Kỳ tích BV Nhi Trung ương cứu sống hai bệnh nhi suy thận giai đoạn cuối

(Kiến Thức) - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa thực hiện thành công liên tiếp 2 ca ghép thận, mở ra cánh cửa sự sống cho nhiều bệnh nhi suy thận giai đoạn cuối.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh viện vừa thực hiện thành công liên tiếp 2 ca ghép thận, cứu sống 2 bệnh nhân nhi suy thận giai đoạn cuối.
Theo đó, cháu Bùi Bảo N. (6 tuổi, ở Thái Nguyên), bị suy thận giai đoạn cuối là bệnh nhi có cân nặng thấp nhất (13,5kg) từ trước đến nay tại Việt Nam.
TS, BS Nguyễn Thu Hương, Trưởng khoa Thận, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cháu Bùi Bảo N. được phát hiện suy thận từ khi mới 10 tháng tuổi, do cháu chỉ có duy nhất một quả thận bên phải và quả thận này bị thiểu sản. Bên cạnh đó, bệnh nhi còn bị chậm phát triển thể chất do suy thận mạn nên dù đã được điều trị bằng hooc-môn tăng trưởng nhưng đến nay, đã 6 tuổi cháu cũng chỉ nặng 13,5kg; cao 100cm.
Tuy đã được các bác sĩ điều trị bảo tồn từ khi mới 10 tháng tuổi nhưng ngày 28-8 vừa qua, bệnh nhi có dấu hiệu tăng kali máu, mức lọc cầu thận giảm thấp và được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối. Các bác sĩ đã tiến hành thẩm phân phúc mạc đồng thời tiến hành hội chẩn và có chỉ định cho bệnh nhân ghép thận. May mắn sau một thời gian làm các xét nghiệm, cháu Bùi Bảo N. có mẹ là người phù hợp để hiến thận.
Ngày 15-9, bệnh nhi được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật ghép thận. Trong quá trình ghép, kíp phẫu thuật được chia làm 2 nhóm khác nhau, tiến hành song song để bảo đảm thận lấy ra phải được ghép kịp thời.
Ths.Bs Lê Anh Dũng – Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Khó khăn trong quá trình phẫu thuật mà các bác sĩ gặp phải chủ yếu là do chiều cao, cân nặng của bệnh nhi thấp, hố chậu còn quá nhỏ nên các bác sĩ không thể đặt thận vào hố chậu như các trường hợp khác mà phải tiến hành đặt thận vào ổ bụng. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi sự phối hợp vô cùng chặt chẽ của cả ê-kíp.
Sau nhiều giờ đồng hồ, ca phẫu thuật đã được thực hiện thành công. 4 ngày sau ghép thận, tình trạng bệnh nhi tiến triển tốt, cháu tỉnh táo, ăn uống tốt, tiểu nhiều (300 - 400ml/giờ), chức năng thận trở về bình thường. Bệnh nhi đã được chỉ định ra viện ngày 26/9.
Ky tich BV Nhi Trung uong cuu song hai benh nhi suy than giai doan cuoi
Các bác sĩ tiến hành nội soi lấy thận từ người cho - Ảnh:BVCC
Trường hợp thứ hai là bệnh nhi Hoàng Minh S. (15 tuổi, ở Hà Nam) mắc suy thận mãn giai đoạn cuối, cũng đã được tiến hành ghép thận thành công ngày 26/8 vừa qua.
Ngay từ khi mới lọt lòng, cháu Hoàng Minh S. bị hoại tử bàng quang, phải phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng một đoạn ruột, khiến bàng quang bị mất chức năng. Sau đó một thời gian, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương lại phát hiện cháu có van niệu đạo sau nên chỉ định tiến hành phẫu thuật cắt van. Đến năm 2017, cháu cháu Hoàng Minh S. bị suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.
Theo TS, BS Nguyễn Thu Hương, việc thực hiện chạy thận giúp người bệnh duy trì sự sống nhưng chất lượng cuộc sống của trẻ rất thấp, chế độ ăn uống kiêng khem thường khiến trẻ còi cọc, chậm lớn, kèm theo rất nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng như cao huyết áp, suy tim... Nếu người bệnh được thực hiện ghép thận, chất lượng cuộc sống có thể gần được như trẻ bình thường và sự phát triển thể chất giống như trẻ bình thường.
Tuy nhiên, với những trường hợp bàng quang bị mất chức năng như cháu Hoàng Minh S., các bác sĩ thường rất đắn đo khi chỉ định ghép thận, bởi nếu người bệnh không được tập huấn và hướng dẫn kỹ lưỡng việc đặt sonde tiểu sau ghép (tự đặt sonde qua niệu đạo vào bàng quang, 2 tiếng/lần để giải phóng nước tiểu, tránh ứ đọng nước tiểu trong bàng quang), nguy cơ hỏng thận mới là rất cao.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã mạnh dạn chỉ định ghép thận cho bệnh nhân, đồng thời tập huấn kỹ càng cho cháu cách tự đặt sonde tiểu, tránh để nhiễm trùng đường tiết niệu. “Một tháng sau khi ra viện, cháu Hoàng Minh S. tái khám với tình trạng sức khỏe tốt, chức năng thận ổn định, không có tình trạng nhiễm trùng tiết niệu”, TS, BS Nguyễn Thu Hương nhấn mạnh.
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, tính tới nay, đơn vị này đã thực hiện thành công 33 ca ghép thận mở ra cánh cửa sự sống cho nhiều bệnh nhi suy thận giai đoạn cuối.

