Loài rắn “thây ma” chuyên lăn đùng giả chết, còn biết phun máu như đóng phim

Nếu có liên hoan phim dành riêng cho động vật thì loài rắn này nhất định sẽ giành ngôi Ảnh đế, bởi nó diễn giả chết số 2 thì không ai số 1 được.

Hẳn mọi người từng biết đến chiêu "giả chết" của nhiều loài động vật, được coi như chiến thuật sinh tồn trong thiên nhiên hoang dã. Thường thì chỉ có những loài yếu đuối hiền lành mới hay đóng kịch như vậy, nhưng kỳ lạ làm sao trên thế giới lại có một loài rắn giả chết siêu đỉnh, còn quằn quại bốc mùi như xác thật mới ghê!

Đó là loài rắn mũi lợn sống ở châu Mỹ, còn được gọi với tên khác là rắn Hognose hay rắn zombie. Cái tên mũi lợn không phải vì bộ phận hít ngửi của nó to bất thường đâu, chỉ là hơi hếch lên giống Trư Bát Giới tí thôi!

Loai ran

Rắn mũi lợn - loài bò sát độc đáo của châu Mỹ.

Rắn mũi lợn có thể dài khoảng 1,2 mét với màu vảy nâu, vàng hoặc đen sẫm. Chúng phân bố ở miền đông nước Mỹ từ Florida tới New England và một số vùng ở phía nam Canada. Thức ăn chủ yếu của rắn mũi lợn là ếch, kỳ giông, chim và động vật có vú nhỏ. Ngoại hình của nó cũng bình thường như bao loài rắn khác, trong mồm không có răng nanh với nọc độc nhưng cái tính thì khá "lươn".

Loai ran

Bình thường thì rắn mũi lợn cũng khá dễ thương, nhưng nhiều người dễ lầm tưởng chúng với rắn độc bởi chiếc mang có thể bành ra bất kỳ lúc nào chúng muốn.

Tuy là loài săn mồi nhưng rắn mũi lợn Hognose lại có cái nết khá "hèn", trời không ban cho nó vũ khí nọc độc nên lúc gặp hiểm nguy là chúng giở trò... lăn đùng ra chết! Chẳng cần biết cái gì đe dọa, cứ đụng vào là loài rắn ngáo ngơ này sẽ quằn quại co giật như bị đánh, ngửa bụng lên giời nằm im bất động rồi há mồm lè lưỡi ra cho kẻ địch nhầm tưởng rằng "con mũi lợn này chết rồi nha!".

Nếu có giải Oscar trong thế giới động vật thì 100% rắn Hognose sẽ giật tượng vàng ngay lập tức, bởi ngoài chiêu đánh lừa thị giác thì chúng còn phát ra mùi hôi thối y như xác chết vậy, đến con người khi chứng kiến cảnh giả chết của chúng còn phải chào thua. Mặc cho người ta dí tay khắp cơ thể, "bé Na" mũi lợn vẫn chịu đựng nằm im và ngoác cái mồm ra trông xấu không thể tả. Riêng một số trường hợp hiếm hoi từng được ghi nhận thì loài bò sát không độc này thậm chí còn nín thở hoặc phun ra máu, tâm huyết với trò giả chết đến thế là cùng!

Loai ran

Những loài rắn khác khiến người ta sợ hãi, còn rắn mũi lợn thì vừa làm diễn viên phim kinh dị vừa làm nghệ sĩ hài!

Loài rắn “thây ma” chuyên lăn đùng giả chết, còn biết phun máu như đóng phim ảnh 4

Mình thích thì mình quằn quại thôi!

Loài rắn “thây ma” chuyên lăn đùng giả chết, còn biết phun máu như đóng phim ảnh 5

Tôi chết thật rồi đó, ngừng thở rồi nè, bốc mùi liền luôn đó, tha cho tôi đi...

Khi cảm giác nguy hiểm không còn rình rập xung quanh, nó sẽ lồm cồm lật dậy và nhanh nhảu chạy mất. Tuy nhiên không phải lúc nào trò ngửa bụng cũng thành công, nếu gặp "kẻ thù" nhây không chịu bỏ đi thì lũ rắn mũi lợn sẽ tiếp tục giở chiêu cực quái đản khác. Đó là hít đầy không khí làm phình lớp da quanh đầu cổ để ngụy trang thành rắn hổ mang, rồi rít lên thật to như thông điệp gửi đến kẻ địch: "Ta là một con rắn hung dữ đây, mau tránh xa!".

Loai ran

Nếu giả chết không ăn thua thì rắn mũi lợn sẽ phồng mang trợn mắt lên để... cosplay rắn hổ, "khè" tất cả những sinh vật lạ đến gần.

