Loại quả ức chế tế bào ung thư người Nhật cực thích

Người Nhật thích loại quả này bởi chúng có vị ngọt rất tự nhiên, mọng nước lại dồi dào vitamin và khoáng chất.

Lê là một loại trái cây được người Nhật rất yêu thích. Vào mùa lê, các gia đình người Nhật thường dùng làm món tráng miệng, ép thành nước ép để uống, hoặc dùng lê trong các món salad... Người Nhật thích lê bởi chúng có vị ngọt rất tự nhiên, mọng nước lại dồi dào vitamin và khoáng chất. Lê vừa thơm ngon, tươi mát, ăn không ngán mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Một số lợi ích sức khỏe cơ bản của quả lê bao gồm - cải thiện hệ thống miễn dịch, thúc đẩy giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp tim khỏe mạnh, chữa lành vết thương và giải độc, ức chế sự hình thành của tế bào ung thư. 

Trong lê có chứa vitamin B-phức hợp, C và K, khoáng chất, kali, hợp chất phenolic, folate, chất xơ, đồng, mangan, magiê...

Loai qua uc che te bao ung thu nguoi Nhat cuc thich

Bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), người tiểu đường có thể ăn lê. Bởi loại quả này có chỉ số đường huyết thấp, chất xơ dồi dào trong nó có thể làm chậm quá trình hấp thụ glucose vào máu. Tiêu thụ lê hàng ngày giúp cải thiện độ nhạy insulin thường xuyên và góp phần giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, lê còn là loại quả có tác dụng phòng chống bệnh ung thư. Lý do là bởi trái lê chứa nhiều chất chống ung thư chẳng hạn như anthocyanin và cinnamic. Một số nghiên cứu cho thấy trái lê có thể chống ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư bàng quang. Các nghiên cứu khác cho thấy trái lê cũng ngăn ngừa tình trạng ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ.

4 lợi ích sức khỏe tuyệt vời nhất của quả lê

1. Sức khỏe tim mạch

Sự hiện diện của chất xơ trong quả lê làm cho nó trở thành một nguồn vô giá để ngăn ngừa bất kỳ bệnh tim nào. 

Chất xơ làm sạch axit mật, từ đó làm giảm mức cholesterol, giữ cả hai ở mức vừa phải. Một yếu tố đặc biệt khác trong quả lê là kali. Kali còn được gọi là thuốc giãn mạch. Nó làm giảm huyết áp, giảm căng thẳng cho toàn bộ hệ thống tim mạch và gây khó khăn cho việc hình thành cục máu đông. Kali còn giúp tăng cường lưu lượng máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể, giúp oxy hóa các cơ quan và thúc đẩy hoạt động hiệu quả.

Loai qua uc che te bao ung thu nguoi Nhat cuc thich-Hinh-2

2. Tăng cường miễn dịch

Chất chống oxy hóa, vitamin C và đồng trong quả lê giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, góp phần giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Vitamin C cũng cải thiện hoạt động của các tế bào bạch cầu và ngăn ngừa các bệnh như cảm lạnh thông thường và nhiễm trùng tái phát.

3. Cải thiện tiêu hóa

Lê rất hữu ích trong việc cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Hầu hết chất xơ trong quả lê là một loại polysacarit không hòa tan, có nghĩa là nó hoạt động như một chất hỗ trợ trong ruột. Chất xơ này thu thập thức ăn và giúp thức ăn đi qua ruột dễ dàng hơn. Nó cũng làm giảm nguy cơ táo bón, tiêu chảy và phân lỏng. 

Bản chất xốp của chất xơ trong quả lê giúp nó gắn kết các tác nhân gây ung thư, giải phóng các gốc tự do trong ruột kết.

4. Tăng cường sức khỏe của xương

Hàm lượng khoáng chất cao của lê bao gồm magiê, mangan, phốt pho, canxi và đồng. Những chất này làm giảm sự mất chất khoáng của xương và các tình trạng suy nhược như loãng xương. 

Loai qua uc che te bao ung thu nguoi Nhat cuc thich-Hinh-3

Ngoài ra, lê còn chứa Vitamin K, chất này cực kỳ quan trọng với sức khỏe của xương. Tình trạng thiếu vitamin K khá phổ biến ở người lớn, phần lớn là do họ không nhận ra tầm quan trọng của loại vitamin này. Ăn lê thường xuyên giúp duy trì sức khỏe của xương và đồng thời đảm bảo quá trình đông máu bình thường. 

Lý do bạn nên ăn mật mía

Mật mía rất tốt cho sức khỏe bạn nên sử dụng chúng thường xuyên thay cho đường tinh luyện nhé.

Mật mía là gì?

Mật mía rất tốt cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Báo Nghệ An

Mật mía là một loại chất lỏng được sản xuất từ nước mía sau khi chưng cất, còn gọi là kéo tre hoặc kéo mật. Trạng thái của mật mía tương tự như mật ong, vì có dạng siro, màu vàng óng ánh và vị thanh ngọt.

Sản xuất mật mía là một trong những nghề truyền thống tại nhiều vùng nông thôn ở Việt Nam, nhất là khu vực trung du phía Bắc cho đến các tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.

Chống lại căng thẳng

Các vitamin B, canxi và magiê đều có vai trò trong việc chống lại căng thẳng, lo lắng và mật mía có chứa tất cả các khoáng chất quan trọng này.

Đặc biệt trong loại mật này có vitamin B6, một loại hormone quan trọng giúp kiểm soát tâm trạng và ngăn ngừa đau đớn, trầm cảm và mệt mỏi.

