Lãi suất huy động giảm, nên gửi tiền ngân hàng nào cao nhất?

Tính từ đầu tháng 11 đến nay đã có 12 ngân hàng giảm lãi suất huy động, biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND tiếp tục giảm từ 0,1 - 0,5% tùy kỳ hạn và quy định của từng ngân hàng so với cùng kỳ tháng 10/2023.

Theo đó, tính đến ngày 8/11, 12 ngân hàng giảm lãi suất huy động là Sacombank, NCB, VIB, BaoVietBank, Nam A Bank, VPBank, VietBank, SHB, Techcombank, Bac A Bank, KienLongBank, ACB.
Lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn được các ngân hàng áp dụng ở mức từ 0,1%/năm đến 0,5%/năm. Trong đó, nhiều ngân hàng áp dụng lãi suất 0,5%/năm với các khoản tiền gửi không kỳ hạn như Bắc Á, CBBank, Kiên Long Bank, GPBank, Nam Á Bank, Ocean Bank, SCB…
Đối với tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng, mức lãi suất cao nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 4,75%/năm.
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng cao nhất trên thị trường hiện nay là 4,6%/năm, được OceanBank áp dụng cả với hình thức gửi tiền tại quầy và gửi tiết kiệm trực tuyến (online).
Đứng thứ 2 là ngân hàng Đông Á và SCB với lãi suất tiết kiệm 1 tháng 4,5%/năm. Đến nay, chỉ 1 số ít ngân hàng áp dụng lãi suất trên 4%/năm cho các khoản tiết kiệm 1 tháng như Bảo Việt Bank (4,4%/năm); Bắc Á Bank (4,35%/năm); GPBank (4,25%/năm); CBBank (4,1%/năm).
Hầu hết các ngân hàng khác áp dụng lãi suất trên dưới 3,5%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 1 tháng.
Ngân hàng Techcombank cũng đã công bố biểu lãi suất huy động mới, điều chỉnh giảm các kỳ hạn từ 6 - 36 tháng. Theo đó, lãi suất huy động trực tuyến dành cho tài khoản tiết kiệm mở mới dưới 1 tỷ, kỳ hạn 6 – 8 tháng giảm 0,2% xuống còn 4,75%/năm. Kỳ hạn 9 – 11 tháng cũng chính thức mất mốc 5%, lùi về 4,8%/năm. Lãi suất tiền gửi các kỳ hạn 12 – 36 tháng giảm đồng loạt 0,1% còn 5,25%/năm.
VIB công bố biểu lãi suất huy động mới kể từ 6/11, sau khi giảm 0,1% tại nhiều kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 1 – 3 tháng còn 3,8%/năm, kỳ hạn 3 – 5 tháng cũng giảm xuống còn 4%/năm. Cũng với mức giảm như trên, lãi suất ngân hàng kỳ hạn 6 – 8 tháng còn 5,1%/năm, kỳ hạn 15 – 18 tháng giảm xuống 5,6%/năm. VPBank cũng vừa điều chỉnh giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn dưới 6 tháng. Lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 1- 2 tháng được điều chỉnh giảm 0,2% xuống còn 3,7%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 3 – 5 tháng giảm 0,15% xuống còn 3,8%/năm.
Trước đó, từ 1/11, Sacombank là ngân hàng đầu tiên trong tháng 11 giảm lãi suất đối với tiền gửi kỳ hạn 6-11 tháng 0,3%. Khảo sát đến 8/11, tại NCB, SHB, Bac A Bank, Nam A Bank, VietBank cũng đồng loạt giảm lãi suất huy động trong tháng 11.
Lai suat huy dong giam, nen gui tien ngan hang nao cao nhat?
 
