Lần đầu công bố ảnh hiếm có về tiểu hành tinh Bennu

(Kiến Thức) - Sau gần hai năm du hành vũ trụ, phi thuyền của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cuối cùng cũng có một cái nhìn rõ ràng về tiểu hành tinh Bennu, đưa ra hình ảnh hiếm có lần đầu tiên.

Sau gần hai năm du lịch trong vũ trụ, tàu vũ trụ của NASA Regolith Explorer (OSIRIS-REx) cuối cùng đã có một cái nhìn rõ ràng về điểm đến của nó. Đó là tiểu hành tinh Bennu, một tiểu hành tinh gần trái đất, giàu carbon.
Thiết bị Camera PolyCam của tàu đã chụp được hình ảnh đầu tiên của tiểu hành tinh Bennu vào ngày 28/8/2018 ở một khoảng cách 2,25 triệu km, tính từ thiết bị camera với bề mặt tiều hành tinh.
Lan dau cong bo anh hiem co ve tieu hanh tinh Bennu
Nguồn ảnh: Phys. 
Nhiệm vụ của tàu Regolith Explorer (OSIRIS-REx) là sẽ khám phá một vùng địa chất khoảng 500 mét trên tiểu hành tinh này và lấy mẫu mang về Trái đất trong tương lai.
Những mẫu này sẽ không chỉ cung cấp cho chúng ta cái nhìn đầu tiên về cách mà cấu trúc của tiểu hành tinh này hình thành, mà còn giúp chúng ta nhìn thoáng qua về quá khứ hình thành của nó.

Mời độc giả xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất trong vũ trụ - có thể bạn chưa biết

Người ta tin rằng, những vật thể cổ xưa này sẽ không thay đổi nhiều kể từ khi hình thành hệ mặt trời và chúng vẫn chứa các phân tử hữu cơ, axit amin và chất bay hơi - hay còn gọi là các khối xây dựng của sự sống.
Bằng cách đưa những mẫu nguyên thủy này trở lại Trái đất nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách thức hệ mặt trời chúng ta hình thành cũng như tiến hóa như thế nào.

Hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới thấy có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Hành tinh HD 89345 b và HD 286123 b trở thành hai ngoại hành tinh khí khổng lồ vừa lọt vào tầm quan sát của giới khoa học, được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Sử dụng Kính Kepler của NASA, các nhà thiên văn học xác định hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới. Chúng được chỉ định là HD 89345 b và HD 286123 b.
Với khối lượng chỉ bằng 0,1 khối lượng sao Mộc và bán kính khoảng 0,61 Mộc tinh, HD 89345 b được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Bí ẩn hành tinh lạ một năm chỉ kéo dài 19,5 ngày

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện một hành tinh lạ, thuộc dạng hành tinh ngoại lai, thuộc hệ thống sao Thổ quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời cách xa khoảng 600 năm ánh sáng.

Hành tinh lạ này được đặt tên là EPIC 211945201b hoặc còn gọi là K2-236b, nó nặng gấp 27 lần khối lượng Trái đất.
Nhiệt độ bề mặt của hành tinh lên tới 600 độ C, quá nóng và chắc chắn không thể nào hỗ trợ sự sống trong tương lai được.