Lấy dị vật ấu trùng ra khỏi tai bé 16 tháng tuổi

Khi tiến hành nội soi, phát hiện một dị vật bên tai phải của bệnh nhi còn đang cử động gây thủng nhĩ.

Ngày 6/5, Bệnh Viện Đa Khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết, vừa nội soi lấy dị vật ấu trùng ra khỏi tai bé 16 tháng tuổi.
Trường hợp hy hữu trên xảy ra với bé H.L.A.T 16 tháng tuổi (ngụ huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng). Theo lời kể của ba mẹ bệnh nhi, trước khi đến khám 1 ngày, bé khó chịu do đau tai và liên tục quấy khóc. Gia đình phát hiện tai bên phải của bé có chảy máu nên lập tức đưa bé đến BVĐK Thanh Vũ Medic Bạc Liêu khám.
Lay di vat au trung ra khoi tai be 16 thang tuoi
Ấu trùng trong tai bé - ảnh BVCC
Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhi ổn định, tim phổi không phát hiện bất thường. Tuy nhiên khi tiến hành nội soi, phát hiện một dị vật bên tai phải của bệnh nhi còn đang cử động gây thủng nhĩ.
BS.CKI Nguyễn Hồng Trứ, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhi cho biết: “Khi phát hiện dị vật là ấu trùng còn đang cử động bên tai phải của bé, chúng tôi lập tức tiền mê để bé không sợ hãi và quấy khóc. Nhờ đó có thể kiểm tra kỹ hơn và lấy ấu trùng ra khỏi tai bé".
Lay di vat au trung ra khoi tai be 16 thang tuoi-Hinh-2
Ấu trùng trong tai bé được lấy ra - Ảnh BVCC
Sau lấy dị vật, hiện sức khỏe của bệnh nhi hoàn toàn ổn định, không còn khó chịu hay đau rát và được xuất viện về nhà ngay hôm sau.
BSCKI Nguyễn Hồng Trứ cảnh báo, thời gian qua Bệnh viện Thanh Vũ cũng tiếp nhận và gắp dị vật cho nhiều trường hợp bệnh nhân bị hóc xương gà, xương cá, tăm xỉa răng nhưng đây là trường hợp hy hữu khi ấu trùng chui vào tai em bé gây thủng nhĩ.
Đối với dị vật sống, nếu không phát hiện sớm sẽ có nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng tai ngoài, thậm chí có thể ảnh hưởng tai giữa gây giảm mất thính giác.
Lay di vat au trung ra khoi tai be 16 thang tuoi-Hinh-3
Ca phẫu thuật lấy ấu trùng trong tai bé - Ảnh: BVCC
Với những gia đình có bé nhỏ, ba mẹ nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không để thức ăn ôi thiu hay rác thải gần chỗ bé chơi, bé nằm. Không để bé ngủ dưới nền, sàn nhà nếu gia đình có nuôi thú cưng để ấu trùng nhỏ không sinh sôi bám lên người bé. Nếu phát hiện bé có bất thường, ba mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Chảy máu mũi do thói quen nhiều người hay làm, dấu hiệu bệnh hiểm

Sử dụng nhiều nhân sâm và vitamin E làm kéo dài thời gian đông máu, tăng nguy cơ chảy máu mũi, ngoài ra tình trạng chảy máu này còn cảnh báo cơ thể mắc tăng huyết áp.

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là một trong những tình trạng cấp cứu về tai mũi họng hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ 1/200 lượt khám cấp cứu. Ứớc tính khoảng 60% dân số có ít nhất một lần chảy máu mũi trong đời, đặc biệt thường xảy ra ở trẻ em 2-10 tuổi và người từ 50-80 tuổi.

Thủ phạm gây chảy máu mũi

Theo TS-BS Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, với trẻ nhỏ, nguyên nhân thường thấy là do dị vật mũi, thậm chí có thể gặp dị vật sống. Trẻ xì mũi quá mạnh hay một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi cũng dễ khiến trẻ chảy máu mũi. Khi thời tiết hanh khô, dùng lò sưởi, máy điều hoà thời gian dài làm mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ.

Ngoài những nguyên nhân như trẻ bị viêm (viêm mũi cấp, viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi), trẻ chảy máu mũi còn có thể do bị rách niêm mạc mũi do ngoáy hoặc bị dị ứng ở mũi họng và xoang.

Trẻ bị gãy xương mũi hay vỡ nền sọ cũng gây chảy máu mũi, BS Mai lưu ý cha mẹ cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu.