Ở nhóm thương mại có vốn nhà nước, biểu lãi suất đầu tháng 11/2023 tiếp tục giảm so với cùng kỳ tháng trước đó. Tại Vietcombank, sau 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất trong tháng 10 vừa qua, lãi suất huy động của ngân hàng này đối với kỳ hạn 6 và 9 tháng còn ở mức 4,1%/năm (giảm 0,4% so với cùng kỳ tháng 10/2023); kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có mức lãi suất huy động là 5,1%/năm (giảm 0,4%). Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất tại Vietcombank hiện ở mức 5,1%/năm.
Hay tại BIDV, biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm cũng điều chỉnh giảm đồng loạt 0,2% ở các kỳ hạn, cụ thể: Kỳ hạn 6 và 9 tháng hiện có mức lãi suất là 4,3%/năm (giảm 0,2% so với đầu tháng 10/2023), kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có mức lãi suất là 5,3%/năm (giảm 0,2%). Đây cũng là biểu lãi suất được niêm yết tại 2 ngân hàng còn lại trong nhóm Big4 là VietinBank, Agribank.
Phần lớn các ngân hàng đã rời mốc lãi suất tiết kiệm 6%/năm ở kỳ hạn 12 tháng. Trước đó, trong tháng 10, dù phần lớn các ngân hàng giữ mức lãi suất tiết kiệm xung quanh khung 5%, nhưng vẫn còn 6 ngân hàng giữ mốc lãi suất 6%, dẫn đầu là PVcomBank với 6,4%/năm.
Đối với tiền gửi kỳ hạn 18 tháng trở lên, hiện còn 17 ngân hàng duy trì lãi suất từ 6%/năm, trong đó mức lãi suất cao nhất là 6,5%/năm (HDBank và PVCombank).
Trên thị trường liên ngân hàng, sau khi tăng trở lại trong vài tuần gần đây, thì lãi suất VND bình quân liên ngân hàng đã hạ nhiệt và giảm xuống dưới 1%/năm còn 0,85%.

Tỷ phú giàu thứ 2 Ấn Độ nói được tỷ phú Phạm Nhật Vượng truyền cảm hứng

(Vietnamdaily) - Tỷ phú giàu thứ 2 Ấn Độ đã đăng hình chụp chung với tỉ phú Phạm Nhật Vượng trên mạng xã hội, nói được ông chủ Tập đoàn Vingroup truyền cảm hứng về hành trình khởi nghiệp.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng gặp tỷ phú Ấn Độ  

MBS: Kinh tế vĩ mô phục hồi rõ nét hơn, GDP 2023 sẽ đạt 4,7%-4,8%

(Vietnamdaily) - Hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu đều cải thiện tích cực trong tháng 10, song khá chậm; tỷ giá VND/USD hạ nhiệt... MBS dự báo GDP sẽ tăng 6,1%-6,3% trong quý 4/2023 và đạt 4,7%-4,8% cả 2023.

Chứng khoán MBS vừa công bố báo cáo phân tích vĩ mô với nhận định Xu hướng phục hồi rõ nét hơn.

STB có gì 'hot' để Dragon Capital mạnh tay gom hàng?

(Vietnamdaily) - Chưa đầy một tháng, Dragon Capital đã mua tổng cộng khoảng 21,4 triệu cổ phiếu STB khi thị giá đang dần phục hồi. 

Nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã mua tổng cộng 4 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trong phiên 6/11.

Cụ thể, CTBC Vietnam Equity Fund mua 3 triệu đơn vị và Vietnam Enterprise Investments Limited mua thêm 1 triệu đơn vị.

Sau giao dịch, cả nhóm Dragon Capital đã tăng sở hữu từ 110,08 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,83%) lên 114,08 triệu đơn vị (tỷ lệ 6,05%). Ước tính Dragon Capital đã chi ra khoảng 120 tỷ đồng để mua thêm số cổ phiếu trên.

Gần đây, Dragon Capital liên tục gom mạnh cổ phiếu STB. Nhóm quỹ này mới trở lại làm cổ đông lớn của Sabombank sau khi mua thêm 3,5 triệu cổ phiếu ngày 19/10 qua đó nâng sở hữu từ 92,66 triệu đơn vị (tỷ lệ 4,91%) lên 96,2 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,1%). Chưa đầy một tháng, Dragon Capital đã mua tổng cộng khoảng 21,4 triệu cổ phiếu STB.

