Làm dâu hào môn, Rằm tháng Giêng cũng bị chồng cấm về nhà mẹ

Đến nước này, tôi không biết mình nên ứng xử với cuộc hôn nhân hiện tại ra sao nữa. Tôi thực sự bất lực vì người chồng gia trưởng của mình.

Đầu năm, tôi cũng không muốn nói chuyện mâu thuẫn vợ chồng. Thế nhưng tình cảnh của bản thân khiến tôi thực sự không kìm được lòng. Tôi muốn chia sẻ suy nghĩ của mình, hi vọng nhận được tư vấn của mọi người.

Lấy chồng hơn 6 năm, tôi chưa một lần về ăn Tết cùng bố mẹ đẻ. Mỗi lần Tết đến, lòng lại nôn nao nhớ quê. Sáu năm lấy chồng xa là 6 năm tôi rơi nước mắt đêm giao thừa. Nhưng vì không muốn bố mẹ chồng nghĩ ngợi nên tôi phải nuốt nước mắt vào trong.

Thấy vợ buồn, chồng không động viên còn nói những lời khó nghe: “Ở nhà cao cửa rộng, ăn uống sung túc, sướng như tiên còn không biết điều. Năm nào tôi cũng thấy cô khóc, khóc cái nỗi gì không biết. Tết không về thì ngày khác về, sao cứ phải Tết?”.

Lam dau hao mon, Ram thang Gieng cung bi chong cam ve nha me

Câu nói của chồng như dao cứa vào tim tôi. Ảnh minh họa. Nguồn: Sohu

Câu nói của chồng như dao cứa vào tim tôi. Anh hỏi tôi sao phải chọn Tết để về quê mẹ? Vậy trong lòng anh có nghĩ, tại sao anh lại bắt tôi Tết phải ở nhà chồng phục vụ?

Thái độ đó càng khiến tôi hiểu thêm sự ích kỉ của người đàn ông tôi từng cãi lời bố mẹ quyết tâm lấy. Giờ có khóc lóc kêu khổ với bố mẹ cũng không biết bắt đầu từ đâu vì đó là lựa chọn mà tôi từng nghĩ sẽ không bao giờ hối hận.

Năm nay trước Tết, vợ chồng tôi lại cãi nhau trận nảy lửa vì chuyện về quê. Tôi nhẫn nhịn nên chấp nhận ở lại ăn Tết nhà chồng. Tôi càng không muốn năm mới mặt nặng mày nhẹ với nhau. Tôi gom góp ngày nghỉ phép còn lại của năm trước để ra Tết xin nghỉ dài. Tết không về được nên tôi chọn dịp Rằm tháng Giêng để về sum vầy, hy vọng còn chút không khí Tết.

Ấy vậy mà vừa mở miệng đề nghị, tôi đã bị chồng giáo huấn một bài về “đạo làm dâu hào môn”. Anh chì chiết tôi lấy được chồng giàu còn không biết điều. Anh ca cẩm tôi lấy chồng phải theo phong tục nhà chồng: “Cô có nghe câu 'cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng' không? Rằm là dịp quan trọng nên cô muốn đi đâu cũng phải qua Rằm. Về nhà bố mẹ đẻ cũng vậy”.

Bây giờ thì tôi đã hiểu trước giờ anh luôn nghĩ tôi "chuột sa chĩnh gạo". Lấy chồng giàu mà đến quyền về nhà thăm bố mẹ đẻ cũng không có thì giàu có với tôi có ý nghĩa gì?

Tự nhiên nước mắt tôi trào ra, uất ức không thể nói thành lời. Tôi đã nhẫn nhịn 6 năm qua. Giao thừa nào cũng nghĩ về bố mẹ mà đau lòng. Tết ở nhà chồng, Rằm tháng Giêng anh cũng phải ở nhà chồng. Tôi không hiểu anh có biết nghĩ hay không.

Tối đó, tôi lặng lẽ lên phòng sắp xếp đồ về quê, mặc chồng thái độ khó chịu, cấm đoán. “Tôi quyết định rồi, tôi vẫn sẽ về nhà bố mẹ đẻ. Anh cũng có con gái, anh nên suy nghĩ tích cực. Anh làm thế nào để sau này con gái anh nó có đường lui. Đừng quá quắt để tuổi già ngồi khóc nhớ thương con”.

Câu nói của tôi dường như khiến anh chột dạ nên không nói được lời nào. Thực sự nghĩ về những gì mình phải chịu đựng suốt nhiều năm qua, tôi chỉ muốn ly hôn. Phụ nữ lấy chồng xa thiệt thòi, tủi thân. Giá như có người chồng hiểu và yêu thương mình thì tốt biết mấy. Tôi lại không may mắn có được phước phận như người ta…

Bạn trai ruồng rẫy khi có bầu, giờ vô sinh mang 2 tỷ nhận con

Tôi đã xác định là sẽ không cho nhận con. Chỉ sợ Hưng lại giở trò đòi đưa ra pháp luật, đến lúc đó, tôi là phụ nữ, không biết phải xử lý thế nào.

Mọi người có bao giờ tin vào những câu chuyện nhân quả không? Ngày xưa thì tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Nhưng ở thời điểm hiện tại, tôi thấy đúng là có nhân quả thật. Ở đời, đừng vội làm việc xấu vì biết đâu một ngày nào đó, sẽ nhận lại hậu quả khủng khiếp hơn.