Các khối u (lành tính và ác tính) có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi dù hiếm gặp. Bệnh lý liên quan đến huyết học như: xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh lý do chất lượng tiểu cầu (bẩm sinh hay mắc phải), bệnh rối loạn đông máu, các bệnh về máu gây giảm tiểu cầu (suy tuỷ xương, lơ xê mi cấp…) cũng gây chảy máu mũi.

Với người lớn, ngoài các bệnh về máu thì bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu là nguyên nhân gây chảy máu mũi ở không ít người. Thực tế, nhiều bệnh nhân bị chảy máu cam cảnh báo dấu hiệu bị tăng huyết áp mà không hề biết. Các bệnh thương hàn, sốt xuất huyết, suy gan, suy thận mạn tính… cũng gây chảy máu mũi.

"Sử dụng nhiều nhân sâm và vitamin E làm kéo dài thời gian đông máu, tăng nguy cơ chảy máu mũi", theo ThS Nguyễn Thị Hảo - khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai. Ngoài những trường hợp lý giải được căn nguyên gây chảy máu do nguyên nhân tại chỗ, toàn thân hay do phẫu thuật, ThS Hảo cho hay có tới 70% vô căn.

Sơ cứu người chảy máu mũi đúng cách

Theo tư vấn của các bác sĩ, để sơ cứu người chảy máu, cần cho bệnh nhân ngồi và cúi ra trước (nếu toàn trạng cho phép) nhằm hạn chế máu chảy xuống họng và bệnh nhân nuốt vào dạ dày.

Xì nhẹ mũi vào khăn hoặc giấy ăn để đẩy cục máu đông trong mũi (nếu có) ra ngoài. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi, ngay cả khi chảy máu mũi chỉ ở một bên khoảng 10-15 phút, trong lúc đó thở đều qua miệng. Bác sĩ Mai bổ sung có thể lót 1 khăn mỏng vào mũi rồi chườm đá lạnh lên trên.

Chay mau mui do thoi quen nhieu nguoi hay lam, dau hieu benh hiem

Cách sơ cứu cầm máu cho trẻ chảy máu mũi. Nguồn: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Sau khi bỏ tay ra, nếu còn chảy máu thì lặp lại các bước trên trong khoảng 15 phút. Nếu chảy máu mũi nhiều, kéo dài, gây khó thở, nôn do nuốt một lượng lớn máu, do chấn thương nghiêm trọng thì cần đến khám cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi điện báo cấp cứu tại nhà.

Khi nào nên đưa trẻ bị chảy máu mũi đến khám huyết học?

Nếu trẻ có các dấu hiệu sau cần đến chuyên khoa Huyết học để khám sau khi đã được sơ cứu cầm máu tại chỗ.

- Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần.

- Chảy máu mũi đi kèm xuất huyết dưới da (bầm tím), thường xuất hiện ở hai chân, hoặc rải rác khắp cơ thể.

- Chảy máu mũi kèm chảy máu ở khu vực khác như chảy máu chân răng, tụ máu, sung đau khớp, xuất hiện máu trong phân, nước tiểu, rong kinh hay cường kinh ở bé gái.

- Chảy máu mũi kèm theo các triệu chứng khác như da xanh, sốt, gầy sút cân, kém ăn, hay quấy khóc, đau xương, nổi hạch, gan lách to.

Đưa trẻ chảy máu mũi đi khám chuyên khoa Huyết học, cha mẹ cần nêu rõ quá trình bệnh lý, tiền sử bệnh lý, tiền sử uống thuốc tẩy giun, các triệu chứng của trẻ; Liệt kê chi tiết các loại thuốc đã dùng cho trẻ. Một số xét nghiệm về đông máu sẽ cần được lấy máu lúc đói (sau ăn 4h) để đảm bảo chất lượng xét nghiệm.

Để hạn chế chảy máu mũi ở trẻ, thầy thuốc khuyên nên hạn chế ngoáy mũi, trẻ em cần được cắt ngắn móng tay còn người lớn không uống nhiều rượu và hút thuốc lá, thuốc lào.

Việc khám sức khoẻ định kỳ sớm phát hiện và điều trị các bệnh nội khoa như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, các bệnh lý gan, thận mạn tính… là yếu tố nguy cơ dẫn đến chảy máu mũi cũng là lời khuyên hữu ích.

Phát hiện đỉa dài 6 cm sống trong cổ họng người đàn ông

Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã gắp thành công con đỉa dài 6 cm trong cuống họng người đàn ông 52 tuổi.

Phải gây mê mới "bắt" được đỉa

Loại gia vị giúp hạ đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường

Một số loại gia vị không chỉ làm cho món ăn thêm phần đậm đà, mà còn có tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe.

Không chỉ rau xanh, các loại gia vị cũng mang đến nhiều tác dụng to lớn đối với sức khỏe.