu của toàn bộ vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài của 7 bị cáo, trong đó có thân chủ của ông.
“VKS nhận định hành vi của Dương Tự Trọng và các bị cáo khác đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vì cản trở việc xử lý vụ án tại Vinalines là không đúng. Chính dư luận cũng đang hiểu nhầm về chuyện này và trầm trọng hóa vụ án của Dương Tự Trọng lên. VKS cũng đề nghị mức án quá nặng đối với ông Trọng. Theo tôi, việc cản trở quá trình xử lý tại Vinalines phải là hành vi mật báo cho Dương Chí Dũng biết thông tin khởi tố khiến ông này bỏ trốn”, luật sư Hưng nhấn mạnh.
Theo đó, ông Hưng cho rằng thân chủ của mình và các bị cáo khác chỉ đóng vai trò giúp sức vì trốn đi đâu đều do ông Dũng hoàn toàn chủ động. VKS cũng không thể gán ghép ông Trọng vào vai trò chủ mưu của vụ án được.
Luật sư Hưng cũng không đồng tình với kiến nghị của đại diện VKS về việc khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác để xử lý riêng rẽ với vụ án của Dương Tự Trọng. Luật sư đã kiến nghị tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ người báo tin như lời khai của ông Dũng.
“Nếu xác định được có người báo tin cho Dương Chí Dũng thật thì phải gộp chung hai vụ án này lại với nhau. Việc cố ý làm lộ bí mật công tác và tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài là hai hành vi phạm tội khác nhau nhưng lại có chung một hậu quả. Quan trọng hơn là từ đó mới đánh giá đầy đủ được tính chất, mức độ từ hành vi phạm tội của cá bị cáo”, luật sư Hưng nói.
Ông Hưng cũng cho rằng, thân chủ của mình không vô tội nhưng phải được tòa xem xét khách quan và công bằng.

Săn Viagra thiên nhiên giá rẻ, yêu khỏe ở Cao Bằng

(Kiến Thức) - Cây pi đin chẳng khác nào thuốc "Ama Kong" của người Thạch An, là loại viagra cho các quý ông để tăng cường sinh lực.

Mỗi năm, cứ đến độ cuối thu, đầu đông, người dân một số xã và thị trấn Đông Khê, huyện Thach An, tỉnh Cao Bằng lại băng ngàn lội suối đi tìm loài hoa kỳ lạ có tên pi đin về chữa bệnh và bán với giá cao.
Loài hoa kỳ lạ

Thiếu nữ mang thai bị người yêu đánh chết

(Kiến Thức) - Chỉ vì ghen tuông vô cớ, gã thanh niên trong cơn say đã xuống tay tàn nhẫn đánh người yêu đang mang giọt máu của mình chấn thương sọ não tử vong.

Công an huyện Bình Chánh vừa bàn giao nghi can Hà Quốc Tài (26 tuổi, ngụ quận 11) về Phòng CSĐT Công an TP HCM để xử lý theo thẩm quyền về hành vi “giết người”.

Dương Chí Dũng có thể thoát án tử hình?

Nếu từ giai đoạn điều tra, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc nhận tội và khắc phục hậu quả thiệt hại tích cực thì khi ra tòa, bản án sẽ nhẹ hơn.

Trong vụ án này, tội dẫn đến bản án cao nhất cho Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Mai Văn Phúc - nguyên Tổng GĐ Vinalines - là "tham ô tài sản". Theo khoản 4, Điều 278 tội "tham ô tài sản" thì chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
LS Trịnh Anh Dũng (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết: Đối với những vụ án kinh tế, tham nhũng thì khách thể bị xâm hại là tài sản của Nhà nước hoặc cá nhân, nếu người vi phạm khắc phục hậu quả thiệt hại của mình gây ra tốt thì khi ra tòa có thể mức án dành cho người đó được giảm nhẹ.
Trong vụ án này, cả Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người bị quy tội tham ô 10 tỉ đồng. Từ khi bị khởi tố điều tra đến phiên tòa sơ thẩm, cả hai người cùng không thừa nhận hành vi này và dĩ nhiên không khắc phục hậu quả, nên đây là tình tiết tăng nặng hình phạt dành cho bị cáo.
Bị cáo Trần Hải Sơn tham ô hơn 7,8 tỉ đồng, nhưng nhờ thành khẩn khai báo, gia đình nộp khắc phục giúp 500 triệu đồng nên Trần Hải Sơn chỉ bị 14 năm tù cho tội "tham ô tài sản"; còn bị cáo Trần Hữu Chiều tham ô 340 triệu đồng, đã nộp lại toàn bộ khoản này nên chỉ bị tuyên phạt 10 năm tù về tội này.