Lãng phí ngay từ "mâm cơm liên hoan trị giá vài tạ thóc"

Trong đại dịch Covid-19 có trên 1 tỷ người đứt bữa. Bởi vậy, chỉ khi nào tiết kiệm là lẽ sống, là đạo đức cơ bản của con người, khi đó mới chống lãng phí được.

Thảo luận tại tổ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sáng 23/5, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, báo cáo của Chính phủ dù đưa ra nhiều số liệu nhưng việc chỉ ra nguyên nhân sâu xa, các biện pháp chưa sâu sắc.

8777666.jpg
Đại biểu Nguyễn Anh Trí.

Theo đại biểu Trí, công tác chống lãng phí thời gian qua đã được thực hiện khá tốt, đã có những con số khá ấn tượng nhưng thực tế hiện nay còn rất nhiều vấn đề về lãng phí, vẫn còn nhiều khu nhà bị bỏ hoang, nhiều dự án còn chưa giải quyết được và đang nằm chờ.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng chỉ ra hiện tượng lãng phí khác "ít được đề cập và tưởng nhỏ, không đáng kể nhưng thực sự lại là vấn đề rất lớn" và hết sức phổ biến.

Ông chỉ rõ vấn đề lãng phí trong ăn uống, trong liên hoan, tiệc tùng. Ông cho rằng, tất cả những cuộc liên hoan, từ cấp huyện đến cấp tỉnh, đều có lãng phí.

“Vẫn còn nhiều mâm cơm trị giá vài tạ thóc nhưng nhiều khi chỉ ăn 50 - 60%, thậm chí chỉ 30%, thực sự rất lãng phí. Những mâm cơm này rất lãng phí về rượu, về các đặc sản”, Đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.

Từ thực trạng trên, đại biểu Nguyễn Anh Trí ao ước có cuộc phát động rộng rãi, mạnh mẽ để thực hành tiết kiệm trong liên hoan, tiệc chiêu đãi...

“Trên thế giới có hơn 1 tỷ người bị đứt bữa do COVID-19, do chiến tranh. Tiết kiệm phải trở thành lẽ sống, đạo đức cơ bản của con người thì mới có thể thực hiện thường xuyên được", đại biểu Trí nói.

Đáng chú ý, Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng chỉ ra, việc chống lãng phí thời gian qua là tìm ra những sai sót để kỷ luật, nhưng phải đi xa hơn, đi trước hơn trong vấn đề đầu tư, sử dụng và giải quyết các vấn đề xã hội.

Ông dẫn ví dụ hai dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 ở Hà Nam. Khi xây 2 bệnh viện có ý kiến cho rằng xây ở cửa ngõ của TP Hà Nội, như vậy tất cả bệnh nhân từ Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Binh…sẽ không cần phải ra Hà Nội điều trị. Điều này có lẽ “hơi duy ý chí”, sau đó đã xảy ra tình trạng bê trễ, nhiều năm chưa đưa vào sử dụng.

Cũng tại ở địa phương này, trước thông tin xây dựng “làng đại học” ở Hà Nam gần đây, ông Trí bày tỏ lo lắng, và cho rằng cần phải suy nghĩ kỹ hơn, chín chắn hơn trước khi quyết định đầu tư.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (TPHCM) khi nêu ý kiến thảo luận cho biết, khi tiếp xúc cử tri, đại biểu phản ánh kiến nghị của cử tri: Ở đâu đó, một vài bộ phận, cán bộ đã sử dụng đúng tài sản công hay chưa? Ông đấy, bà đấy ở vị trí này đi xe sang như thế đã đúng tiêu chuẩn chưa?

“Tôi không rõ nhưng chắc chắn có hiện tượng đó. Chi tiết rất nhỏ nhưng nhiều nhỏ thành to, rất lãng phí. Cần siết lại theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn”, ông Đức nói.

Cận cảnh trụ sở Bộ Ngoại giao bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí

Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thống nhất đưa một số vụ việc có dấu hiệu lãng phí vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, trong đó có dự án trụ sở Bộ Ngoại giao.

Can canh tru so Bo Ngoai giao bo hoang nhieu nam gay lang phi

Ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, dự án trụ sở Bộ Ngoại giao tại số 2 Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đến nay đã hoàn thiện phân thô, nhưng vẫn còn dang dở, bỏ hoang nhiều năm, nhiều hạng mục có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí.

Bắc Ninh: Điểm tên các dự án chậm tiến độ, gây lãng phí lớn

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản về việc rà soát, báo cáo các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài, hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn.

Tại văn bản này, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu cung cấp thông tin về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, những tồn tại, khó khăn vướng mắc; nguyên nhân; thẩm quyền giải quyết và đề xuất kiến nghị đối với các dự án chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài, hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn.
Ban Quản lý các Khu công nghiệp cung cấp thông tin báo cáo đối với dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp vừa và nhỏ Nhân Hòa, Phương Liễu, thị xã Quế Võ; Chi cục Thuế khu vực V cung cấp thông tin việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của các dự án.

Người chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được bảo vệ thế nào?

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 231-QĐ/TW về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Bộ Chính trị quy định người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là cá nhân phản ánh, tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Người thân của họ gồm vợ (chồng), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.
Được bảo vệ bí mật danh tính