Nội bộ rạn nứt ở đại gia nước ngọt lớn nhất Trung Quốc

Trong lúc doanh thu sụt giảm và niềm tin thị trường lung lay, Tập đoàn Wahaha tiếp tục lao đao vì tranh chấp thừa kế trong gia đình.

wahaha-1.png
Tông Khánh Hậu, người giàu nhất Trung Quốc năm 2010 và là chủ tịch của tập đoàn đồ uống Wahaha, cùng con gái Tông Phức Lị vào năm 2012. Ảnh: Reuters.

Tông Phức Lị (hay Kelly Zong), Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn Wahaha - nhà sản xuất nước giải khát lớn nhất Trung Quốc đại lục - đang đối mặt với hai vụ kiện tụng nghiêm trọng liên quan đến tài sản thừa kế sau cái chết của cha cô, ông Tông Khánh Hậu - nhà sáng lập Wahaha.

Cụ thể, 3 người tự nhận là anh chị em cùng cha khác mẹ của Tông Phức Lị đã khởi kiện tại cả Hong Kong và Hàng Châu (Chiết Giang), theo Bloomberg.

Một tài liệu tòa án Hong Kong hồi tháng 1 do SCMP thu thập cho thấy 3 nguyên đơn - Jacky, Jessie và Jerry Zong - yêu cầu Kelly thực hiện đúng di nguyện của người cha quá cố, trong đó có cam kết dành cho mỗi người một quỹ tín thác trị giá 700 triệu USD. Tổng giá trị tài sản đang bị tranh chấp lên tới khoảng 2 tỷ USD.

Đáng chú ý, vụ kiện nổ ra chỉ một năm sau khi Kelly giành được quyền điều hành Wahaha sau khi ông Tông Khánh Hậu qua đời vào tháng 2/2024 ở tuổi 79.

Tập đoàn Wahaha khẳng định các tranh chấp này “không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh”, nhưng sự việc nhanh chóng làm dấy lên làn sóng hoài nghi về khả năng kế thừa và quản trị của các doanh nghiệp gia đình Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế đang chững lại và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

“Không ai đặt câu hỏi khi mọi thứ đang phát triển thuận lợi. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp gia đình thường thiếu cấu trúc quản trị rõ ràng để duy trì tăng trưởng dài hạn”, ông Wang Feng, Chủ tịch Tập đoàn tài chính Ye Lang Capital tại Thượng Hải, nhận định.

“Các mâu thuẫn nội bộ và cuộc chiến quyền lực có thể khiến tinh thần nhân viên sa sút và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu”, ông cho biết thêm.

Được thành lập từ năm 1987, Wahaha từng là minh chứng điển hình cho thành công của khu vực tư nhân trong tiến trình cải cách và mở cửa nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, sau hơn 3 thập kỷ phát triển rực rỡ, đế chế này đang rơi vào khủng hoảng.

Doanh thu của Wahaha trong năm 2022 sụt giảm tới 35%, chỉ còn 51,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 7,2 tỷ USD), theo số liệu của Liên đoàn Công thương Toàn quốc Trung Quốc.

Trong khi đó, đối thủ trực tiếp là Nongfu Spring lại tăng trưởng gần 30% trong năm 2023, đạt doanh thu 42,7 tỷ nhân dân tệ (5,95 tỷ USD), đồng thời đưa nhà sáng lập Chung Thiểm Thiểm lên vị trí người giàu nhất Trung Quốc.

Không chỉ vậy, nội bộ ban điều hành Wahaha cũng từng chao đảo khi chính Tông Phức Lị đề nghị từ chức chỉ 5 tháng sau khi tiếp quản vị trí CEO với lý do “bất đồng trong định hướng phát triển với các cổ đông và lãnh đạo khác”.

Tuy nhiên, sau một tuần thương lượng, cô quyết định tiếp tục tại vị sau khi đạt được thỏa thuận “hữu nghị” với các bên liên quan.

Tông Phức Lị năm nay 43 tuổi, từng được công chúng biết đến là con gái duy nhất của ông Tông Khánh Hậu. Cô tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tại Đại học Pepperdine (Mỹ), bắt đầu làm việc từ các nhà máy sản xuất của Wahaha trước khi được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc vào tháng 12/2021.

Hiện tại, cơ cấu sở hữu của Wahaha là mô hình “hỗn hợp”: một đơn vị đầu tư thuộc chính quyền quận Thượng Thành (Hàng Châu) nắm giữ 46% cổ phần, gia đình họ Tông giữ 29,4%, và phần còn lại (24,6%) thuộc về cổ đông đại diện cho nhân viên.

*Tiêu đề và Sapo đã được Vietnamdaily thay đổi

Đồng Nai: Biết gì về nhà thầu vừa trúng gói cây xanh?

Gói thầu cây xanh dự án kè sông Đồng Nai ghi nhận sự tham gia của 4 nhà thầu. Trong đó, Công ty Tân Hoàng trúng thầu, với giá thấp hơn dự toán 1,140 tỷ đồng.

Vượt 3 đối thủ, trúng thầu

Ngày 30/7/2021, HĐND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Rạch Cát đến cầu Ghềnh, phía cù lao Phố), TP Biên Hòa. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 350,788 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 235,55 tỷ đồng, phần còn lại được bố trí từ ngân sách tỉnh.

Hé lộ năng lực nhà thầu trúng gói thi công cấp nước của Sawaco

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) đã công bố kết quả trúng thầu gói "Cung cấp vật tư thi công xây dựng" tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh (cũ).

3 nhà thầu cạnh tranh

Theo đó, vượt qua hai đối thủ, Công ty CP Xây dựng Thương mại Hồng Đức (Công ty Hồng Đức) đã trúng thầu với giá 3,470 tỷ đồng. Gói thầu có thời gian hoàn thành trong 70 ngày, góp phần phủ kín mạng lưới cấp nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân khu vực xã Vĩnh Lộc, TP HCM hiện nay.

Gói mua Holter tại Viện Tim TPHCM tiết kiệm được 54 triệu

Viện Tim TPHCM đã có quyết định phê duyệt Cty Y Việt trúng gói mua sắm Holter điện tim và huyết áp hơn 2 tỷ đồng. Đây là nhà thầu duy nhất tham dự, trúng thầu.

Gói thầu tiết kiệm được 54 triệu đồng

Theo đó, Viện Tim TP HCM vừa hoàn tất quy trình lựa chọn nhà thầu cho gói mua sắm trang thiết bị y tế, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Y Việt (Công ty Y Việt) đã xuất sắc trúng thầu gói "Mua sắm Holter điện tim và Holter huyết áp" với giá 2,023 tỷ đồng, trong một cuộc đấu thầu chỉ có duy nhất đơn vị này tham dự.