Loại ung thư khiến 1,8 triệu người tử vong hàng năm

Hút thuốc lá được coi là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Tuy nhiên, gene di truyền cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lý này.

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Đồng, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ung thư phổi là bệnh phổ biến trên thế giới và đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý ung thư thời gian qua. Ước tính mỗi năm có khoảng 1,8 triệu ca tử vong trên toàn cầu do ung thư phổi.

Nguyên nhân gây ung thư phổi

Bác sĩ Đồng cho hay ung thư phổi là một bệnh lý ác tính xuất phát từ sự tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào trong nhu mô phổi.

Hút thuốc lá được coi là yếu tố nguy cơ chính với ung thư phổi. Tuy nhiên, theo thống kê trên toàn thế giới, chỉ khoảng 10-15% người hút thuốc bị ung thư phổi. Ngược lại, 10-25% những người bị ung thư phổi không hề hút thuốc.

"Hút thuốc lá thụ động được đặt ra trong trường hợp này. Trên thực tế, hút thuốc lá thụ động đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên 20%", vị chuyên gia nói.

Loai ung thu khien 1,8 trieu nguoi tu vong hang nam

Hút thuốc lá chủ động và bị động đều làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Ảnh minh họa: ray_reyes.

Tuy nhiên, với tỷ lệ đó, người hút thuốc lá thụ động cũng chỉ chiếm khoảng 16-24% các trường hợp không hút thuốc mắc ung thư phổi.

Qua khảo sát, ung thư phổi ở những người không hút thuốc thường ở giới nữ, trẻ tuổi và có xu hướng đáp ứng tốt hơn với điều trị có sự xuất hiện của các đột biến gene, giúp các bác sĩ có thể can thiệp bằng liệu pháp điều trị đích.

Từ đặc điểm này, nhiều gia đình có bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi cũng đã đặt câu hỏi liệu ung thư phổi có di truyền hay không.

Ung thư phổi và di truyền

Liên quan vấn đề này, bác sĩ Đồng giải thích tế bào ung thư là những tế bào đột biến, phát triển không chịu sự kiểm soát của cơ thể.

"Phần lớn các đột biến này xuất hiện sau khi sinh, trong quá trình tương tác với môi trường sống và chúng không di truyền được", vị chuyên gia nói.

Tuy nhiên, một số nhỏ đột biến khác có từ ngay khi chúng ta chào đời do đột biến tế bào mầm - tế bào phân chia và hình thành nên toàn bộ cơ thể. Những đột biến này có thể di truyền được.

Về mặt lý thuyết, ở một người mang 2 gene bình thường, đột biến cần xảy ra ở cả 2 gene mới đủ khả năng để sinh bệnh.

Trong khi đó, cơ thể chúng ta nhận 2 bản sao gene khác nhau từ bố và mẹ. Nếu mang trong mình một gene đột biến, chỉ cần đột biến thêm gene còn lại sẽ tạo điều kiện hình thành ung thư.

"Vì vậy, những người nhận di truyền gene đột biến sẽ có nguy cơ bị ung thư cao hơn so với những người sinh ra không có gene đột biến", bác sĩ Đồng kết luận.

Loai ung thu khien 1,8 trieu nguoi tu vong hang nam-Hinh-2

Sinh ra với một gene đột biến do di truyền từ gia đình có thể tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn. Ảnh minh họa: solen_feyissa.

Tương tự với ung thư phổi. Trường hợp bố, mẹ hoặc anh chị em mắc ung thư phổi sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lý này lên 2-3 lần so với những người không có tiền sử gia đình đó.

"Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét điều này trong một bối cảnh rộng hơn. Nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc ung thư có thể là do cùng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như khói thuốc (chủ động hoặc bị động), môi trường sống chung ô nhiễm hóa học, phóng xạ...", bác sĩ Đồng lưu ý.

Theo vị chuyên gia, đây cũng là những khó khăn khi xác định có phải ung thư phổi di truyền không trong quá trình điều trị.

Bác sĩ Đồng gợi ý một số đặc điểm có thể gợi ý đến bệnh ung thư di truyền:

  • Nhiều thành viên cùng mắc một loại ung thư (nhất là những bệnh ung thư ít gặp)
  • Ung thư ở độ tuổi trẻ hơn bình thường (như ung thư ruột kết ở tuổi 20)
  • Một người mắc nhiều hơn một loại ung thư (ví dụ một phụ nữ cùng bị ung thư vú và ung thư buồng trứng)
  • Ung thư ở cả hai cặp cơ quan (như cả hai mắt, thận hoặc vú)
  • Ung thư ở nhiều thế hệ (ví dụ cả ông, cha và con trai)
  • Hiện nay, việc xét nghiệm di truyền đối với ung thư phổi còn rất hạn chế. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng gặp phải khó khăn này và chưa có cách tốt nhất để quản lý những người mang gene đột biến nhưng chưa phát sinh bệnh.

    "CT liều thấp có thể được kết hợp trong chăm sóc và quản lý những người bệnh này. Tuy nhiên, tần suất nào để có hiệu quả tối ưu là điều chắc được khẳng định chắc chắn", bác sĩ Đồng thông tin.

    Ngoài ra, vị chuyên gia cho hay việc tư vấn di truyền cho gia đình của những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi vẫn là một thách thức.

    Nguyên nhân là không có hướng dẫn xét nghiệm di truyền nào được thiết lập chỉ dựa trên tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi. Trừ khi những trường hợp này đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một hội chứng di truyền đã biết.

    Tuy nhiên, bác sĩ Đồng nhấn mạnh phần lớn các đột biến gene gây ung thư phát sinh trong quá trình sống và không di truyền cho thế hệ sau.

    Vậy nên, dù có người thân đã mắc ung thư phổi, nguy cơ mắc ung thư phổi di truyền vẫn rất thấp. Vị chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên cung cấp thông tin này cho bác sĩ để có những tư vấn phù hợp nhất trong việc sàng lọc.

    Người hút thuốc lá có 3 triệu chứng này, máu đã “nhớt như cháo”

    Máu của những người thích hút thuốc lá thường đặc hơn, nicotin và các chất độc hại khác có trong thuốc lá sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho mạch máu.

    Máu mang oxy, chất dinh dưỡng và chất thải đi khắp cơ thể. Một khi mạch máu bị tắc nghẽn, nó sẽ làm tăng nguy cơ phát triển một cơn đau tim.

    Các chuyên gia cho rằng: con người và động mạch sống như nhau, mạch máu nuôi dưỡng chính là nuôi dưỡng sự sống. Ngày nay, ngày càng có nhiều người mắc các bệnh liên quan đến mạch máu.

    Cá rất tốt song chế biến kiểu này cực dễ rước ung thư

    Cá là nguồn cung cấp protein, axit béo Omega – 3 dồi dào, rất có lợi cho sức khỏe. Tuy vậy, cá chế biến kiểu này có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

    Ca rat tot song che bien kieu nay cuc de ruoc ung thu
     Không ai có thể đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh suốt cuộc đời. Tuy vậy, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, nghiêm trọng thông qua việc duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Về thói quen sinh hoạt, bạn nên tập thể dục thường xuyên, đồng thời không hút thuốc lá. (Ảnh: Bestlifeonline, minh họa)

    Nghe người yêu nói mức lương thật, tôi vội vàng tổ chức đám cưới nhưng nào ngờ

    Là đàn ông không bao giờ tôi chủ động hỏi mức lương của người yêu nhưng trong một lần ngồi tâm sự cô ấy đã nói ra thu nhập mỗi tháng khiến tôi sốc.

    Yêu nhau một thời gian dài nhưng tôi hoàn toàn không biết tiền lương mỗi tháng của Nhi - người yêu tôi là bao nhiêu, đó là vấn đề tế nhị nên tôi không bao giờ chủ động hỏi.

    Một ngày ngồi tâm sự với Nhi, ước ao có tiền mua một căn nhà để sống, chứ lấy nhau rồi ở phòng trọ mệt lắm. Nghe đến đây Nhi trách bản thân không biết giữ tiền, mỗi tháng thu nhập 30 triệu đồng, đi làm cũng gần 10 năm rồi mà chẳng có khoản tiết kiệm nào.

    Tôi cho là em ấy nói dối, không ngờ Nhi đưa ra những tin nhắn mà ngân hàng gửi đến hàng tháng khiến tôi buộc phải tin. Em nói rất thích hàng hiệu nên tháng nào cũng dành ra một nửa tiền lương để mua vài món đồ, một nửa còn lại là để chi tiêu linh tinh và gửi về cho bố mẹ.

    Tôi bảo lương mình bằng một nửa mà tháng nào cũng để ra được 10 triệu đồng, đáng lẽ Nhi là con gái phải tiết kiệm được nhiều hơn mới phải. Em bảo bản tính thích hàng hiệu từ nhỏ rồi không thay đổi được, sau này dù lấy chồng cũng vẫn duy trì việc đó để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

    Lo sợ thời gian yêu đương kéo dài sẽ khiến Nhi phung phí tiền nên tôi quyết định làm đám cưới với em.

    Sau hai tháng kể từ ngày cưới, mọi chi tiêu trong gia đình toàn do tôi bỏ ra hết, từ chai dầu ăn đến gạo muối. Có lần tôi nhắc khéo vợ nên đảm nhận sinh hoạt phí, không ngờ cô ấy giơ tay bảo chồng đưa tiền cho rồi sẽ lo hết.

    Em nói rất thích hàng hiệu nên tháng nào cũng dành ra một nửa tiền lương để mua vài món đồ. (Ảnh minh họa)

    Tôi hỏi vợ sao không bỏ tiền túi ra mà chi tiêu những việc vặt đó, còn lương của chồng là để tiết kiệm làm việc lớn. Nhưng Nhi tỏ vẻ không vui lắm rồi nói sau này mọi chi tiêu trong gia đình mỗi người chịu một nửa. Còn tiền lương của ai thì người ấy tiêu, đối phương không có quyền kiểm soát.

    Biết tính Nhi không giữ được tiền nên tôi bảo vợ hãy đưa một nửa tiền lương cho chồng nắm giữ để vài năm nữa mua nhà. Vợ phản đối ngay lập tức, nói là đa số đàn ông đi làm đưa tiền về cho vợ giữ, cớ sao chồng lại muốn nắm giữ tài chính trong gia đình?