Bản năng phòng vệ của rắn mũi lợn có thể coi là độc nhất vô nhị trong thế giới tự nhiên, bởi một số loài khác như ếch, cá hoặc dê không thể "diễn xuất" đỉnh như nó. Cùng là chiêu giả chết nhưng lũ ếch chỉ biết nằm cứng đơ ra thôi, còn rắn Hognose sẽ làm đủ các bước từ giãy giụa co giật đến bốc mùi như zombie đang phân hủy vậy. Nằm chán chê chúng sẽ bật dậy, bởi thế nên người ta còn gọi chúng là rắn thây ma.

Ồ vâng, cái trò "pha-ke" này lại đáng sợ quá cơ. Loài người chúng tôi đã khám phá ra mấy chiêu xảo quyệt đó rồi, sau nếu gặp chúng tôi thì không cần ngửa bụng ra ăn vạ đâu nhé!

Loai ran

Nhờ biết giả chết mà rắn mũi lợn có thể thoát khỏi những tay săn mồi nguy hiểm như mèo rừng, báo...

Loai ran

Rắn Hognose vô hại, nhưng tài đóng kịch đã giúp chúng nổi tiếng khắp vương quốc động vật.  

Tận mục các loài rắn cực độc ở Việt Nam, nhìn thấy nhanh tránh xa

Việt Nam hiện là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn. Trong số đó ghi nhận hơn 50 loài rắn độc cực nguy hiểm, có thể giết chết con mồi trong nháy mắt.

Tan muc cac loai ran cuc doc o Viet Nam, nhin thay nhanh tranh xa
Việt Nam được biết đến là một đất nước có đa dạng sinh học phong phú và mang tính đặc hữu cao, đặc biệt là các loài bò sát và ếch nhái. Cho đến nay Việt Nam hiện là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn. Trong số đó ghi nhận hơn 50 loài rắn độc
Tan muc cac loai ran cuc doc o Viet Nam, nhin thay nhanh tranh xa-Hinh-2
Rắn sọc đốm đỏ Oreocryptophis porphyraceus: Được xem như một trong những loài rắn có sắc màu rực rỡ nhất ở Việt Nam. Chính vẻ đẹp rực rỡ này đã khiến chúng bị săn đuổi ráo riết để buôn bán và nuôi làm cảnh. Hiện nay loài này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. 
Tan muc cac loai ran cuc doc o Viet Nam, nhin thay nhanh tranh xa-Hinh-3
 Rắn lục mắt đỏ Trimeresurus stejneger: Loài rắn độc này chậm chạp, lặng lẽ nhưng chỉ một cú đớp của loài rắn độc này cũng có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều lần. Nọc độc của nó sẽ tấn công các tế bào trong cơ thể gây phù nề, hoại tử nếu không kịp chữa trị.
Tan muc cac loai ran cuc doc o Viet Nam, nhin thay nhanh tranh xa-Hinh-4
Hổ chúa Ophiophagus hannah: Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ. Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài trung bình từ 3,18 đến 4 mét, cá thể dài nhất từng được ghi nhận là 5,85 m. 

Tan muc cac loai ran cuc doc o Viet Nam, nhin thay nhanh tranh xa-Hinh-5
Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae): Đâu cũng là loài rắn chứa chất độc mạnh. Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu bạc phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Lạng Sơn. 
Tan muc cac loai ran cuc doc o Viet Nam, nhin thay nhanh tranh xa-Hinh-6
Rắn lục Trùng Khánh (Protobothrops trungkhanhensis) là một loài rắn độc đặc hữu của Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Chúng dài khoảng 70 cm, khá nhỏ và sống ở độ cao 500 – 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới.
Tan muc cac loai ran cuc doc o Viet Nam, nhin thay nhanh tranh xa-Hinh-7
Rắn hổ mang xiêm N. siamensis: Là loài rắn hổ mang cỡ trung bình với cơ thể khá dày. Màu sắc cơ thể của loài này có thể thay đổi từ màu xám sang màu nâu đen, với các đốm trắng hoặc sọc. Các đốm trắng có thể phủ hầu hết của con rắn. Nó được tìm thấy ở Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào và Myanmar. 

Không có chân, loài rắn tung chiêu độc nào để có hang trú ẩn?

Răn dù không có chân để đào nhưng chúng vẫn ngang nhiên ở trong các hang sâu do tấn công, thậm chí ăn thịt chủ nhân thật sự của "ngôi nhà".

Khong co chan, loai ran tung chieu doc nao de co hang tru an?
 Rắn không thể đào hang, nhưng đôi khi chúng có thể chui xuống lớp đất mềm, tơi xốp hoặc cát. Tuy nhiên, đây được xem như là hành động tự vùi mình thay vì đào hang.