Kỳ bí cánh cổng ngoại ô sao chổi rìa Hệ Mặt trời

(Kiến Thức) - Một công trình mới do một nhà nghiên cứu của Đại học Trung tâm Florida dẫn đầu có thể làm thay đổi căn bản sự hiểu biết của chúng ta về cách sao chổi đến từ vùng ngoại ô của Hệ Mặt trời.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn của Anh tuần này, nhà khoa học Gal Sarid và các đồng tác giả đã mô tả việc phát hiện ra một "cửa ngõ" có quỹ đạo mà nhiều sao chổi đi qua nó trước khi chúng tiếp cận Hệ Mặt trời của chúng ta.

Ky bi canh cong ngoai o sao choi ria He Mat troi
 Nguồn ảnh: Space.

Cánh cổng này được phát hiện tượng tự cánh cổng cho các vật thể băng giá nhỏ di chuyển trên quỹ đạo hỗn loạn giữa sao Mộc và sao Hải Vương.

Trong một thời gian dài, con đường cửa ngỏ của thế giới sao chổi đã trở thành chủ đề bàn tán của giới thiên văn trong nhiều năm qua.

Những gì chúng tôi phát hiện ra là có mô hình cổng, hoạt động như một 'cái nôi của sao chổi'. Phát hiện này sẽ thay đổi cách chúng ta nghĩ về lịch sử của các vật thể băng giá thường hay tiếp cận Hệ Mặt trời.

Các nhà nghiên cứu cho biết, sự hiểu biết của chúng ta về sao chổi có liên quan mật thiết đến việc hiểu biết rõ hơn về thành phần ban đầu của hệ mặt trời và sự phát triển của các điều kiện cho khí quyển, sự sống phát sinh trong vũ trụ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Kinh ngạc "vụ phun trào năng lượng" dưới mây sao Mộc

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên, các nhà khoa học theo dõi một vụ phun trào năng lượng mạnh mẽ trên sao Mộc bằng cách nghiên cứu sâu khoảng 48 km dưới những đám mây che đậy Mộc tinh. 

Theo nghiên cứu, các quan sát mới này cung cấp những thông tin quan trọng, liên quan đến các lý thuyết về động lực học ẩn hình thành trên sao Mộc.

Những cơn bão mê hoặc của sao Mộc và dải khí đầy màu sắc khiến nó trở thành một trong những vật thể ăn ảnh nhất trong không gian, ít nhất là trong quang phổ ánh sáng nhìn thấy được.

Bắt gặp sao chổi màu xanh hiếm có C / 2016 R2

(Kiến Thức) - Sao chổi C / 2016 R2 trở thành sao chổi rực rỡ mới bất ngờ lọt vào tầm quan sát của giới thiên văn học quốc tế, có thể thấy sao chổi có một quỹ đạo lập dị nghiêng ở một góc 58 độ so với Mặt trời.

C / 2016 R2 (PanSTARRS) là một sao chổi mới đến từ vùng Oort Cloud ở xa Hệ Mặt trời, mang đuôi ánh sáng cấu trúc khuếch tán phức tạp, màu xanh nhạt, giàu carbon do nhà thiên văn học Paris Nicolas Biver bất ngờ tìm thấy.

Bat gap sao choi mau xanh hiem co C / 2016 R2
Nguồn ảnh: phys.