Lãnh đạo VNG và AI HAY nói gì về cách kiếm tiền cho startup Việt?

Chủ tịch VNG Lê Hồng Minh khuyên startup AI nên bắt đầu từ bài toán cụ thể của doanh nghiệp, nhưng vẫn cần "mơ lớn" để vươn tầm quốc tế.

doanhnhan-1.png
Chủ tịch VNG Lê Hồng Minh khẳng định các doanh nghiệp lớn sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho những startup có thể ứng dụng AI để giải quyết các bài toán cụ thể. Ảnh: BTC.

Tại Tọa đàm "Khởi nghiệp trong bối cảnh AI phát triển" diễn ra chiều 22/7, trong khuôn khổ Tuổi Trẻ Startup Award 2025 do Báo Tuổi Trẻ tổ chức, ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT CTCP VNG nhìn nhận vấn đề lớn nhất của các startup AI luôn là nguồn vốn.

Tuy nhiên, theo ông, thay vì cố gắng xây dựng một sản phẩm rồi đem bán, các startup nên thay đổi cách tiếp cận.

Giải bài toán cụ thể của các doanh nghiệp lớn

Từ chia sẻ thực tế của các doanh nghiệp lớn với bản thân ông và đội ngũ VNG, Chủ tịch Lê Hồng Minh cho rằng các doanh nghiệp hiện nay rất cần đầu tư vào AI nhưng không biết bắt đầu từ đâu.

"Thị trường AI đang rất khát nhân lực - những người có thể hiểu và ứng dụng AI để giải các bài toán cụ thể. Họ sẵn sàng trả rất nhiều tiền", ông Minh nói và nhấn mạnh startup cần bắt đầu từ những vấn đề thực tiễn.

Ông nhẩm tính TP.HCM có khoảng 100 doanh nghiệp như vậy, nếu mỗi doanh nghiệp bỏ ra 5 tỷ đồng/năm thì đó sẽ là một thị trường 500 tỷ đồng cho các startup về AI khai phá.

Quan trọng là startup phải thuyết phục được doanh nghiệp tin vào năng lực của mình, đồng thời cung cấp những giải pháp với giá hợp lý. Ông Minh nhấn mạnh trong quá trình đó, startup vừa có nguồn tiền, vừa có thể trau dồi năng lực và kinh nghiệm để tiếp tục phát triển.

Dù vậy, vượt lên trên câu chuyện tài chính, Chủ tịch VNG cũng bày tỏ hy vọng các startup sẽ có sự lãng mạn, bay bổng.

"Thời đại công nghệ bây giờ khác xa 20-30 năm trước. Các bạn hoàn toàn có thể giải được những bài toán thế giới. Các bạn hoàn toàn có thể làm được những điều mà bản thân thế hệ Minh không dám nghĩ tới. Quan trọng là các bạn dám nghĩ hay không, và nghĩ được nhưng có làm được hay không", ông Lê Hồng Minh chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Trần Nam - Giám đốc Khối Ngân hàng số, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết nhà băng này đã ứng dụng AI từ sớm, trước khi ChatGPT bùng nổ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh đây không là xu hướng, mà là một quyết định sống còn, vì nếu đối thủ tận dụng AI tốt hơn, họ sẽ chiếm ưu thế.

Theo ông Nam, ACB đã tích hợp AI vào nhiều sản phẩm, như xác minh khách hàng qua nhận diện khuôn mặt, phát hiện dấu hiệu bất thường, và sử dụng trong video call để nhận diện khách hàng theo thời gian thực. Đối với phát triển kinh doanh, nhân viên sử dụng AI để phân tích và xác định tệp khách hàng.

"Chúng tôi không dừng lại ở đây mà sẽ tiếp tục cải tiến", ông khẳng định.

doanhnhan-3.png
Ông Nguyễn Trần Nam - Giám đốc Khối Ngân hàng số, Ngân hàng ACB khẳng định việc ứng dụng AI là quyết định sống còn với các doanh nghiệp. Ảnh: BTC.

Hay trong lĩnh vực nông nghiệp, bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch HĐQT CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS), cũng nhấn mạnh việc áp dụng công nghệ và AI chưa bao giờ "nóng" như hiện nay.

Là doanh nghiệp đã đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ từ nhiều năm qua, thậm chí chuyển mình từ một công ty sản xuất đường thành một đơn vị cung cấp mô hình kinh doanh và giải pháp nông nghiệp, bà cho biết AI có thể "cách mạng hóa" các hoạt động nông nghiệp, từ quản lý chuỗi cung ứng, dự báo mùa vụ cho đến tối ưu hóa năng suất và nâng cao giá trị nông sản.

"Việt Nam hoàn toàn có thể vươn tầm để sánh vai với các quốc gia trong khu vực, không chỉ trong lĩnh vực văn hóa mà còn trong ngành công nghệ và nông nghiệp", bà Ức My nói.

doanhnhan-4.png
Bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch TTC AgriS kêu gọi sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và startup để cùng xây dựng chuỗi giá trị và nền tảng tri thức sáng tạo. Ảnh: BTC.

Do đó, bà kêu gọi sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp và startup. Bà khẳng định đây là đối tượng rất hấp dẫn trong việc xây dựng một chuỗi giá trị và nền tảng tri thức sáng tạo.

Làm sao gọi vốn thành công?