Một nghiên cứu năm 2004 được công bố trên tạp chí Psychotherapy and Psychosomatics phát hiện ra rằng lượng vitamin B6 thấp gây ra trầm cảm, vì vitamin này góp phần vào con đường tryptophan-serotonin. Trong số 140 người tham gia, 13% trong số họ được đánh giá là trầm cảm và thiếu vitamin B6.

Ổn định lượng đường trong máu

Mật mía giúp ổn định lượng đường trong máu, có thể cực kỳ có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Nó có chỉ số đường huyết thấp và tự nhiên làm chậm quá trình chuyển hóa glucose và carbohydrate, dẫn đến sản xuất insulin ít hơn.

Mật mía có đặc tính chống oxy hóa

Mật mía chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa so với đường tinh luyện, xi-rô ngô, đường mía và các chất làm ngọt khác. Chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi quá trình oxy hóa và chống lại các gốc tự do có thể gây ra một số bệnh thoái hóa, làm cho mật mía trở thành một loại thay thế tốt hơn so với đường trắng tinh chế.

Mật mía giúp giảm triệu chứng kinh nguyệt

Mật mía là nguồn cung cấp chất sắt tốt cho những phụ nữ có nguy cơ thiếu sắt do mất máu, không có chất béo và rất ít calo. Đây là cách thay thế tốt nhất để cung cấp sắt tốt hơn so với các nguồn chất béo khác như thịt đỏ.

Sắt giúp ngăn ngừa nhiều rối loạn khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như tăng lưu lượng máu trong thời gian dài. Các khoáng chất như magiê và canxi có trong mật mía giúp ngăn ngừa cục máu đông và giảm co thắt kinh nguyệt và giúp duy trì cơ tử cung khỏe mạnh.

Mật mía ngăn ngừa béo phì

Mật mía có chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa giúp giảm béo phì và ngăn ngừa tăng cân. Ngoài ra, mật mía giúp giảm trọng lượng cơ thể và hàm lượng chất béo bằng cách giảm hấp thụ calo trong cơ thể.

Mật mía cải thiện sức khỏe tình dục

Mật mía chứa một lượng lớn mangan, giúp tăng sản xuất hormone tình dục, vì mangan đóng vai trò quan trọng trong công việc của hệ thần kinh và ngăn ngừa cục máu đông và sản xuất năng lượng từ carbohydrate. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu mangan dẫn đến vô sinh, mệt mỏi nói chung và xương yếu.

Mật mía duy trì sức khỏe xương

Mật mía là một nguồn canxi tốt, và canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì xương khỏe mạnh, tạo ra các enzyme và hỗ trợ các chức năng màng tế bào, và canxi duy trì răng chắc khỏe.

Lõi dứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng có nên ăn không?

Lõi dứa chứa ít calo, giàu vitamin C cần thiết cho cơ thể so với phần còn lại của quả dứa.

Dứa là loại trái cây nhiệt đới được biết đến với vị ngọt và độ mọng nước. Một số người thậm chí còn nói rằng độ ngọt của dứa không thua kém kẹo.

Đây là loại trái cây có hàm lượng calo thấp, cung cấp nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 165g dứa chứa 82,5 calo, 16,3g đường, 21,6g carbs và 2,3g chất xơ.

Chuyên gia dinh dưỡng Julia Zumpano thông tin, dứa chứa một số khoáng chất mà cơ thể bạn cần bao gồm đồng, kali và magiê. Ngoài ra, theo Healthline, bạn còn tìm thấy trong các miếng dứa những chất như mangan, vitamin B1, B9, C, sắt.

Dứa còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Nhiều chuyên gia sức khỏe giải thích, dứa hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường nỗ lực giảm cân, chống viêm và tăng tốc độ phục hồi sau khi tập luyện.

Loi dua nhieu chat dinh duong nhung co nen an khong?

Ảnh minh họa: Finecooking

Tác dụng của lõi dứa

Tuy nhiên, nhiều kỹ thuật cắt dứa liên quan đến việc loại bỏ lõi. Phần này thường cứng, xơ và không ngon so với phần còn lại của quả dứa.

Dựa trên thông tin dinh dưỡng do USDA cung cấp, một khẩu phần 140g lõi dứa chứa gần 45 calo, 13g đường, 18g carbs và gần 2g chất xơ. Điều này có nghĩa lõi thậm chí còn ít calo, carbs và đường hơn so với phần còn lại của quả dứa.

Nhưng điều thực sự làm nên sự khác biệt của lõi dứa là giàu vitamin C. Lõi dứa chứa 90% lượng C được khuyến nghị hàng ngày. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn nhẹ chứa nhiều vitamin C, lõi dứa có thể là một lựa chọn.

Ăn nhiều dứa gây rát miệng

Nếu bị ngứa lưỡi, rát miệng sau khi ăn dứa, bạn không phải là người duy nhất. Thủ phạm có thể là một phức hợp enzyme tên là bromelain. Đây là loại enzym phân hủy protein thành các axit amin có trong dứa.

Alessandro Colletti, nhà dược học nghiên cứu về bromelain tại Đại học Turin, Italy, cho biết: “Hiện tại, không có nhiều bằng chứng enzyme tạo ra cảm giác và vị như thế nào trong miệng của bạn. Nhưng có thể sau khi bạn ăn vài miếng dứa, bromelain phá vỡ một số protein tạo nên lớp niêm mạc bảo vệ trong miệng của bạn”. Khi đó, axit có trong dứa sẽ gây cảm giác hơi ngứa ngáy ở lưỡi.

Ngoài ra, theo Medical News Today, lượng bromelain rất cao dễ gây phát ban da, nôn mửa, tiêu chảy. Bromelain cũng có thể tương tác với một số loại thuốc. Những người đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, làm loãng máu, chống co giật, thuốc an thần, trị mất ngủ và chống trầm cảm cần lưu ý không ăn quá nhiều dứa.