Lịch sử thị trường chứng khoán diễn biến thế nào sát Tết?

(Vietnamdaily) - Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 24 năm hoạt động và trải qua 23 kỳ Tết Nguyên đán, trong đó có 17 lần VN-Index tăng trong 5 ngày trước Tết và 13 lần chỉ số tăng trong 5 ngày đầu Xuân.

Trong 23 mùa Tết Nguyên đán, có 6 lần VN-Index ghi nhận mức giảm trong 5 phiên giao dịch trước kỳ nghỉ Tết, 17 lần chỉ số có mức tăng tốt trong 5 phiên trước Tết, thậm chí năm 2008 đạt mức tăng 10,8%. Năm 2023 vừa qua, VN-Index tăng 4,5% trong 5 phiên trước Tết.
Xét tuần đầu Xuân, VN-Index có chuỗi 5 năm liên tiếp (2015 - 2019) tăng điểm. Chuỗi tăng ấn tượng này gián đoạn vào năm 2020 với thông tin về dịch Covid-19.
Sang năm 2021, trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư trở nên kém hấp dẫn do ảnh hưởng của đại dịch, cùng với đó là sự bùng nổ dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong nước đã giúp thị trường chứng khoán tăng mạnh. Riêng 5 phiên đầu Xuân 2021, VN-Index tăng 5,6%. Năm 2023, trước một số thông tin “bắt bớ” và tình hình kinh tế khó khăn, thị trường có tuần giao dịch đầu tiên sau Tết sụt giảm.
Nếu chỉ tính riêng phiên giao dịch đầu tiên sau Tết Âm lịch, VN-Index có 15 phiên tăng và 8 phiên giảm. Năm 2020, do ảnh hưởng bởi thông tin dịch Covid-19 nên VN-Index có mức giảm mạnh nhất là 3,2% ngay ở phiên giao dịch đầu Xuân. Giai đoạn 2021 - 2023, chỉ số có sự khởi sắc trong phiên đầu tiên.
Lich su thi truong chung khoan dien bien the nao sat Tet?
 Diễn biến thị trường trước và sau Tết Nguyên đán.
Dòng tiền có dấu hiệu khả quan
Dòng tiền vẫn tích cực, dần lan tỏa sang nhiều nhóm mới, tạo động lực kéo thị trường tiến xa hơn.
Về triển vọng thị trường, VN-Index đang có những tính chất giống với giai đoạn tháng 5 - 6/2023, khi vượt qua được vùng đi ngang tích lũy thì chỉ số bắt đầu bứt phá. Đáng chú ý, dòng tiền kéo nhóm ngân hàng, đồng thuận mở “sóng” trong thị trường.
Nhìn lại con “sóng” chứng khoán thời kỳ tiền rẻ giai đoạn dịch Covid-19, vào tháng 9/2020, khi nhóm ngân hàng bắt đầu thu hút dòng tiền và dẫn dắt thị trường, thì VN-Index vượt qua ngưỡng 900 điểm và bắt đầu sóng tăng kéo dài, đạt trên 1.500 điểm vào quý 1/2022.
Nhà đầu tư cũng cần lưu ý sự tương quan của thị trường chứng khoán và kinh tế vĩ mô. Một là, chỉ số chứng khoán chạm đáy trước khi kinh tế chạm đáy suy thoái. Hai là, khi kinh tế bắt đầu hồi phục thì thị trường chứng khoán bước vào xu hướng tăng.
Mới đây, trong Báo cáo chiến lược năm 2024 của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), chuyên gia dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2024 của ngành ngân hàng đạt 14%, thấp hơn mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) do nền kinh tế và thị trường bất động sản có thể sẽ cần nhiều thời gian để phục hồi.
Tuy vậy, ngành ngân hàng trong năm 2024 vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng nhờ Chính phủ và NHNN tiếp tục chủ trương hỗ trợ hoạt động thông qua ban hành các luật, chính sách, đặc biệt liên quan đến vấn đề cơ cấu nợ xấu.
Theo chuyên gia, nhóm ngành ngân hàng đang được định giá ở mức hấp dẫn với P/E 9,0 lần, thấp hơn 18,6% so với trung bình lịch sử giai đoạn 2009-2023 và P/B 1,5 lần. Với mức định giá đang ở mức thấp, chuyên gia nhận định rủi ro nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm giá sâu được hạn chế và có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Do đó, với mức định giá hấp dẫn so với tiềm năng tăng trưởng trong năm 2024, chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư Mua đối với 4 mã cổ phiếu TCB, MBB, STB và VIB, kỳ vọng tăng lên đến 53%.

Có nên nắm giữ cổ phiếu bánh kẹo để hưởng sóng Tết Trung thu?

