Lần đầu lộ ảnh Mặt trăng nhỏ nhất của sao Diêm Vương

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố bức ảnh Mặt trăng nhỏ nhất của sao Diêm Vương lần đầu tiên chụp được.

Hình ảnh Mặt trăng nhỏ nhất của sao Diêm Vương do tàu thăm dò New Horizons của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp được cho thấy Mặt trăng Kerberos có bề mặt phản chiếu, trái ngược với dự đoán trước đây của giới khoa học.
Theo Fox News, ảnh Mặt trăng Kerberos được tàu vũ trụ New Horizons chụp vào ngày 14/7, nhưng mãi đến gần đây NASA mới nhận được do khoảng cách từ tàu thăm dò New Horizons và Trái đất quá xa.
Lan dau lo anh Mat trang nho nhat cua sao Diem Vuong
 Hình ảnh Mặt trăng Kerberos do tàu New Horizons gửi về - (Ảnh: NASA).
"Một lần nữa, hệ thống sao Diêm Vương làm chúng tôi ngạc nhiên”, ông Hal Weaver - nhà khoa học thuộc Dự án New Horizons - nói.
Theo đó, Mặt trăng Kerberos dường như nhỏ hơn dự đoán trước đây, với bề mặt có tính phản chiếu cao - trái ngược với dự đoán của các nhà khoa học.
Nó có dạng thùy, dường như do hai vật thể nhỏ hơn sáp nhập, với vật thể lớn có đường kính ước tính 8km và vật thể nhỏ có đường kính 5km.
Lan dau lo anh Mat trang nho nhat cua sao Diem Vuong-Hinh-2
 Các thành viên trong "gia đình sao Diêm Vương" - (Ảnh: NASA).
Kerberos được phát hiện lần đầu vào năm 2011 bằng kính viễn vọng không gian Hubble. Tên của nó được đặt theo tên con chó ba đầu trong thần thoại Hi Lạp. Bốn mặt trăng khác của sao Diêm Vương cũng được đặt tên theo các nhân vật thần thoại có liên quan tới thế lực bóng tối.
Với hình ảnh mới nhất do New Horizons gửi về, NASA cơ bản đã hoàn chỉnh bức ảnh chân dung "gia đình sao Diêm Vương" với đầy đủ 5 mặt trăng: Styx, Nix, Kerberos, Hydra và Charon.

Những sự thật khó tin nổi về loài tê giác trắng

(Kiến Thức) - Được gọi là tê giác trắng nhưng thực tế, loài tê giác này không hề có màu trắng, đó chỉ lỗi khi phát âm mà thôi.

Nhung su that kho tin noi ve loai te giac trang
 1. Tê giác trắng là loài động vật có tính xã hội, tương tự như loài voi, tuy sống theo đàn khoảng 7 cá thể nhưng chúng cũng có gia đình nhỏ của mình.

Những bất ngờ về hành tinh lận đận - sao Diêm Vương (2)

(Kiến Thức) - Nhìn từ sao Diêm Vương, Mặt trời  trông chỉ như một ngôi sao sáng. Nếu Diêm Vương tiến gần Mặt trời, nó sẽ mọc đuôi và trở thành sao chổi. 

Sao Diêm Vương có 4 mặt trăng gồm: Charon, Nix, Hydra và một vệ tinh nhỏ xíu mới được phát hiện gần đây được đặt tên là P4. Trong khi While Nix, Hydra, P4 khá nhỏ, Charon lại to bằng nửa sao Diêm Vương
 Sao Diêm Vương có 4 mặt trăng gồm: Charon, Nix, Hydra và một vệ tinh nhỏ xíu mới được phát hiện gần đây được đặt tên là P4. Trong khi While Nix, Hydra, P4 khá nhỏ, Charon lại to bằng nửa sao Diêm Vương

Do kích thước ấn tượng của Charon, nhiều nhà thiên văn học cho rằng sao Diêm Vương và Charon là một cặp hành tinh lùn hay hệ nhị phân (chỉ 2 thiên thể bị lực hấp dẫn khóa chặt lại với nhau).
Do kích thước ấn tượng của Charon, nhiều nhà thiên văn học cho rằng sao Diêm Vương và Charon là một cặp hành tinh lùn hay hệ nhị phân (chỉ 2 thiên thể bị lực hấp dẫn khóa chặt lại với nhau). 