Tôi và Hưng đến với nhau cách đây 7 năm trước. Hồi ấy, tôi là cô sinh viên mới ra trường. Còn Hưng là trưởng phòng trực tiếp của tôi. Khi mới bắt đầu nhận việc, tôi được anh ta chỉ dạy các vấn đề về chuyên môn. Tối đến cũng thi thoảng nhắn tin tâm sự. Thế rồi một thời gian sau, chúng tôi bắt đầu nảy sinh tình cảm. 

Nuôi em chồng ăn học, mua nhà cần tiền, cô ấy đối xử sốc

Chồng tôi khuyên bỏ qua, đừng chấp nhặt với em làm gì. Còn tôi thì đến tận bây giờ vẫn vừa bực vừa buồn trước cách hành xử của Thoa.

Lấy chồng xa, lại là con một trong nhà nên tôi rất thích khi nhà chồng đông anh em. Chồng tôi là anh cả, dưới anh là 2 đứa em gái. Nhà anh làm nông nên không dư giả gì, để nuôi anh ăn học, bố mẹ chồng phải vay mượn nhiều. Chồng tôi đi làm được mấy năm đã lấy vợ thành ra chưa đỡ đần bố mẹ được gì. 

Thương bố mẹ chồng vất vả, lớn tuổi rồi vẫn phải đi làm thuê, tôi bàn với chồng nhận nuôi cô Thoa - em út của chồng tôi. Cô ấy mới vào Đại học, chi phí ăn học cũng không nhẹ. Em lên đây ở với vợ chồng tôi, tiền sinh hoạt, học phí chúng tôi lo hết. Thuyết phục mãi bố mẹ chồng mới đồng ý, bởi họ thương và hiểu vợ chồng tôi cũng chẳng dư giả gì, vẫn ở nhà trọ, tích cóp từng đồng nuôi con.

Có 2 dấu hiệu này đi khám, người đàn ông phát hiện ung thư

Có tiền sử khỏe mạnh nhưng sau đó anh H. xuất hiện ho khan và đau tức ngực trái. Lo lắng, anh đã vào viện thăm khám.

Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa thông tin về ca ung thư phổi di căn não đang điều trị tại đây.
Bệnh nhân là anh H.V.H (43 tuổi) có tiền sử khỏe mạnh. Một tháng trước khi vào viện, anh H. ho khan và đau tức ngực trái. Người đàn ông này đi khám, chụp CT ngực phát hiện khối u thùy trên phổi trái kích thước 30x32mm, vài nốt mờ rải rác màng phổi 2 bên. Sau đó, anh nhập viện để điều trị.
Co 2 dau hieu nay di kham, nguoi dan ong phat hien ung thu
Hình ảnh khối u thùy trên phổi trái, kích thước 30x32mm (vòng tròn màu đỏ), vài nốt mờ rải rác màng phổi 2 bên của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Qua các xét nghiệm, chụp chiếu, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư phổi trái, dạng biểu mô tuyến di căn não. Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc điều trị đích thế hệ thứ 2: Afatinib 40mg/ngày.
Sau 9 tháng, người bệnh tỉnh, không còn ho, không đau ngực, không khó thở và hoạt động bình thường.
Hình ảnh CT ngực trước điều trị cho thấy u thùy trên phổi trái kích thước 30x32mm, vài nốt mờ rải rác màng phổi 2 bên. Hình ảnh CT ngực sau 9 tháng thể hiện khối u phổi phải tiếp tục giảm kích thước 16x19mm, không còn hạch rốn phổi. Hạch trung thất không còn, tổn thương di căn não đơn ổ biến mất, chất chỉ điểm khối u CEA, Cyfra 21-1 giảm về giới hạn bình thường.
Bệnh nhân không gặp tác dụng phụ đáng kể nào trong quá trình chữa. Người bệnh dung nạp thuốc tốt, bệnh đáp ứng một phần.
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính rất phổ biến đứng thứ 2 về số ca mắc mới (theo GLOBOCAN 2020) và là bệnh ung thư có tỉ lệ di căn não cao nhất hiện nay.
Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ 2 trong các bệnh ung thư về tỉ lệ mắc cũng như tử vong và đa số các trường hợp khi được chẩn đoán bệnh thường ở giai đoạn muộn.
Có 2 loại chính của ung thư phổi:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Chiếm khoảng 10%, diễn tiến ác tính, khi phát hiện đã cho xâm lấn và di căn xa.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Chiếm khoảng 90%, ít ác tính hơn, phát triển qua từng giai đoạn.
Theo các bác sĩ, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Mặc dù còn 4% bệnh nhân bị ung thư phổi mà không hút thuốc, nhưng họ đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hít khói của người hút thuốc lá).
90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ngày trong 20 năm. Ở nước ta, hút thuốc lào cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi.
Môi trường làm việc cũng là yếu tố dễ gây bệnh ung thư phổi. Những người tiếp xúc với khói, bụi có nguy cơ cao bị ung thư phổi đặc biệt là trong quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than.
Tiếp xúc với tia phóng xạ dễ dẫn tới các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.
Triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài. Thở ngắn, ho có đờm lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư phổi. Một thời gian sau, bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.
Về điều trị ung thư phổi đã có nhiều tiến bộ. Bên cạnh những phương pháp điều trị căn bản (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị) đã có nhiều cách chữa mới (điều trị đích, điều trị miễn dịch…).
Các phương pháp này đã mang lại nhiều lợi ích hơn, góp phần kéo dài thời gian sống cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư phổi.