Kỳ bí người phụ nữ dọn nhà trong giấc ngủ suốt 15 năm

Cô Anita Armitage, năm nay 40 tuổi, đã “vô tình” dọn dẹp trong lúc ngủ trong suốt 15 năm qua.

Theo tờ The Sun, việc làm kỳ lạ này là kết quả của chứng rối loạn giấc ngủ mà cô đang gặp phải.
“Khi tôi kiểm tra phòng bếp trong nhà, tôi không hề cảm thấy tự hào về khả năng dọn dẹp của mình mà chỉ thấy khó hiểu tại sao tôi lại có thể làm tốt như vậy. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng tôi đã làm tất cả những việc này trong trạng thái ngủ mê”, cô cho biết. “Thói quen ban đêm này là cơn ác mộng với tôi trong suốt 15 năm qua. Khi còn nhỏ, tôi cũng từng mộng du, khiến mẹ tôi phải tìm và đưa tôi trở lại giường. Thế nhưng, khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, tôi sẽ không nhớ gì cả”.
Những hành động cô thực hiện trong giấc ngủ nhanh chóng trở nên kỳ quặc hơn khi lớn lên. Theo lời cô kể, có lần chồng cũ của cô phát hiện cô đang ngồi ở hành lang, cầm chìa khóa xe để chuẩn bị đi làm.
“Dường như, lúc 2 giờ sáng tôi đã bật dậy, tắm rửa và mặc đồ, chuẩn bị đồ ăn trưa, làm bữa sáng và mang lên trên tầng. Tôi không thể nhớ bất kỳ thứ gì, thật là sốc và bối rối kinh khủng”, Anita nhớ lại.
Anita và người chồng Munawer của hiện tại.
Anita và người chồng Munawer của hiện tại. 
“Một vài năm về trước, khi tôi dậy căn nhà đầy mùi xịt đánh bóng sàn và bàn bếp. Khi kiểm tra, mọi nơi trong nhà bằng cách nào đó đã được dọn dẹp sạch sẽ”, người phụ nữ làm ngân hàng này chia sẻ. “Khi phát hiện ra nguyên nhân vấn đề, tôi đã tới gặp ngay bác sĩ. Thế nhưng tôi được bảo rằng không có giải pháp nào cả. Mọi việc trở nên tệ hơn khi tôi ly hôn, việc bị căng thẳng quá nhiều khiến gần như đêm nào tôi cũng bị mộng du”.
May mắn cho cô, người chồng Munawer hiện tại là 1 người rất thấu hiểu cho nỗi khổ của vợ. Với sự động viên của chồng, chị đã gặp bác sĩ thôi mien để khắc phục tình trạng đặc biệt này.
“Ngay trong buổi trị liệu đầu tiên, bác sĩ đã khuyên tôi nên cố thư giãn hơn bởi căng thẳng có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ. Chỉ sau 1 vài khóa trị liệu, tôi đã đạt được điều kỳ diệu: trong suốt 3 tuần sau đó, tôi không còn ‘tự động’ dọn dẹp trong lúc ngủ nữa”, cô vui sướng kể lại.
Theo The Sun, hiện tại Anita Armitage đã gần như khắc phục được chứng rối loạn giấc ngủ của mình. Tuy việc mộng du thỉnh thoảng vẫn diễn ra, tần suất đã không còn đáng kể nếu so với trước khi trị liệu. Anita cho biết rằng cô sẽ đầu tư thêm các khóa trị liệu trong tương lai để chấm dứt căn bệnh khốn khổ này.

Vì sao Nhật Bản đánh giá cao người hay ngủ gật?

Ở Nhật Bản, ngủ trên giường bị coi là lười biếng, nhưng ngủ gật nơi công cộng có khi lại được khen ngợi.

Thói quen ngủ của người Nhật là một điều gì đó rất thú vị và khác lạ về phía cạnh văn hóa và xã hội. Điều đó được đề cập trong bài viết “Nghệ thuật không ngủ của người Nhật” được đăng trên tạp chí CAM của đại học Cambrigde, Mỹ. Tác giả của bài viết là tiến sĩ Brigitte Steger, giảng viên cao cấp về nghiên cứu Nhật Bản hiện đại, Đại học Cambridge. Dưới đây là bài viết đã được lược dịch.
Thói quen ngủ của người Nhật là một điều gì đó rất thú vị và khác lạ.
Thói quen ngủ của người Nhật là một điều gì đó rất thú vị và khác lạ. 
Lần đầu tiên tôi nhận thấy thói quen ngủ gật nơi công cộng của người Nhật là cuối năm 1980, lần đầu tôi đến quốc gia này. Cuộc sống hàng ngày ở đây rất bận rộn. Ai cũng có một lịch trình kín mít với công việc và các cuộc hẹn và hầu như rất ít thời gian để ngủ.

Mỹ sẽ chuyển đại sứ quán tới Jerusalem vào cuối năm 2019

Ngày 22/1, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết nước này sẽ dời Đại sứ quán tại Israel tới thành phố Jerusalem vào khoảng cuối năm 2019.

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Israel tại Jerusalem, ông Pence thông báo Washington trong những tuần tới sẽ thúc đẩy kế hoạch mở Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem và sẽ mở cửa trước khi năm 2019 kết thúc, nhưng không nêu rõ thời điểm cụ thể. Phó Tổng thống Pence cho biết Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu những công tác chuẩn bị sơ bộ để dời Đại sứ quán từ Tel Aviv tới Jerusalem.