Kỳ lạ nơi các đôi yêu nhau bị cấm ăn chung...

(Kiến Thức) - Nổi tiếng với những đạo luật khắt khe, mới đây, tỉnh Aceh, một tỉnh tôn thờ Hồi giáo đến mức cực đoan ở Indonesia đã ra sắc lệnh mới, tuyên bố cấm nghiêm ngặt các cặp đôi chưa kết hôn được gặp gỡ trước khi kết hôn. 

Theo điều luật Hồi giáo mới này, những cặp đôi chưa kết hôn không được phép ăn cùng nhau ở những nơi công cộng. Các quan chức ra điều luật này cho biết, điều luật này giúp phụ nữ trở nên "ngoan ngoan hơn" và "cư xử tốt hơn".
Cụ thể, những phụ nữ ở quận Bireuen trên đảo Sumatra sẽ không thể gặp gỡ, nói chuyện hay cùng ăn uống với những người đàn ông khác ở nhà hàng và các quán cà phê, trừ khi họ đi cùng với chồng hoặc một người họ hàng gần gũi.
Ky la noi cac doi yeu nhau bi cam an chung...
 
Điều này cũng có nghĩa rằng, vào giờ ăn trưa, những đồng nghiệp khác giới tuyệt đối không được đi ăn cùng nhau. 
"Mục tiêu của điều luật này là bảo vệ phẩm giá của phụ nữ. Để họ cảm thấy thoải mái hơn, ngoan ngoãn hơn, cư xử tốt hơn và sẽ không làm bất cứ điều gì vi phạm luật Sharia (luật Hồi giáo)", theo Jufliwan, người đứng điều cơ quan luật Sharia địa phương.
Được biết, điều luật này cũng gây xôn xao khi lưu ý rằng những phụ nữ đi một mình hoặc không đi cùng gia đình không nên được phục vụ tại các nhà hàng và các quán cà phê sau 9h tối.
Ky la noi cac doi yeu nhau bi cam an chung...-Hinh-2
 
Theo tìm hiểu, Aceh là khu vực ở Indonesia thực hiện nghiêm khắc luật Sharia. Trong luật này cũng kết tội cả những người đồng tính luyến ái, những người chơi cờ bạc và uống rượu.
Nếu vi phạm luật Sharia, những người được coi là tội phạm sẽ bị xử phạt công khai bằng đòn roi, không những phải chịu đựng sự đau đớn về mặt thể xác, họ cũng phải chịu sự phỉ báng của mọi người xung quanh. 

Nai sừng tấm chết thảm vì những người ưa sống ảo

(Kiến Thức) - Con nai sừng tấm tội nghiệp đã chết đuối tại hồ Champlain, Vermont, Mỹ vì quá mệt mỏi, và vì hoảng loạn khi bị đám đông bu lấy, săn đuổi chỉ để chụp ảnh tự sướng cùng con vật.

Theo chia sẻ của Robert Currier, một nhà hoạt động vì quyền lợi động vật hoang dã, sự việc đau lòng xảy ra tại hồ Champlain, bang Vermont, Mỹ.
Một con nai sừng tấm đã bơi qua hồ Champlain từ New York đến South Hero, Vermont và đã lên bờ thành công. Tuy nhiên, ngay sau khi lên bờ, con vật tội nghiệp bị một đám đông phát hiện và bu quanh đòi chụp ảnh.

Có một nơi trên thế giới xem cái chết là quy phạm pháp luật

Không được chết kể cả vì tai nạn, nhưng nếu có chết thì người dân ở Longyearbyen cũng sẽ bị đưa đến một nơi khác để chôn cất.

Nơi kỳ lạ này chính là thị trấn nhỏ Longyearbyen, thuộc quần đảo Svalbard, Na-Uy, được biết Longyearbyen là vùng đất chuyên về khai thác than đá với dân số vỏn vẹn 2 nghìn người.
Thị trấn Longyearbyen.
 Thị trấn Longyearbyen.
Cách Bắc Cực không xa, Longyearbyen dễ dàng được nhận ra là một thị trấn bé nhỏ có thời tiết vô cùng khắc nghiệt khi nhiệt độ trung bình là -17°C đến -46,3°C. Nhưng chính thời tiết cực lạnh ở đây đã tạo nên một đạo luật mà người dân trong thị trấn nhất nhất phải tuân theo là "Tuyệt đối không được chết tại Longyearbyen".
 
Được biết, một bất ngờ lớn đã diễn ra vào năm 1918 khi cơn đại dịch cúm kéo đến châu Âu làm 500 triệu người mắc bệnh. Và không may khi có đến 11 người của Longyearbyen đã mất mạng. Nhưng khi dịch cúm kết thúc, người ta lại phát hiện ra thi thể của 11 người Longyearbyen được chôn bên dưới lớp băng dày không hề bị phân hủy dù chỉ một phần nhỏ.
 
Tuy nhiên chính quyền Longyearbyen vô cùng lo ngại khi thi thể của 11 người bị mất vì dịch cúm không chỉ còn nguyên vẹn mà virus cúm trong người họ cũng còn tồn tại nốt, để đảm bảo dịch bệnh không quay lại một lần nữa chính quyền ở đây đã đề ra một đạo luật có một không hai trên thế giới là không được chết tại Longyearbyen, nhưng nếu có chết cũng phải đem người nhà đến nơi khác để mai táng.
 
Một chuyên gia đến từ ĐH Khoa học và Công nghệ Na-Uy đã lý giải luật cấm người dân chết tại Longyearbyen rằng "Băng tuyết ở Longyearbyen không chỉ giữ các thi thể không bị thối rữa, mà còn đẩy chúng trồi lên trên mặt đất. Vì vậy, khi một gia đình trong thị trấn có người mới mất họ sẽ phải đưa người nhà đi một nơi thật xa để chôn cất".
 
Tuy nhiên, luật cấm chết tại Longyearbyen ngày càng khó thực hiện khi điều kiện sống ở thị trấn này ngày càng trở nên khắc nghiệt, hiểm họa từ thiên nhiên như động đất, lở tuyết hay gấu bắc cực tấn công người xảy ra thường xuyên.