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Giám đốc Vận hành AI HAY lại có những chia sẻ từ góc nhìn của một startup đã huy động được tổng cộng 18,5 triệu USD sau 3 năm khởi nghiệp.

Ông Hiệp cho biết hành trình của AI HAY bắt đầu vào năm 2022, thời điểm mà cả thế giới đều bị cuốn vào AI, với mong muốn mang đến những giải pháp dành riêng cho người Việt.

Tuy nhiên, là một startup nhỏ chưa nổi tiếng, ông hiểu không có lý do gì để lao vào xây dựng các mô hình lớn. Thay vào đó, AI HAY tập trung phát triển ứng dụng để giải quyết những tác vụ cụ thể. Startup này ra đời nhằm xây dựng một mạng xã hội hỏi đáp, nơi cộng đồng có thể đồng ý hoặc không với những câu trả lời từ AI.

Ban đầu, thời gian phản hồi cho mỗi câu hỏi là 20 giây, nhưng đến cuối năm 2024, AI HAY đã phục vụ tới 10 triệu câu hỏi/tháng, và gần đây đã đạt tới 120 triệu câu hỏi/tháng. Dù vậy, đến cuối cùng, ông Hiệp cho biết khi gặp gỡ các quỹ đầu tư, điều họ quan tâm nhất không phải là những số liệu này, mà là mô hình kiếm tiền của startup.

Do đó, từ kinh nghiệm của mình, ông khuyên các startup nên chia sẻ với các nhà đầu tư về mô hình kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng, thay vì tập trung quá nhiều vào sản phẩm hay các tính năng.

Qua trải nghiệm thực tế, ông khẳng định rằng việc xây dựng công ty AI khác với các công ty công nghệ truyền thống, vì vậy các startup cũng cần phổ cập những kiến thức về AI, kinh doanh trong lĩnh vực AI cho các nhà đầu tư.

doanhnhan-5.png
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Giám đốc Vận hành AI HAY cho rằng việc xây dựng công ty AI khác với các công ty công nghệ truyền thống. Ảnh: BTC.

Chia sẻ tại tọa đàm, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, cũng nhấn mạnh các ý tưởng khởi nghiệp cần xuất phát từ thực tiễn, không nhất thiết phải lớn lao.

"Không cần phải có nhiều tiền. Khi ý tưởng khả thi, sẽ luôn có người sẵn sàng đầu tư", ông Quân nói.

Như Tuổi Trẻ Startup Award, qua 5 mùa giải trước đã hỗ trợ hơn 100 startup tiêu biểu. Với mùa giải năm nay, ban tổ chức hy vọng sẽ đón nhận nhiều startup từ các vùng miền, trong nhiều lĩnh vực, ứng dụng AI để đổi mới và nâng cao kỹ năng trong giao dịch, buôn bán và sản xuất.

Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM Trần Trọng Tuyên cũng khẳng định thành phố sẽ luôn đồng hành với các startup bằng thể chế linh hoạt, dữ liệu mở và một hệ sinh thái sâu rộng.

"Nếu có khát vọng, Sở sẽ hỗ trợ để các bạn bứt phá. Những startup trẻ chính là kiến trúc sư của sự đổi mới sáng tạo tại TP.HCM", ông Trần Trọng Tuyên nhấn mạnh.

*Tiêu đề và Sapo đã được Vietnamdaily thay đổi

Đồng Nai: Biết gì về nhà thầu vừa trúng gói cây xanh?

Gói thầu cây xanh dự án kè sông Đồng Nai ghi nhận sự tham gia của 4 nhà thầu. Trong đó, Công ty Tân Hoàng trúng thầu, với giá thấp hơn dự toán 1,140 tỷ đồng.

Vượt 3 đối thủ, trúng thầu

Ngày 30/7/2021, HĐND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Rạch Cát đến cầu Ghềnh, phía cù lao Phố), TP Biên Hòa. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 350,788 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 235,55 tỷ đồng, phần còn lại được bố trí từ ngân sách tỉnh.

Hé lộ năng lực nhà thầu trúng gói thi công cấp nước của Sawaco

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) đã công bố kết quả trúng thầu gói "Cung cấp vật tư thi công xây dựng" tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh (cũ).

3 nhà thầu cạnh tranh

Theo đó, vượt qua hai đối thủ, Công ty CP Xây dựng Thương mại Hồng Đức (Công ty Hồng Đức) đã trúng thầu với giá 3,470 tỷ đồng. Gói thầu có thời gian hoàn thành trong 70 ngày, góp phần phủ kín mạng lưới cấp nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân khu vực xã Vĩnh Lộc, TP HCM hiện nay.

TPHCM: Vì sao Công ích Quận 4 thường xuyên trúng thầu trên địa bàn quận 4?

Liên tục trúng hàng chục gói thầu tại địa bàn, Công ích Quận 4 đang chứng minh năng lực vượt trội khi tham gia các gói thầu do Ban QLDA KVquận 4 làm chủ đầu tư.

Hai nhà thầu “so găng”, Công ích Quận 4 trúng thầu

Cụ thể, ngày 31/3/2025, ông Lê Văn Chiến – Chủ tịch UBND quận 4 (cũ) ký Quyết định số 359/QĐ-UBND-TH phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên năm 2025 trên địa bàn quận 4, với tổng mức đầu tư 10,410 tỷ đồng. Dự án nhằm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, góp phần đảm bảo điều kiện khai thác, an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường.