Kinh ngạc phát hiện nhiều rặng núi kỳ quái trong Milky Way

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney, Úc công bố họ đã tìm thấy một dạng địa hình mới kiểu như những rặng núi và mái vòm trong thiên hà Milky Way. Họ đã thử tái tạo trong các mô hình này trong máy tính lượng tử.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu tập trung vào một loạt tám rặng núi trong thiên hà Milky Way xếp cạnh nhau. Chúng thực chất là những dãy núi sao sáng xếp chồng thành từng khối kỳ quái.

Dữ liệu của Đài Quan sát Gaia cho thấy các đường vân, được kẹp vào nhau ở lớp giữa của Milky Way, mỗi dải có các bộ sao độc đáo làm nổi bật đỉnh các dãy núi sao.

Kinh ngac phat hien nhieu rang nui ky quai trong Milky Way
Nguồn ảnh: Space. 

Bên cạnh đó, họ cũng nhận định, điểm đặc thù là các ngôi sao trong dãy núi sao này có các thành phần nguyên tố tương tự như mặt trời. Vì thành phần nguyên tố có thể gợi ý rõ độ tuổi sao.

Điểm thú vị thứ hai đó là, những ngôi sao trẻ trong núi sao này hầu như không bị phân tán nhiều như những ngôi sao già, điều này giúp hiểu được các đường vân thiên hà Milky Way hình thành như thế nào.

Ngoài ra, lực ma sát giữa các ngôi sao, khí và bụi trong thiên hà có thể dẫn đến việc tạo ra các kiểu địa hình đặc biệt như thế này.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực. 

Kinh ngạc hình ảnh siêu nét về sao Mộc

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng không gian Hubble thu được một hình ảnh chi tiết của sao Mộc vào ngày 27/ 6/2019, khi Mộc tinh đạt khoảng cách 400 triệu dặm (644 triệu km) từ Trái đất, mô phỏng Great Red Spot và những đám mây xoáy.

Màu sắc và những thay đổi của các đối tượng cung cấp manh mối quan trọng cho các quá trình đang diễn ra trong bầu khí quyển của sao Mộc. Các dải được tạo ra bởi sự khác biệt về độ dày và chiều cao của các đám mây băng amoniac. Các dải màu sặc sỡ, di chuyển theo hai hướng ngược nhau ở các vĩ độ khác nhau, là kết quả của các áp suất khí quyển khác nhau.

Bên cạnh đó, Great Red Spot là một cơn bão giống như lốc xoáy ở phía nam xích đạo của sao Mộc.

Sửng sốt nhận định về số lượng lỗ đen trong thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Nhận định liên quan tới số lượng lỗ đen tồn tại trong thiên hà Milky Way gây tò mò giới khoa học.

Sung sot nhan dinh ve so luong lo den trong thien ha Milky Way
Nhà nghiên cứu James Bullock thuộc Đại học California, Irvine (UCI) tại Hoa Kỳ công bố rằng thiên hà Milky Way là nơi chứa hơn tận 100 triệu lỗ đen. Nguồn ảnh: Zeenews.

Bất ngờ ngôi sao nghèo nàn kim loại nhất trong Milky Way

(Kiến Thức) - SMSS J160540.18-144323.1, một ngôi sao khổng lồ màu đỏ cực nghèo kim loại nằm trong quầng sáng của Milky Way, cách Trái đất khoảng 35.000 năm ánh sáng, chứa một lượng sắt thấp kỷ lục, theo một nghiên cứu mới cho thấy.

Những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ được cho là chỉ bao gồm có hydro và heli, cùng với dấu vết của lithium.

Những yếu tố này được tạo ra ngay sau hậu quả của vụ nổ Big Bang, trong khi tất cả các yếu tố nặng hơn đã xuất hiện từ sức nóng và áp lực từ các vụ nổ siêu tân tinh thảm khốc.