Làm sữa chua từ sữa mẹ cho con

(Kiến Thức) - Bạn có thể tự làm sữa chua từ sữa mẹ vừa ngon vừa an toàn tuyệt đối cho bé yêu.

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ cực kỳ đơn giản. Đầu tiên, bạn hãy lấy phần sữa mẹ đã được vắt ra, nếu đang trữ đông thì để sữa rã đông hoàn toàn. Ngoài ra bạn có thể cho vào nồi đun lên đến 50° nếu là sữa rã đông sau đó tiếp tục đun tới khi thấy sữa sủi tăm ( khoảng 70 -80°) là bắc ra. Để nồi sữa đã đun nguội dần xuống khoảng 50°.
Lam sua chua tu sua me cho con
 Bạn có thể tận dựng lượng sữa mẹ vắt ra mà con không ăn hết để làm sữa chua ngon lành, an toàn cho con yêu.
Tiếp đó, tuỳ vào lượng sữa mà cho men sữa chua cái vào. Men sữa chua bạn nên chọn loại sữa chua không đường. Dùng thìa quấy cho hộp sữa chua không đường tan đều trước rồi cho vào sữa mẹ quấy đều. 
Bạn cho sữa chua vào nồi sữa mẹ theo tỉ lệ 220ml sữa mẹ 1/2 hộp sữa chua, 500ml sữa mẹ thì 1 hộp.
Nếu muốn sữa chua có độ sánh đặc thì cho thêm sữa bột vào pha với sữa mẹ. Sữa bột pha theo tỉ lệ cho bé uống. Quấy đều hỗn hợp và giữ ở nhiệt độ 50° rồi chia ra các hộp đựng sau đó cho vào nồi giữ nhiệt hoặc máy làm sữa chua để ủ khoảng 7, 8 tiếng thì lấy ra cho vào tủ lạnh.
Lam sua chua tu sua me cho con-Hinh-2
 Sữa chua rất tốt cho bé từ 1 tuổi trở lên.
Nếu không có nồi giữ nhiệt hoặc máy làm sữa chua thì có thể cho vào nồi cơm điện cắm điện nhưng không để nút ủ.
Sau khi có sữa chua thành phẩm bạn có thể tách nước để lấy phô mai tươi bằng cách đổ vào 2 lớp khăn sữa bọc lại. Phần cái là phần phô mai tươi.

Chế độ ăn ít đường ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư

Các nhà sinh học đã phát hiện việc hạn chế nồng độ đường trong máu ở những con chuột bị ung thư phổi (ung thư biểu mô tế bào vảy - squamous cell carcinoma) khiến khối u không phát triển.

Che do an it duong ngan chan su phat trien cua benh ung thu-Hinh-2
Ung thư biểu mô tế bào vảy phụ thuộc rất nhiều vào đường như một nguồn năng lượng - Ảnh : blog.glycoleap.com 
Theo Cell Reports, một nhóm nhà sinh học tại Đại học Texas (Mỹ) đã phát hiện chế độ ăn ít đường có thể có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư hoặc thậm chí ngăn chặn sự khởi phát ung thư.

Khi lượng đường trong máu nằm trong giới hạn nhất định, các khối u phổi (ung thư biểu mô tế bào vảy - squamous cell carcinoma) đã ngừng tiến triển, mặc dù chúng không giảm kích thước. Ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous cell carcinoma) là một loại ung thư của tế bào biểu mô - tế bào vảy. Các tế bào vảy là thành phần chính của biểu mô da và ung thư biểu mô tế bào da là dạng chủ yếu của ung thư da. Tuy nhiên, các tế bào vảy cũng có ở đường tiêu hóa, phổi và ở các vùng khác của cơ thể như môi, miệng, thực quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, âm đạo, cổ tử cung... Vì vậy, ung thư biểu mô tế bào vảy có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau của cơ thể với các biểu hiện khác nhau về triệu chứng lâm sàng, bệnh sử, tiên lượng và đáp ứng điều trị.

Kết quả nghiên cứu của nhóm nhà sinh học trên cho thấy việc hạn chế lượng đường trong máu ở những con chuột bị ung thư phổi khiến khối u không phát triển.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà sinh học đã cho những con chuột thí nghiệm tuân thủ chế độ ăn ketogenic (ketogenic diet), đặc trưng bởi hàm lượng đường thấp. Các con vật cũng được dùng loại thuốc tiểu đường không cho phép thận hấp thụ đường từ máu. Về nguyên tắc, chế độ ăn ketogenic tự tạo ra một hiệu ứng có lợi. Tuy nhiên, sự kết hợp với điều trị bằng thuốc cho kết quả rõ rệt hơn.

Các chuyên gia đã xác định mối liên quan rõ ràng giữa nồng độ đường trong máu cao và việc giảm tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân ung thư. Theo nhà sinh học Jung-Whan Kim, rõ ràng ung thư biểu mô tế bào vảy phụ thuộc rất nhiều vào đường như một nguồn năng lượng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu tiền lâm sàng, hạn chế glucose không có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với các loại ung thư không phải tế bào vảy.

Thói quen xấu mùa lạnh có thể “giết” bạn

(Kiến Thức) - Những thói quen mùa đông như ngủ nướng, trùm chăn kín đầu khi ngủ hay liếm môi có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe bạn.

Ngủ nướng. Chúng ta thường đổ lỗi cho kiểu thời tiết khắc nghiệt, lạnh buốt nên có xu hướng đi ngủ sớm hơn thường lệ và thức dậy rất muộn vào sáng hôm sau. Nhưng các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa thói quen ngủ quá nhiều với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Giữ thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ khiến cơ thể bạn dẻo dai, tránh uể oải, mệt mỏi và tránh các bệnh nghiêm trọng khác.
Ngủ nướng. Chúng ta thường đổ lỗi cho kiểu thời tiết khắc nghiệt, lạnh buốt nên có xu hướng đi ngủ sớm hơn thường lệ và thức dậy rất muộn vào sáng hôm sau. Nhưng các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa thói quen ngủ quá nhiều với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Giữ thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ khiến cơ thể bạn dẻo dai, tránh uể oải, mệt mỏi và tránh các bệnh nghiêm trọng khác.