Khí quyển của sao Diêm Vương là điều rất đặc biệt. Nó có khí quyển mỏng manh, cấu tạo chủ yếu từ ni-tơ, mê-tan và CO, dày khoảng 3.000 km.
Khí quyển của sao Diêm Vương là điều rất đặc biệt. Nó có khí quyển mỏng manh, cấu tạo chủ yếu từ ni-tơ, mê-tan và CO, dày khoảng 3.000 km. 

Một ngày trên sao Diêm Vương tương đương với 6 ngày và 9 giờ trên Trái đất. Nó là hành tinh chuyển động chậm thứ hai trong hệ Mặt trời, chỉ sau sao Kim.
Một ngày trên sao Diêm Vương tương đương với 6 ngày và 9 giờ trên Trái đất. Nó là hành tinh chuyển động chậm thứ hai trong hệ Mặt trời, chỉ sau sao Kim. 

Theo một số nhà thiên văn học, sao Diêm Vương từng là một trong những mặt trăng của sao Hải Vương, nhưng bằng cách nào đó nó đã phá vỡ khỏi quỹ đạo.
Theo một số nhà thiên văn học, sao Diêm Vương từng là một trong những mặt trăng của sao Hải Vương, nhưng bằng cách nào đó nó đã phá vỡ khỏi quỹ đạo. 

Khi quan sát, Mặt trời sẽ trông giống như một ngôi sao sáng từ Sao Diêm Vương, vì chúng ở khoảng cách rất xa nhau.
Khi quan sát, Mặt trời sẽ trông giống như một ngôi sao sáng từ Sao Diêm Vương, vì chúng ở khoảng cách rất xa nhau. 

Mặt trăng Charon luôn quay một phía bề mặt về sao Diêm Vương, và sao Diêm Vương cũng luôn quay một mặt về Charon. Nếu một người đứng ở phía bề mặt gần của sao Diêm Vương, Charon sẽ lơ lửng trên bầu trời mà không chuyển động; nếu người này đi về phía bề mặt bên kia, anh ta sẽ không thể nhìn thấy Charon. Cả hai quay quanh một điểm chung trong không gian.
Mặt trăng Charon luôn quay một phía bề mặt về sao Diêm Vương, và sao Diêm Vương cũng luôn quay một mặt về Charon. Nếu một người đứng ở phía bề mặt gần của sao Diêm Vương, Charon sẽ lơ lửng trên bầu trời mà không chuyển động; nếu người này đi về phía bề mặt bên kia, anh ta sẽ không thể nhìn thấy Charon. Cả hai quay quanh một điểm chung trong không gian. 

Nếu người ta có thể di chuyển sao Diêm Vương đến gần mặt trời, nó sẽ mọc lên một cái đuôi và trở thành một sao chổi.
Nếu người ta có thể di chuyển sao Diêm Vương đến gần mặt trời, nó sẽ mọc lên một cái đuôi và trở thành một sao chổi. 

Trọng lực trên bề mặt sao Diêm Vương chỉ bằng khoảng 6% trọng lực trên bề mặt Trái đất. Dựa theo điều này, nếu bạn nặng 100 kg trên Trái đất, có nghĩa là bạn chỉ nặng gần 4kg trên sao Diêm Vương.
Trọng lực trên bề mặt sao Diêm Vương chỉ bằng khoảng 6% trọng lực trên bề mặt Trái đất. Dựa theo điều này, nếu bạn nặng 100 kg trên Trái đất, có nghĩa là bạn chỉ nặng gần 4kg trên sao Diêm Vương.