Nguyên nhân gây suy thận khó ngờ

Những người mắc các bệnh nội tiết như đái tháo đường, tăng huyết áp... có nguy cơ mắc bệnh suy thận lên tới 45%-50%.

Nguyen nhan gay suy than kho ngo
 Tiểu đường được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở các nước đã phát triển và đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam. Ngoài ra, tiểu đường còn gây nhiều biến chứng lên các hệ cơ quan khác như tim mạch, mắt, thần kinh... Số người mắc bệnh tiểu đường càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng thận (suy thận) cũng tăng theo.

Việt Nam lần đầu tiên ghép thận thành công cho trẻ em từ người chết não

BV Nhi đồng 2 TPHCM vừa phối hợp với BV Việt Đức Hà Nội, BV Chợ Rẫy TPHCM tiến hành ghép thận thành công cho một bệnh nhi 15 tuổi bị suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho chết não. 

Viet Nam lan dau tien ghep than thanh cong cho tre em tu nguoi chet nao
Các bác sĩ đang tiến hành ghép thận 
Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một trẻ em nhận được nguồn thận hiến từ người cho chết não. Bác sỹ Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, ngày 9-12, nhận được thông tin về trường hợp bệnh nhân chết não có mong muốn hiến thận từ Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã khẩn trương triển khai ngay những bước cần thiết đúng theo quy định.

Bác sĩ Malaysia cảnh báo 10 dấu hiệu sớm của suy thận

(Kiến Thức) - Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể con người và bị suy thận có thể gây thảm họa cho sức khỏe. Bác sĩ Malaysia Abdul Rahim chia sẻ 10 dấu hiệu sớm của suy thận cần chú ý trước khi quá muộn.

Bac si Malaysia canh bao 10 dau hieu som cua suy than

1. Thep bác sĩ Abdul Rahim, một trong những dấu hiệu sớm của suy thậnlà người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu rất ít. Điều này xảy ra khi quá trình lọc trong cơ quan thận xấu đi. Do đó nhiều chất lòng trong cơ thể không được lọc, vì vậy bạn luôn muốn đi vệ sinh. Ảnh: Huff Post

Bac si Malaysia canh bao 10 dau hieu som cua suy than-Hinh-2
2. Có vết bầm quanh mắt: Những vết bầm tím có thể xuất hiện vì mất protein được lưu trữ trong máu nhưng đã bị thận lọc bỏ. Ảnh: MNT.
Bac si Malaysia canh bao 10 dau hieu som cua suy than-Hinh-3
3. Có vết bầm quanh mắt cá chân và chân: Nếu bạn có vết bầm tím xung quanh những khu vực này hoặc nếu da quanh khu vực đó mất nhiều thời gian để trở lại bình thường sau khi ấn, điều đó có nghĩa là bạn đã mất rất nhiều protein và natri do bị suy thận. Ảnh: Internet. 

Bac si Malaysia canh bao 10 dau hieu som cua suy than-Hinh-4
4. Nước tiểu màu đỏ: Nếu bạn nhận thấy điều này xảy ra, có thể là do nước tiểu của bạn có máu rò rỉ trong đó. Đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận. Ảnh: Internet.
Bac si Malaysia canh bao 10 dau hieu som cua suy than-Hinh-5
5. Nước tiểu nhiều bọt: Khi điều này xảy ra, nó có nghĩa là protein đã rò rỉ vào nước tiểu của bạn do thận không hoạt động như bình thường. Ảnh: Everyday Health. 
Bac si Malaysia canh bao 10 dau hieu som cua suy than-Hinh-6

6. Làn da khô và ngứa: Điều này có thể xảy ra khi thận của chúng ta không còn có thể cân bằng mức độ khoáng chất, nước và chất dinh dưỡng trong máu, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của làn da. Ảnh: NSDermathology

Bac si Malaysia canh bao 10 dau hieu som cua suy than-Hinh-7
7. Cơ bắp hay bị chuột rút. Khi mức canxi và phốt pho của bạn thấp do thận bị trục trặc thì sẽ hay xảy ra hiện tượng này. Ảnh: Foxnews.
Bac si Malaysia canh bao 10 dau hieu som cua suy than-Hinh-8
8. Luôn cảm thấy yếu đuối, bồn chồn và mệt mỏi mà không có lý do rõ ràng. Triệu chứng này xảy ra khi chất độc tích tụ trong máu ở mức báo động. Một quả thận kém có nghĩa là mức độ hồng cầu thấp gây ra thiếu máu. Ảnh: Internet.
Bac si Malaysia canh bao 10 dau hieu som cua suy than-Hinh-9
9. Khó ngủ: Một quả thận bị trục trặc sẽ tạo ra độc tố trong cơ thể, do đó thiếu khả năng thèm ngủ. Ảnh: Bustle.
Bac si Malaysia canh bao 10 dau hieu som cua suy than-Hinh-10
10. Mất cảm giác ngon miệng: Do lượng chất độc trong máu quá nhiều do suy thận, cơ thể bạn sẽ từ chối thức ăn, do đó mất cảm giác ngon miệng. Ảnh: Healthline. 
Bac si Malaysia canh bao 10 dau hieu som cua suy than-Hinh-11
Bên cạnh đó, bác sĩ Abdul Rahim cũng giải thích rằng bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn nếu bạn đang bị các chứng bệnh như Huyết áp cao, tiểu đường, có tiền sử gia đình bị suy thận, hoặc tuổi trên 60. Ông khuyên mọi người rằng cần đi kiểm tra thận ít nhất một lần mỗi năm. Ảnh: MDLinx. 

Video "Đẩy lùi bệnh tật chỉ nhờ ăn 7 loại thực phẩm hàng ngày này". Nguồn: CSHP.