(Vietnamdaily) - Dịch bệnh COVID-19 đã làm giảm đến sức mua của thị trường bánh trung thu của người dân, điều này có làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các doanh nghiệp bánh kẹo trên thị trường chứng khoán?

Những tên tuổi nổi tiếng trên thị trường chứng khoán như Bánh kẹo Bibica (BBC), Bánh kẹo Hải Hà (HHC), Thực phẩm Hữu Nghị (HNF), Tập đoàn Kido (KDC)…

Hiện tại, cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp ngành bánh kẹo đang thuộc có thị giá tương đối cao, nhưng thanh khoản khá thấp, có nhiều phiên không ghi nhận giao dịch.

VN-Index biến động thế nào trước và sau Tết Nguyên đán?

(Vietnamdaily) - Thị trường chứng khoán năm Nhâm Dần sắp bước vào kỳ nghỉ Tết kéo dài và nếu nhìn lại lịch sử các năm trước đó, thường giai đoạn giao dịch sau Tết sẽ khá tích cực.

Nhiều nhà đầu tư lo ngại về “Hiệu ứng trước kỳ nghỉ lễ” nên giao dịch khá cầm chừng và thị trường cũng khá ảm đạm. Theo thống kê 22 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam, có tới 10 năm thị trường tăng vào 5 phiên sau tết, việc nhà đầu tư mua vào những phiên trước tết và nắm giữ có thế giúp bạn lãi 5-10% vào dịp sau Tết nguyên đán.

Ghi nhận sự biến động mạnh nhất là năm 2020 do bùng phát dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, diễn biến này khiến VN-Index tăng 2,47% trước Tết và ra Tết giảm hơn 6%.

DIC Holdings báo lãi đột biến nhờ bán đất cho DIC Corp

(Vietnamdaily) - Nhờ chuyển nhượng đất tại Vũng Tàu, CTCP Xây dựng DIC Holdings (DC4) ghi nhận lãi đột biến trong quý 4/2023.

Trong quý 4/2023, Công ty DIC Holdings ghi nhận doanh thu đạt 320 tỷ đồng, tăng 222% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 100 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 13,8%, lên 59,7%.

Doanh thu của Công ty DIC Holdings tăng đột biến chủ yếu do ghi nhận 263,5 tỷ đồng doanh thu bất động sản (cùng kỳ không ghi nhận).

Lý giải lợi nhuận đột biến trong quý cuối năm 2023, Công ty DIC Holdings cho biết do ghi nhận doanh thu chuyển nhượng quyền sử dụng 5.270,9 m2 đất khu A2-1 – Trung tâm đô thị Chí Linh – TP. Vũng Tàu.

DIC Holdings bao lai dot bien nho ban dat cho DIC Corp
 Chuyển nhượng đất giúp DC4 có lãi năm 2023.

Trước đó, DIC Holdings cho biết sẽ chuyển nhượng khu đất có diện tích 5.270,9 m2, đơn giá chuyển nhượng là 50 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT), tổng giá trị hợp đồng là 289,76 tỷ đồng cho Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, DIG).

Năm 2023, DIC Holdings ghi nhận doanh thu đạt 579 tỷ đồng, tăng 119,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 102 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch chỉ 2,4 tỷ đồng.

Tính tới 31/12/2023, tổng tài sản của Công ty DIC Holdings tăng 41% so với đầu năm lên 1.664 tỷ đồng.

Điểm đáng lưu ý, trong năm 2023, DIC Holdings có thuyết minh phát sinh các nghiệp vụ với DIC Corp bao gồm phải thu ngắn hạn về cung cấp sản phẩm là 289,76 tỷ đồng; phải trả ngắn hạn về cung cấp sản phẩm là 189 tỷ đồng; phải thu khác là 20,89 tỷ đồng.

Trong đó, tại thời điểm 31/12/2023, Công ty DIC Holdings vẫn chưa được Công ty DIC Corp thanh toán bao gồm phải thu ngắn hạn về cung cấp sản phẩm là 110,3 tỷ đồng; và phải thu khác là 56,9 tỷ đồng.

Về phần nguồn vốn, tính tới cuối năm 2023, tổng nợ vay của Công ty DIC Holdings tăng 81% so với đầu năm lên 316 tỷ đồng và chiếm 19% tổng nguồn vốn (đầu năm ghi nhận tổng nợ là 175,2 tỷ đồng, chiếm 14,9% tổng nguồn vốn).

Trái với bức tranh kinh doanh tích cực nhờ chủ yếu bán tài sản cho Công ty DIC Corp, trong năm 2023, Công ty DIC Holdings vẫn tiếp tục ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 141,1 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 191,5 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 10,2 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 142,2 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.