Động thái mua thêm của nhóm quỹ ngoại diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu STB đang hồi phục trở lại sau khi điều chỉnh sâu. Đóng cửa phiên 8/11, cổ phiếu này dừng ở mức 30.000 đồng/cp, tăng 11% kể từ đầu tháng 11 nhưng vẫn thấp hơn khoảng 10% so với đỉnh 18 tháng đạt được hồi giữa tháng 9.

STB co gi 'hot' de Dragon Capital manh tay gom hang?
 STB liên tục được Dragon Capital rót vốn.

Chứng khoán Yuanta (FSC) nhận định khối lượng giao dịch STB tăng mạnh trên mức khối lượng trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy trong ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ biến động quanh đường trung bình 20 phiên trong những phiên giao dịch tới.

Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của STB cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với kỳ vọng lợi nhuận 15%, tương ứng mức giá mục tiêu ngắn hạn là 33.590 đồng/cp.

Lợi nhuận tích cực nhờ giảm chi phí dự phòng nhưng nợ xấu tăng vọt

Trong quý vừa qua, STB ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Cụ thể, quý 3/2023, STB ghi nhận lãi trước thuế đạt 2.085 tỷ đồng, tăng 36% so cùng kỳ nhờ giảm mạnh chi phí dự phòng tín dụng gần 66% so cùng kỳ, chỉ còn 827 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng 2023, STB ghi nhận mức tăng trưởng lãi trước thuế cao nhất toàn ngành, đạt 6.480 tỷ đồng (+54% so cùng kỳ) nhờ thu nhập lãi thuần tiếp tục duy trì tăng trưởng 45% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm hơn 43%.

Chứng khoán Agriseco đánh giá lãi trước thuế cả năm 2023 của STB có thể tiếp tục tăng trưởng so với cũng kỳ nhờ (1) tăng trưởng tín dụng đạt gần 9% từ đầu năm – cao hơn so với trung bình toàn ngành và dự kiến sớm hoàn thành hạn mức tín dụng cả năm 2023 là 11% nhờ nhu cầu các tháng cuối năm tăng trở lại;

(2) tỷ lệ NIM tiếp tục được duy trì trên 4% - thuộc top đầu ngành nhờ chi phí vốn thấp hơn; (3) chất lượng tài sản duy trì tốt nhờ tỷ lệ LDR đạt 81%, tỷ lệ SFL đạt 23,4% và tốc độ tăng nợ xấu đã chậm hơn so với đầu năm 2023.

Agriseco kỳ vọng STB có khả năng ghi nhận kết quả thu hồi lớn khoảng 19.000 tỷ đồng từ việc thanh lý thành công các tài sản thế chấp (như KCN Phong Phú và 32,5% cổ phần STB tại VAMC) vào quý 4/2023 hoặc đầu năm 2024, qua đó hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận.

Tỷ lệ P/B hiện tại của STB là 1,2x thấp hơn so với trung bình ngành 5 năm là 1,5x lần. Tuy nhiên trong tương lai, định giá này sẽ trở lên hấp dẫn hơn nhờ (1) chất lượng tài sản được cải thiện do không có rủi ro TPDN; (2) không còn áp lực trích lập dự phòng trái phiếu VAMC.

Tuy vậy về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu của Sacombank tăng vọt gấp 2,4 lần đầu năm, lên mức 10.387 tỷ đồng. Trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm lớn nhất tới 4.227 tỷ đồng, tăng 40% so đầu năm; Nợ nghi ngờ cũng gấp 4,4 lần lên 3.198 tỷ đồng; Nợ dưới tiêu chuẩn cũng không kém cạnh khi gấp 5,2 lần lên 2.962 tỷ đồng.

Do đó, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank tăng từ mức 0,98% của đầu năm lên tới 2,2%.